Nghệ An: Xây dựng phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo bảo đảm chính sách đối với người có công

2022-07-04 08:01:50 0 Bình luận
Phát huy truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Vừa qua, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đã ban hành Công văn số 763-CV.BTGTU về việc tuyên truyền kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27.7.1947 – 27.7.2022).Qua đó, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đối tượng thụ hưởng chính sách, bồi đắp, xây dựng niềm tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nghệ An là địa phương giàu truyền thống cách mạng. Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, tỉnh Nghệ An có số lượng lớn người tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Đến nay, Nghệ An xác nhận, công nhận hơn 124.270 người có công. Trong đó, có hơn 45 nghìn liệt sĩ, hơn 5.000 cán bộ lão thành cách mạng, hơn 2.700 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng,…. Toàn tỉnh có hơn 68 nghìn đối tượng đang hưởng trợ cấp hằng tháng, với kinh phí hơn 136 tỉ đồng. Tỉnh còn ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công, tổ chức tốt các phong trào đền ơn đáp nghĩa...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị các địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh từ nay đến ngày kỷ niệm Ngày thương binh - Liệt sĩ 27.7, tập trung tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về truyền thống đấu tranh cách mạng, sự hy sinh, cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, đồng bào, chiến sĩ trong các cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, hòa bình, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tỉnh Nghệ An tổ chức lễ đón nhận, truy điệu và an táng 103 hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trên đất bạn Lào tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Nghi Lộc.

Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp tuyên truyền, chỉ đạo việc thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người có công và thân nhân; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng trong 75 năm qua, nhất là kết quả 16 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 14.12.2006 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thương binh, liệt sĩ, người có công” và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; 5 năm thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 19.7.2017 của Ban Bí thư về “Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác người có công với cách mạng”.

Trong đó nhấn mạnh những kết quả nổi bật trong việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện chính sách pháp luật, chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ, người có công…

Tổ chức các hoạt động về nguồn, thăm địa chỉ đỏ cách mạng, thắp nến tri ân, dâng hương, dâng hoa tại các nghĩa trang liệt sĩ; chỉnh trang, sửa chữa, tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn; thăm hỏi, động viên, giúp đỡ các gia đình chính sách.

Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt chủ trương của Đảng, các chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đảm bảo nguyên tắc công khai, đầy đủ, kịp thời, để nhân dân biết thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách.

Đấu tranh phê phán những biểu hiện tiêu cực trong triển khai thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, liệt sĩ và người có công; đề xuất, kiến nghị giải pháp thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý của cấp uỷ, chính quyền cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thẩm định và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượng, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng quy định. Các cấp, các ngành và địa phương phải tập trung cao độ để giải quyết những tồn tại, tồn đọng về mặt chính sách đối với những người có tham gia kháng chiến bị thương, hy sinh, bị phơi nhiễm chất độc hóa học.

Đồng thời, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An đề nghị các cơ quan báo chí, truyền thông xây dựng chuyên trang, chuyên mục đưa tin truyên tuyền về chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm tại các địa phương trong tỉnh; xây dựng tin, bài về những gương điển hình trong lao động, học tập, công tác, vượt khó vươn lên của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu và những ký ức về trận chiến tháng 4 lịch sử

Ký ức đầu tiên nhưng cũng là trận đánh làm ông nhớ mãi vào năm 1970. Đó là trận tiêu diệt cụm bộ binh cơ giới Mỹ ở Sáp Đá Mài – Tân Kim – Cam Lộ – Quảng Trị đêm ngày 4 rạng sáng ngày 5 tháng 4 năm 1970. “Lúc đó tôi là Đại đội trưởng Đại đội 2 của Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 27 của mặt trận B5...
2024-10-24 16:02:56

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho người khuyết tật ở nước ta hiện nay

Người khuyết tật (NKT) thường đối mặt với vô vàn thách thức trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục - hai yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng nền tảng phát triển toàn diện và hội nhập xã hội cho mọi cá nhân. Việc tiếp cận không đầy đủ các dịch vụ này khiến NKT bị hạn chế về cơ hội, cản trở quá trình hòa nhập cộng đồng và tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc trong xã hội.
2024-10-24 14:35:00

Nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm: Thực tiễn và giải pháp từ Đảng bộ huyện Điện Biên

Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và phức tạp của cấp ủy và UBKT các cấp, đòi hỏi người cán bộ khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phải có trình độ, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn; khéo léo vận động, thuyết phục, kể cả đấu tranh làm cho đối tượng được kiểm tra khắc phục tâm lý lo sợ, tự ti, mặc cảm, định kiến, phản ứng, thiếu hợp tác trở nên tự giác, chủ động phối hợp trong quá trình kiểm tra. Trong những năm qua, đảng bộ huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, nhiều vụ việc kéo dài nhiều năm đã được xử lý kịp thời, góp phần quan trọng củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
2024-10-24 14:25:00

Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất: Bước tiến đáng tự hào trong thể thao người khuyết tật

Trong hai ngày 22 và 23/10/ 2024, tại Hội Người Mù tỉnh Ninh Bình, vòng chung kết Giải bóng bàn dành cho người khiếm thị mở rộng lần thứ nhất đã diễn ra với sự tham gia của 32 vận động viên.
2024-10-24 09:25:54

Quận Hoàn Kiếm: Tổ chức khóa học nghề thủ công cho người khuyết tật

Ngày 22/10/2024, tại quận Hoàn Kiếm, Hội Người Khuyết tật quận phối kết hợp với Viện Nghiên cứu Ứng dụng Mỹ thuật Sản phẩm Làng nghề Việt Nam tổ chức khóa học Nghề thủ công Hoa Vải tái chế & Khâu Chần Bông cho người khuyết tật (NKT) trên địa bàn.
2024-10-24 09:13:22

Chùa Phúc Khánh - Nguồn tâm huyết an vui, thịnh vượng

Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, theo đường TL490C chúng tôi về thôn 6, xóm Xuân Dương, xã Nam Thái, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định viếng thăm chùa Phúc Khánh - Ngôi chùa tình thương có kiến trúc đẹp mắt, trang nghiêm tại một vùng quê thanh bình đang từng ngày đổi mới.
2024-10-24 09:00:44
Đang tải...