Ngân hàng đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế

2020-04-13 11:26:50 0 Bình luận
Một trong những cam kết đáng chú ý tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19 diễn ra sáng ngày 10/4/2020 toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế như chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Ngân hàng đáp ứng đủ vốn

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, toàn ngành Ngân hàng đã và đang triển khai quyết liệt, mạnh mẽ và có hiệu quả các giải pháp về điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, tập trung các nguồn lực cho ngành Ngân hàng thực hiện kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp (DN) và người vay vốn bị thiệt hại bởi dịch bệnh.

NHNN đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để duy trì ổn định vĩ mô, trong đó tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá và đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Trong công tác điều hành tỷ giá, NHNN đã chuẩn bị các kịch bản khác nhau để ứng phó với các tác động quốc tế cũng như diễn biến trong nước. Trong 3 tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ diễn biến ổn định, tỷ giá VND biến động trong biên độ khoảng 1,3-1,5%; có thể nói là ổn định so với sự biến động rất mạnh của tỉ giá các đồng tiền một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thị trường ngoại hối của Việt Nam hoạt động thanh khoản được đảm bảo, tất cả các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đều được đáp ứng.

“NHNN cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng hoàn toàn có đủ năng lực và công cụ để kiểm soát và giữ ổn định thị trường ngoại tệ và tỉ giá. Chúng tôi cũng sẵn sàng các phương án can thiệp vào thị trường ngoại tệ khi cần thiết liên quan đến các diễn biến bất lợi. Từ đầu năm đến nay, chúng ta chưa phải can thiệp ngoại tệ vào thị trường. Với nguồn lực dự trữ của Việt Nam hiện nay trên 84 tỉ USD, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô”, Thống đốc Lê Minh Hưng nhấn mạnh.

                     Nguồn: NHNN

Theo Thống đốc, các mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỉ giá trong những năm qua là yếu tố hết sức then chốt để tăng sức chống chịu của nền kinh tế. Theo các chuyên gia nước ngoài cũng như đánh giá của NHNN, nếu không có sự ổn định vĩ mô mà Việt Nam duy trì được trong những năm qua thì tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế đất nước sẽ còn nghiêm trọng hơn. Việc Việt Nam tập trung kiểm soát tốt lạm phát thời gian qua đã góp phần rất quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Đây cũng là nền tảng quan trọng và then chốt, là cơ sở để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ hơn sau dịch.

Về điều hành tín dụng và lãi suất, đến ngày 31/3/2020, tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Đây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng hầu như không tăng trong 2 tháng đầu năm, đến tháng 3 đã có bước tăng trưởng tích cực. Năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900 nghìn tỉ đồng đến 1,1 triệu tỉ đồng, tức là mức tăng dự báo khoảng 11-14%. Trong bất kì tình huống nào, NHNN cũng sẽ điều hành hoạt động ngân hàng để đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch cũng như phục hồi sau dịch với mức lãi suất cho vay thấp hơn.

Để đối phó với các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, NHNN cũng đã chỉ đạo, có các giải pháp mạnh mẽ về lãi suất, ban hành các quy định đầy đủ. Về lãi suất, từ cuối năm 2019 và đặc biệt từ tháng 3/2020, NHNN đã chủ động kịp thời điều chỉnh giảm các lãi suất điều hành ở mức giảm khá mạnh từ 0,5-1% các mức lãi suất điều hành. Bên cạnh việc tập trung đáp ứng vốn tín dụng cho người vay vốn, NHNN đã chủ động thực hiện một số các biện pháp ngay để hỗ trợ DN và người dân, đặc biệt là ban hành Thông tư 01 ngày 13/3/2020; Tạo điều kiện cho khách hàng vay vốn được cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả khoản gốc và lãi) đối với khoản vay đến hạn trả nợ trong thời gian từ ngày 23/1/2020 (ngày Thủ tướng Chính phủ tuyên bố dịch) cho đến sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng công bố hết dịch mà không bị chuyển nợ quá hạn không phải trả gốc, lãi trong giai đoạn này và vẫn tiếp tục được vay mới. Các TCTD công khai minh bạch các thủ tục điều kiện với khách hàng và định kì báo cáo kết quả thực hiện. Đây là những giải pháp quan trọng, cần thiết để hỗ trợ dòng tiền và thanh khoản cho DN và khách hàng vay vốn tiếp tục duy trì và phục hồi sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh còn đang diễn biến hết sức phức tạp. Các TCTD tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ ảnh hưởng của dịch đối với khách hàng, tổ chức triển khai nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi đối với các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh; Tiếp tục yêu cầu các TCTD cắt giảm chi phí hoạt động, lương, thưởng, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính, không chia cổ tức bằng tiền mặt, tập trung mọi nguồn lực nhằm giảm mạnh lãi suất cho vay, miễn giảm phí thanh toán qua hoat động ngân hàng, qua đó hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với khách hàng vay vốn.

Chủ động phối hợp với các địa phương, Hiệp hội, ngành hàng, các đơn vị có liên quan trên địa bàn toàn quốc nắm bắt khó khăn, vướng mắc, qua đó kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn và chia sẻ với DN, người dân.

Các TCTD đã đồng thuận rất cao để giảm 2% lãi suất cho vay đối với các khoản dư nợ hiện hữu cũng như các khoản vay mới. Kết quả triển khai cho đến nay, đối với các TCTD, tổng số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm lãi cho vay mới khoảng trên 300 nghìn tỉ đồng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là khoảng 18 nghìn tỉ đồng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất là khoảng 126.500 tỉ đồng, cho vay mới với doanh số cho vay khoảng xấp xỉ 180 nghìn tỉ đồng.

Theo đánh giá sơ bộ của NHNN thì tác động của dịch Covid-19 đối với dư nợ của hệ thống ngân hàng hiện nay là khoảng 2 triệu tỉ đồng, tức là 23% dư nợ hiện hữu của hệ thống ngân hàng có thể chịu tác động của dịch bệnh. NHNN phải tiếp tục có những biện pháp mạnh mẽ, chỉ đạo các TCTD đồng hành cùng với khách hàng vay vốn, đặc biệt là các DN, người dân vay vốn để tiếp tục có các giải pháp triệt để và hiệu quả hơn trong thời gian tới.

               Nguồn: NHNN

Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với trên 40 nghìn khách hàng với dư nợ tín dụng khoảng 1.400 tỉ đồng. Cho vay mới với hơn 275 nghìn khách hàng, doanh số cho vay là khoảng 12 nghìn tỉ đồng. Thủ tướng xem xét giảm lãi suất cho vay một số đối tượng, một số chương trình vay của NHCSXH để giảm bớt khó khăn cho đối tượng chính sách.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành đảm bảo cung ứng và cam kết đáp ứng đầy đủ nguồn vốn cho nền kinh tế với lãi suất thấp hơn; tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thị tường trong nước và quốc tế để có các điều chỉnh về chính sách tiền tệ mạnh hơn nữa nếu cần thiết. NHNN cũng sẽ khẩn trương xem xét chỉnh sửa các quy định của pháp luật nếu cần để đáp ứng nhanh các yêu cầu phòng chống dịch bệnh trong hệ thống ngân hàng.

Chỉ đạo toàn bộ hệ thống ngân hàng triển khai mạnh mẽ các biện pháp về lãi suất và cơ cấu lại nợ, cho vay mới trên phạm vi toàn quốc. NHNN mong muốn các bộ ngành, địa phương cũng như các sở, ban ngành, các Hiệp hội trên các địa bàn phối hợp chặt chẽ với chi nhánh NHNN trên địa bàn và toàn ngành Ngân hàng để triển khai hiệu quả trong thời gian tới.

Thống đốc NHNN cũng kiến nghị Bộ KH&ĐT chủ trì, thường xuyên có đánh giá tác động của dịch bệnh lên tổng thể nền kinh tế và kiến nghị các giải pháp, kể cả các giải pháp về công cụ chính sách tiền tệ, kịp thời có các giải pháp hỗ trợ để giữ ổn định cũng như cũng như giúp cho năng lực hồi phục của nền kinh tế. Thời gian qua, NHNN đã chủ động tham mưu cho Thủ tướng để báo cáo số nợ cho Bộ LĐTB&XH, tới đây trong gói của Nghị quyết an sinh xã hội, NHNN sẽ hướng dẫn NHCSXH thực hiện các thủ tục cho vay tái cấp vốn của NHNN cho NHCSXH khoảng 16 nghìn tỉ đồng với lãi suất 0% để cho vay người lao động bị ngừng việc tạm thời.

Ngân hàng ngoại nhập cuộc hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19

Viêt Nam hiện có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động, bao gồm HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan, Woori, UOB, CIMB, Hong Leong Bank, và Public Bank Berhad. Một số ngân hàng ngoại tại Việt Nam mới đây đã công bố các gói cứu trợ để giúp Việt Nam và các khu vực khác ứng phó với các tác động do đại dịch Covid-19 gây ra. Ngân hàng Standard Chatered công bố triển khai gói cứu trợ toàn cầu trị giá 50 triệu USD để trợ giúp các khu vực và cộng đồng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Việt Nam là một trong các khu vực sẽ được hưởng lợi từ gói cứu trợ này.

Theo đó, Standard Chatered sẽ hỗ trợ ngay lập tức 25 triệu USD cho công tác cứu trợ khẩn cấp tại những thị trường chịu tác động nặng nề nhất trong đại dịch. Trong trung hạn, ngân hàng sẽ dành 25 triệu USD để giúp đỡ cộng đồng phục hồi và phát triển kinh tế. Trên tổng số tiền quyên góp được từ nhân viên và các nhà từ thiện, ngân hàng sẽ đóng góp một khoản tương đương cho đến khi hoàn thành mục tiêu gây quỹ 50 triệu USD.

Trong khi đó, Ngân hàng HSBC đã quyên góp 25 triệu USD (589 tỉ đồng) để hỗ trợ các tổ chức y tế quốc tế, giúp đỡ những nhóm người dễ bị tổn thương và đảm bảo an ninh lương thực trên toàn thế giới. Số tiền 15 triệu USD trong đó sẽ được giải ngân ngay, trong khi 10 triệu USD còn lại được dành riêng cho các cam kết hỗ trợ hỗ trợ tác động của dịch Covid-19 trong dài hạn. Cụ thể, 1,75 triệu USD đã được HSBC sử dụng cho các nỗ lực cứu trợ ở Trung Quốc và Ấn Độ, bên cạnh các khoản quyên góp thông qua quan hệ đối tác từ thiện lâu dài ở Hồng Kông (Trung Quốc) và trên khắp châu Á. Việt Nam cũng được ngân hàng này cam kết một khoản tiền khoảng 130.000 USD (hơn 3 tỉ đồng) cho các công tác phòng chống dịch Covid-19.

Vào cuối tháng 3, Ngân hàng Shinhan Việt Nam đã trực tiếp ủng hộ 5 tỉ đồng cho công tác phòng chống dịch Covid-19 của Chính phủ Việt Nam thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tại Việt Nam, Standard Chartered hồi đầu tháng 4 đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm hỗ trợ khách hàng cá nhân và DN giảm nhẹ gánh nặng tài chính trong bối cảnh dịch Covid-19.

Các giải pháp hỗ trợ bao gồm miễn hoặc giảm lãi vay, cung cấp tín dụng hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh và tái cơ cấu thời hạn trả nợ. Việc tái cơ cấu thời hạn trả nợ sẽ được xem xét cho các khoản vay chưa chuyển thành nợ quá hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày và có kỳ hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến thời điểm liền sau 90 ngày kể từ khi Chính phủ công bố hết dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Ngân hàng sẽ xem xét các phương án hỗ trợ khi khách hàng có yêu cầu và phê duyệt theo từng trường hợp, ưu tiên các DN bị thiệt hại nghiêm trọng do dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, các DN Việt Nam cũng có thể nhận hỗ trợ từ gói tài chính 1 tỉ USD theo cam kết toàn cầu của Standard Chartered dành cho các DN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và các DN có kế hoạch chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm có nhu cầu cấp thiết để ngăn chặn đại dịch.

Các đối tượng thuộc phạm vi hỗ trợ của gói tài chính bao gồm các DN tham gia vào công tác phòng chống dịch Covid-19, bao gồm các DN sản xuất và phân phối trong lịch vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe cũng như các công ty không hoạt động trong lĩnh vực y tế nhưng tình nguyện tham gia vào sản xuất các sản phẩm như máy trợ thở, mặt nạ, khẩu trang, các dụng cụ bảo vệ, các sản phẩm và dụng cụ vệ sinh và các mặt hàng tiêu dùng liên quan khác.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tăng cường cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Theo thông tin từ Đại sứ quán Mỹ ngày 13/9, nhân kỷ niệm một năm nâng cấp lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, phái đoàn thương mại với hơn 100 thành viên do Thứ trưởng phụ trách Đối ngoại Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Alexis Taylor dẫn đầu, đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
2024-09-14 10:46:13

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:
2024-09-13 17:20:01

Nam Định: Trao học bổng Tiếp sức đến trường

Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Đại Phong trao tặng 527 suất quà, tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng cho 390 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2024-09-13 10:07:20

Vận dụng phương châm 4 tại chỗ trong khắc phục hậu quả bão, lũ

Ngày 7/9/2024 cơn bão số 3 có tên quốc tế là YAGI đã đổ bộ vào miền Bắc nước ta gây ra thiệt hại rất lớn cho các tỉnh ven biển và Thủ đô Hà Nội. Sau đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão đã gây ra mưa lớn nhiều ngày trên diện rộng, hậu quả là hàng vạn ngôi nhà bị sập, đổ, tốc mái, ngập sâu trong nước. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc hạ tầng kinh tế - xã hội bị hư hỏng nặng khiến sản xuất bị đình trệ; hàng trăm người chết, mất tích và bị thương.
2024-09-13 09:39:25

Hải Phòng tổ chức thăm hỏi người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bão số 3

Cùng với công tác khắc phục hậu quả, các tổ chức, đoàn thể TP.Hải Phòng tích cực thăm hỏi, động viên người dân bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 và đã có những chỉ đạo kịp thời giúp nhân dân ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất kinh doanh.
2024-09-13 08:46:02

Thư của Chủ tịch Hiệp hội VAIDE trong đợt bão số 3

AHLĐ Trần Hồng Quảng- Thương binh 1/4, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và Người khuyết tật Việt Nam (VAIDE) vừa có thư thăm hỏi người dân, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 Yagi cũng như động viên tinh thần của các cán bộ, người lao động trực thuộc đơn vị hội viên của Hiệp hội.
2024-09-12 20:41:40
Đang tải...