Ngày này năm xưa - chuyện bây giờ mới kể

2020-04-01 15:05:14 0 Bình luận
Suốt đêm ấy gần như không ngủ, tiểu đội có tám lính thì phải chia làm hai nhóm để cảnh giới ra phía đường 1, vì sợ địch lợi dụng đêm tối chạy về hướng đèo Cả.

Mới 5 giờ sáng, anh nuôi đã mang đến tận tay cho mỗi người một nắm cơm nho nhỏ với tý muối vừng, ăn vội vàng rồi lại súng đạn, để sẵn sàng chờ địch tới. Mới vậy mà đã một ngày, hai đêm trụ lại và choảng nhau với địch ở cái đầm lầy gần cầu sông Ván này rồi (sau này đọc sử Trung đoàn 64 mới biết hôm đó chiếm lĩnh trận địa tiến công gần cầu sông Ván). Cỡ tiểu đội trưởng bộ binh ngày ấy cần gì địa danh chỉ cần chỗ nào địa lợi để đào được công sự chiến đấu là may rồi.

Nhớ lại đêm 30/3/75, được mấy cô du kích dẫn đường, cả tiểu đoàn 8 bí mật luồn qua những xóm ấp im ắng trong đêm tối, thi thoảng vẳng lại tiếng chó sủa, tiếng súng lẹt đẹt của lính địch bắn vu vơ. Lúc thì vượt kênh, vượt máng, lúc lội ruộng, lội đầm. Đêm cuối tháng 2 âm lịch, trời tối đen như mực, cứ bám lấy nhau mà đi, mặc cho muỗi đốt, đỉa bám vào đùi, vào bụng. Mãi gần sáng mới tới vị trí chiếm lĩnh, dựa vào những tảng đá mồ côi bên đầm nước, chúng tôi đào vội hố chiến đấu nông choèn. Mờ sáng đã thấy đủ loại xe tải, xe ca chở người, chở đồ đạc chạy từ Tuy Hòa về hướng đèo Cả, gần trưa thì thấy xe quân sự chở lính chạy qua, chạy lại. Bọn mình nổ súng và xuất kích chặn đánh nhưng không ra được đường 1, vì đầm nước chắn ngang phía trước. Pháo, cối địch từ núi Một, từ đèo Cả bắn phá ác liệt vào trận địa quân ta, may mà có ít hang động nhỏ dưới chân núi nên cũng đỡ thương vong. Được tin Độ C6 hy sinh, mình chạy vội sang thì thấy Độ cùng mấy anh em đồng đội nằm bất động, máu đẫm thân mình, nghe nói một quả cối 81 của địch lọt qua lỗ hổng trên nóc hang đá, cả tiểu đội bị thương và hy sinh. Nhìn thân hình cao to của Độ nằm đấy, nước mắt cay xè khi chợt nhớ cái đêm hành quân đi B dừng chân chờ tầu hỏa ở trạm Quân sự Thường Tín, vốn cùng trung đội huấn luyện tân binh hồi cuối năm 1972 tại D76/F304B, nó rỉ tai chúng tôi: “Nhà tao gần đây, tao ghé về thăm bố mẹ một lát rồi quay lại ngay, tao không đảo ngũ đâu mà lo, mẹ kiếp vào chiến trường đánh nhau rồi biết sẽ thế nào”.

Ảnh chụp kỷ niệm của tác giả

Vào Tây Nguyên biên chế về tiểu đoàn 8, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320A, thì tôi về đại đội (C) 7 còn nó thì về C6. Vốn to cao nên nó được giao giữ súng hỏa lực cho đại đôi. Chẳng ngờ hôm nay...đau thương nào tả xiết.

Cả ngày hôm qua cứ nằm trong núi bắn súng ra đường 1, mỗi khi có xe quân sự địch chạy qua. Sáng nay có lệnh khi nghe tiếng súng đơn vị bạn đánh vào thị xã Tuy Hòa thì bằng mọi giá phải xuất kích ra chặn đường rút chạy của quân địch. Mãi gần đến trưa khi tiếng súng đơn vị bạn đánh chiếm hướng thị xã Tuy Hòa tạm lắng thì đoàn xe quân sự địch xen kẽ xe dân ùn ùn chạy tới, chúng tôi nổ súng và tìm mọi cách vượt đầm nước dưới làn đạn hỏa lực trên xe bọc thép của địch để ra đường 1, vừa đánh xe địch vừa phải tránh thương vong cho xe dân, đã có lúc phải xử trí tình huống vô cùng nan giải khi thấy lính địch bám lên xe dân chạy qua, đành phải nâng cao nòng súng bắn uy hiếp và cho chúng chạy qua, cũng chính vì vậy mà chúng tôi đã để khá nhiều xe địch chạy thoát về hướng đèo Cả.

Buổi chiều hôm ấy đại đội chúng tôi được lệnh vượt qua đường 1 hướng ra phía biển để tiếp tục truy chặn tàn quân địch. Chiều tối dừng chân tại một xóm nhỏ nhờ nhà dân nấu ăn, tôi giật mình khi phát hiện túi đựng tăng võng của mình để quên tại nơi nghỉ đêm qua, vừa lo lắng phàn nàn với anh em cùng tiểu đội thì lát sau cô chủ nhà cầm một cái võng ni lon mầu xanh đưa cho tôi và bảo đây là võng của anh trai em là du kích xã bị địch bắt lâu rồi chẳng được tin gì, anh giải phóng lấy đi mà xài mà đánh địch dài dài. Đang chần trừ thì cậu Long cùng tiểu đội đã cảm ơn chủ nhà rồi nhét cái võng vào gùi đựng đạn chống tăng B40 của tôi. Cái võng này theo tôi đến ngày giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước.

Hồi cuối năm 1976, khi học tại trường Hạ sĩ quan Quân đoàn 3 ở Dục Mỹ, chẳng biết nghĩ thế nào mà tôi và Phí Văn Thiềm lính đại đội hỏa lực 14 trung đoàn quyết định cắt cái võng ấy ra may thành áo cho mỗi anh em một cái mặc mãi cho đến khi vào cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ Quốc tế tại Cam Pu Chia trở về thì cùng bị thất lạc đâu đấy.

Cũng trong tối hôm ấy, tiểu đội chúng tôi được giao nhiệm vụ cảnh giới trên tuyến đường sắt từ Phú Yên vào Khánh Hòa. Trời mưa tầm tã, phía đông đường sắt nghe rõ tiêng sóng biển vọng vào. Tìm mãi mới thấy một đường hầm chui dưới đường sắt, chia nhau ngồi trên đường ray cảnh giới còn thì dựa lưng vào nhau vừa trú mưa vừa ngủ gật dưới đường hầm. Nửa đêm đến phiên gác, ngồi trên đường sắt căng mắt xuyên đêm nhìn phía trước, tay lăm lăm nắm khẩu súng trung liên RPD sẵn sàng nhả đạn. Đang lơ mơ nghĩ ngợi mung lung thì chợt nhìn thấy bóng người từ dưới ruộng nước hướng địch bò lên cách chỗ ngồi cảnh giới vài ba mét thôi. Tay đặt vào vòng cò tôi quát lớn: Giơ tay lên. Tên địch bỏ chạy, tôi xiết cò, một loạt súng trung liên nổ ròn. Nghe tiếng súng, anh em trong cả tiểu đội chạy lên, các loại đèn pin cổ thẳng, cổ ngéo (chiến lợi phẩm) thu được lâu nay phát huy hết tác dụng truy tìm tung tích kẻ địch mà chẳng thấy đâu. Ngồi lại một mình căng mắt nhìn về phía trước mà cứ ngổn ngang suy nghĩ, không biết có phải tên địch đã chạy thoát rồi không, mà thoát làm sao khi mình bắn từ cự ly gần thế, nếu là tàn quân rút chạy sao chỉ có một mình hắn...

Trời sáng hẳn, cả tiểu đội lần nữa tìm kiếm mà chẳng thấy dâu vết “Tên địch” đâu cả, chỉ thấy vết đạn đêm qua cầy trên thanh tà vẹt. Mọi người lo thu dọn vũ khí trang bị để quay về trung đội, chẳng ai quan tâm đến chuyện xảy ra đêm qua nữa. Mình nhận ra rằng mấy đêm căng thẳng mệt mỏi lại khuya khoắt vắng lặng một mình chắc tưởng tượng ra thằng địch mà thôi. Nhiều năm sau cứ tới dịp này nghĩ lại vẫn tủm tỉm một mình chẳng dám kể cho ai nghe.


Ngày còn đang công tác, nhất là những năm đầu thập kỷ 90. Sư đoàn 860/Quân khu 5 được biên chế về Quân đoàn 3, Sở chỉ huy đóng ngay trên bãi biển thị xã Tuy Hòa, lại có anh Dương Văn Niên là Sư phó kiêm Tham mưu trưởng (đã mất gần chục năm rồi), là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 8 của chúng tôi thời đánh địch ở Tây Nguyên; Lại có cả Nguyễn Quốc Hội, bạn học tại trường Hạ sĩ quan Quân đoàn (Khóa THS -23) đang là trung đoàn trưởng một trung đoàn của F860.

Hàng năm mình có dịp thường xuyên qua lại Phú Yên, đèo Cả, cầu sông Ván, cầu Đà Rằng, núi Một...cứ mãi là những địa danh không bao giờ có thể quên được.

Hôm nay 01/4 lại đúng ngày đầu tiên thực hiện quy định cách ly toàn xã hội của Chính phủ để chung tay phòng chống và dập tắt dịch COVID - 19. Ngồi nhà ghi lại vài kỷ niệm 45 năm đã qua cùng chia sẻ với các đồng đội cùng thời, cùng lính F320, lính E64, lính D8, lính C7 và nhất là tới các CCB lính trung đội 3, tiểu đội 8 của tôi đang sinh sống cùng gia đình, con cháu ở Thanh Ba, Phú Thọ... và các nơi khác trong cả nước nữa nhé.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...