Nghề buôn trong tâm thức người Việt

2018-10-13 11:41:11 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Chúng ta thường nói phụ nữ Việt Nam thạo nghề buôn bán. Nhưng cũng từ đó mà xưa kia, người ta quan niệm rằng buôn bán là việc của đàn bà. Vậy đàn ông thì làm gì? Nếu không làm ruộng hay thợ thủ công, thì làm học trò, dù không đỗ đạt thì cũng cố kiếm một chân cống sinh hay ông đồ. còn việc đi buôn ít người nghĩ đến. Vì thật ra buôn bán thời xưa ở nước ta chỉ là buôn bán nhỏ, chạy từ chợ này qua chợ khác, chứ làm gì có phú thương nào có được danh vọng trong xã hội.

Ảnh minh họa. Nguồn Internet


Do đó việc buôn bán bị coi là nhỏ mọn, không xứng với đấng nam nhi. Và thực ra lịch sử gần một nghìn năm tự chủ, chưa có triều đại nào có thương thuyền đi buôn bán với nước ngoài. Ngoại thương chỉ thực hiện ở các thương cảng hoặc chợ biên giới, do nhà nước nắm quyền, thu hút thương nhân nước ngoài đến buôn bán là chủ yếu. tầng lớp thương nhân Việt Nam vì vậy mà èo uột, không thành một tầng lớp có tiếng nói trong xã hội.

Cách đây hơn chục năm, một anh bạn đồng nghiệp ở một thị xã miền núi Việt Bắc xuống Hà Nội chơi, có nhận xét với tôi: Mình thấy ở Hà Nội ra chợ gặp khá nhiều đàn ông bán hàng, ở chỗ tôi tìm đàn ông bán hàng ngoài chợ hơi hiếm. Phải rồi, ngày nay, mấy chú xe thồ bán rau ở chợ thường là những nông dân ven đô, không những bán sản phẩm của mình làm ra, mà có người đã trở thành những lái rau chuyên nghiệp. Dù sao đó cũng chỉ là hiện tượng mới ở miền Bắc trong hai chục năm gần đây. Trước kia, chợ là nơi buôn bán của phụ nữ, người ta chỉ nói đến cô hàng rau, cô hàng tấm, cô hàng xén, bà hàng xáo, chứ làm gì có anh lái rau. Đàn ông chỉ tham gia buôn bán một số mặt hàng nhất định như lái trâu, lái lợn… Trong khi đó, nếu đến một khu chợ của người Ảrập thì sẽ thấy diễn ra cảnh hoàn toàn trái ngược. Hình như tất cả những người buôn bán, từ to đến nhỏ, đều là đàn ông. Vị trí của đàn bà hồi giáo chủ yếu là ở trong gia đình chứ không phải ở ngoài chợ.

Nếp nghĩ coi rẻ nghề buôn có lẽ đã tồn tại từ lâu trong tâm thức người Việt. Ở đây có hai lý do: Một là do những thành kiến nghề nghiệp của chúng ta; Hai là do chính bản thân người làm nghề buôn bán gây nên, Người đi buôn chưa bao giờ tự coi đó là một nghề cao quý. Về thứ bậc nghề nghiệp trong xã hội, người ta cũng chỉ nói “nhất sĩ, nhì nông” chứ nghề buôn chưa bao giờ có thứ bậc nghiêm chỉnh.

Giở lại bộ sưu tập truyện cổ tương đối hoàn chỉnh “kho tàng truyện cổ tích Việt Nam”, ta thấy trong số 160 truyện chỉ có hai truyện nói đến nhân vật lái buôn. Đó là truyện Mụ Lường và đồng tiền Vạn Lịch, mà cả hai truyện đều nói đến cái xấu xa của những người đi buôn. Một nhà nghiên cứu văn học Việt Nam gần đây có làm một bảng phân loại các dạng nhân vật được mô tả trong văn học sử Việt Nam. Người ta chỉ thấy trong những truyện này các nhân vật nho sĩ, quan lại, cung nữ, chinh phụ, nhà nông và tiều phu…, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng nhà buôn. Lái buôn duy nhất có mặt trong truyện thơ là “thằng bán tơ” trong truyện Kiều của Nguyễn Du, lại là một kẻ gây tai họa cho dân lành. Trong khi đó, nếu so sánh với bộ truyện cổ “nghìn lẻ một đêm” của văn học Ảrập, thì ta thấy nhân vật lái buôn có mặt khắp nơi, mà họ là những người đáng kính, đại diện cho những đức tính: trung thực, dũng cảm, khôn ngoan, nhanh nhạy. Cuốn Vũ Trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ là tập bút ký hiếm hoi trong kho sách văn học Việt Nam nói đến sinh hoạt đô thị ở Thăng Long cuối thế kỷ XVIII. Trong tập này, ông đề cập đến hoạt động buôn bán ở kinh thành như là những chuyện lừa đảo và ăn cắp. Bản thân tác giả, tuy theo cha mẹ lên kinh thành từ nhỏ, nhưng không bao giờ tự nhận mình là người thành thị. Ông cứ luôn nhắc đến cái làng quê xa xôi nơi ông ra đời với đầy nỗi luyến tiếc… Ông không hề có tự hào được làm người dân thành thị, coi rẻ nghề buôn bán của tầng lớp thương gia.

Cần nói thêm rằng, vì không có tầng lớp thương nhân lớn, có một nếp sống riêng, một tâm lý riêng, tác động đến đời sống chung của xã hội, nên đô thị Việt Nam xưa vẫn giữ truyền thống sinh hoạt của làng xã, với hội hè đình đám quen thuộc với người nông dân. Nếp sống đô thị, mặc dù đã hình thành ở Trung Quốc từ đời Tống, vẫn không có nhiều ảnh hưởng đến nước ta. Cho đến cuối thế kỷ XIX, chúng ta vẫn chưa có những loại hình sinh hoạt đặc thù của đô thị như sân khấu chuyên nghiệp, tiểu thuyết, hội hoạ.... Và nếu như loại truyện phiêu lưu và du ký là sản phẩm của những nhà thám hiểm - mà trước hết là những nhà buôn - được phát triển sớm ở những dân tộc buôn bán giỏi như người Trung Hoa, người Anh, người Hà Lan, người Ảrập… thì ở nước ta, đến nay hình như vẫn còn vắng bóng.


Ảnh minh họa. Nguồn Internet


Cái tâm lý coi rẻ nghề buôn đó đã khiến chúng ta không xây dựng được cho mình một truyền thống tốt đẹp trong việc buôn bán, làm thương mại. Chúng ta thiếu một cơ sở đạo lý của nghề buôn, mà thậm chí còn coi nghề buôn là đồng nhất với sự lừa lọc. Đó cũng là một biểu hiện của tâm lý tiểu thương chỉ nghĩ đến việc kiếm lời bằng mánh khoé thủ đoạn, không có tầm nhìn xa trong kinh doanh. Nhận thức đó càng được củng cố trong những giai đoạn kinh tế trước đây, khi chúng ta coi nhà buôn, cả phú thương lẫn tiểu thương, là sản phẩm của Chủ nghĩa Tư bản, cần phải loại bỏ một cách triệt để. Đó là một nhận thức rất tai hại, khiến chúng ta đang phải trả giá khi chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Nhớ lại năm 2005, khi nhà văn Lê Lựu, là giám đốc Trung tâm Văn hoá Doanh nhân, trong một cuộc nói chuyện ông đã bộc bạch: “Tầng lớp thương nhân xưa kia, nay gọi là các doanh nhân, thực sự chưa có cái gốc rễ được văn hoá dân tộc nuôi dưỡng. Vì vậy họ vẫn mang cái tư duy của nhà nông, của “bờ vùng bờ thửa” ra để thi thố ở thương trường. Thế nên họ còn manh mún, còn yếu nhất ở cái tinh thần đoàn kết làm ăn”. Ngày nay, các doanh nhân đang là lực lượng đóng góp quan trọng cho phát triển đất nước. Tuy vậy, văn hoá doanh nhân cũng cần có thêm thời gian để thấm sâu hơn vào mạch văn hoá dân tộc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

CSGT Lào Cai dùng 'mắt thần' đặc biệt đối phó xe phóng ẩu

Quá trình làm nhiệm vụ, Tổ công tác Phòng CSGT Công an tỉnh Lào Cai đã dùng "mắt thần" phát hiện, ghi hình hàng loạt tài xế ô tô lái xe chạy quá tốc độ.
2024-11-25 11:03:24

VPBankS khẳng định vị thế số 1 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

Hai giải thưởng Top 1 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành Dịch vụ tài chính khối Doanh nghiệp vừa và Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam khối Doanh nghiệp là kết quả của sự nỗ lực chung của cả tập thể hơn 500 nhân sự của VPBankS.
2024-11-25 10:21:02

Từ chiến trường đến thương trường

Trong số những doanh nghiệp làm ăn giỏi trên địa bàn Hà Nội, có một doanh nghiệp khá đặc biệt. Ðó là Công ty Bao bì 27-7 Hà Nội, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, doanh nghiệp của những người thương binh và các đối tượng chính sách, do Tổng giám đốc là một thương binh năng động "chèo lái".
2024-11-25 09:47:14

Kỷ niệm 10 năm Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh (thành phố Vinh), tỉnh Nghệ An long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
2024-11-24 07:35:00

Phát hiện, xử lý nhiều thanh niên tụ tập gây rối trật tự công cộng

Công an thị xã Sa Pa đã kịp thời phát hiện, xử lý nhóm thanh thiếu niên có hành vi tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự.
2024-11-23 13:52:22

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00
Đang tải...