Nghề điều dưỡng: Vất vả và thầm lặng

2015-10-24 09:23:09 0 Bình luận
Hơn 80.000 hội viên điều dưỡng trong cả nước đang hân hoan kỷ niệm 25 năm thành lập Hội Điều dưỡng Việt Nam (25/10/1990-25/10/2015). Để có được ngày hôm nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam cũng như toàn thể hội viên đã trải qua những giai đoạn khó khăn, thầm lặng phấn đấu không ngừng vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe của toàn dân.

Nhọc nhằn nghề điều dưỡng

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 25 năm Ngày thành lập Hội (26/10/1990-26/10/2015) và Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ VII, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên nhấn mạnh: Trong những thành tích chung của ngành y tế ngày hôm nay có sự đóng góp rất to lớn của đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh trong việc thực hiện các mục tiêu của ngành y tế, nhất là trong việc nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc người bệnh, làm hài lòng người bệnh.

Trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh, điều dưỡng viên thường đảm đương những công việc khá vất vả nhưng thầm lặng. Công việc của các điều dưỡng viên bận rộn cả ngày, từ khi đón tiếp bệnh nhân, vệ sinh cho họ trước khi đưa lên bàn mổ, sau đó là gây mê, gây tê, theo dõi các chỉ số sinh học của bệnh nhân sau mổ để kịp thời ứng phó các biện pháp y tế duy trì sự sống...

Điều dưỡng không chỉ túc trực trong các phòng mổ mà còn phải chăm sóc bệnh nhân sát sao hậu phẫu. Điều dưỡng được xem như chuông báo động, luôn túc trực theo dõi các biến đổi của bệnh nhân để thông báo kịp thời đến bác sĩ. Bản thân điều dưỡng cũng phải biết cách xử trí, sơ cứu đầu tiên để giúp bệnh nhân không lâm vào nguy kịch. Chỉ một sai sót nhỏ của điều dưỡng cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.

“Họ không chỉ có vai trò chức năng của người y tá như trước đây phụ thuộc vào y lệnh của các bác sĩ mà còn có vai trò phối hợp với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và đồng nghiệp. Họ còn chủ động làm một số phần việc của mình giúp người bệnh điều trị bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn”, nguyên Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam Vi Thị Nguyệt Hồ chia sẻ.

Áp lực công việc lớn nên tăng thêm phần rủi ro của các điều dưỡng viên. Khi quá tải bệnh nhân, điều dưỡng viên chịu sức ép lớn. Bệnh nhân trở bệnh nặng, điều dưỡng căng thẳng, lo lắng. Bệnh nhân bệnh lâu ngày, điều dưỡng làm vệ sinh. Bệnh nhân không vừa ý, điều dưỡng bị mắng mỏ…

Đã vậy, nhiều trường hợp phơi nhiễm gần đây đã rung lên những hồi chuông cảnh báo về rủi ro nghề nghiệp có thể đe dọa sự an nguy của điều dưỡng. Điều dưỡng làm việc tại các khoa ngoại khoa, nội khoa, phụ khoa… đặc biệt là điều dưỡng truyền nhiễm, điều dưỡng cộng đồng có nguy cơ phơi nhiễm cao.


Điều dưỡng bệnh viện St. Paul chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Ảnh: VGP/Vũ Khoa


Nâng tầm vị thế cho nghề điều dưỡng

Tại các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada cũng như các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippines, Malaysia..., điều dưỡng viên đã được nâng cấp vai trò trong việc quản lý các cơ sở y tế ban đầu, bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe, tham gia khám và điều trị, chăm sóc các bệnh cấp và mãn tính theo chuyên ngành của điều dưỡng.

Họ có mặt ở hầu hết các lĩnh vực khác và đây cũng là một trong những nghề được kính trọng và trả lương cao. Điều dưỡng đã được công nhận là một nghề nghiệp độc lập, được bảo hộ bằng luật pháp và một số nước đã xây dựng luật hành nghề điều dưỡng.

Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam Phạm Đức Mục cho biết, điều dưỡng viên ngoài trình độ cần thiết phải có tâm, có trách nhiệm rất cao. Trước đây, y tá cao nhất là học đến trung cấp, nhưng nay nhiều điều dưỡng viên không chỉ tốt nghiệp đại học chuyên ngành điều dưỡng mà còn hoàn thành chương trình thạc sĩ, có người đỗ tiến sĩ y học cộng đồng.

Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống đào tạo nghề điều dưỡng cũng đã phát triển, mở rộng. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam đã có ĐH Y Dược TPHCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Y Dược Cần Thơ... và hơn 10 trường cao đẳng y tế tại các địa phương như Cà Mau, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa... cùng với nhiều trường đào tạo bậc trung cấp.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, điều dưỡng vẫn chưa có được những chính sách đãi ngộ tốt, chưa được công nhận là một nghề độc lập, nhận thức về vai trò của người điều dưỡng vẫn chưa được cập nhật phù hợp với thực tế.


Hội nghị khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ VII. Ảnh: VGP/Vũ Khoa

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên đề nghị, trong thời gian tới, Hội Điều dưỡng Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nâng cao y đức và truyền lòng say mê nghề nghiệp cho đội ngũ điều dưỡng; thực hiện cam kết “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” do Bộ Y tế phát động.

Cùng với đó, tiếp tục phủ kín tổ chức Hội trong cả nước và các chi hội chuyên khoa, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng cán bộ Hội, chăm sóc và bảo vệ quyền lợi chính đáng của Hội viên.

Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa hướng dẫn, đào tạo cho điều dưỡng những kỹ thuật phòng hộ an toàn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh trong quá tình chăm sóc, điều dưỡng cho bệnh nhân.

Ngoài ra, Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị, các Sở Y tế, các viện, bệnh viện, trung tâm và các trường của ngành y tế cần tiếp tục đổi mới nhận thức về điều dưỡng, thực sự quan tâm hỗ trợ, mạnh dạn đầu tư máy móc, công nghệ tiên tiến, thay thế, lựa chọn sản phẩm tối ưu giúp điều dưỡng viên an tâm công tác.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26
Đang tải...