Nghiên cứu và phát triển trầm hương Việt Nam: Thực trạng và Giải pháp

2022-07-13 08:00:59 0 Bình luận
Trầm hương Việt Nam được các chuyên gia đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới. Tuy nhiên, với cách khai thác như trước đây, Trầm hương tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt và có nguy cơ biến mất; trong khi sản phẩm từ phương pháp tạo Trầm bằng hóa chất vừa kém chất lượng, lại không an toàn cho người sử dụng và cũng làm mất đi thương hiệu của Trầm hương Việt Nam nếu xuất khẩu ra nước ngoài…

Mặt khác, việc đẩy mạnh phát triển sản xuất Trầm, mặc dù đang có được rất nhiều tâm huyết và kinh nghiệm, nhưng lại chưa có được những cơ chế, chính sách khuyến khích phù hợp để quá trình đó thành hiện thực.

Toàn cảnh Hội thảo.

Để góp phần giải quyết thực trạng trên, ngày 12/07/2022, tại Trung tâm Hội nghị - Nhà khách Văn phòng chính phủ số 10 Chu Văn An, Hà Nội đã diễn ra HỘI THẢO KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP do Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt; Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý và Tạp chí Việt Nam Hội nhập phối hợp tổ chức.

Đây là hội thảo khoa học về Trầm hương của nước ta lần đầu tiên được tổ chức, với sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia, học giả có uy tín, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Trầm hương, cùng sự hiện diện của đông đảo các cơ quan báo chí, truyền hình, truyền thông; thể hiện sự quan tâm lớn về vấn đề phát triển Trầm hương.

Các đại biểu chủ trì Hội thảo.

Là một trong những loại lâm sản có giá trị thương mại Quốc tế nhất, Trầm hương là một trong những loài trong nhóm cây chứa tinh dầu mà tinh dầu ấy có thể làm được dược liệu, hương liệu và thực phẩm quí. Đặc biệt, nước ta lại là một quốc gia có tiềm năng, lợi thế rất lớn để có thể phát triển Trầm hương chất lượng cao và sản lượng lớn. Song, cho tới nay tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác và phát huy đúng mức, nước ta vẫn chưa có được thương hiệu về Trầm hương tương xứng với lợi thế có được… Nhằm tạo tiền đề tìm ra giải pháp phù hợp để phát triển ngành Trầm hương, mang lại giá trị kinh tế lớn và uy tín cao cho đất nước trong lĩnh vực này chính là lý do tổ chức hội thảo.

PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt, Nguyên Phó GĐ Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công An đề dẫn Hội thảo.

Các Tham luận được trình bày tại Hội thảo của GS.TS Hoàng Văn Sâm – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam; PGS.TS.BS Nguyễn Tuấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt, Nguyên Phó GĐ Bệnh viện y học cổ truyền Bộ Công An; ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch Nông nghiệp...trước hết tập trung khẳng định những giá trị quý của Trầm hương Việt, đồng thời nêu lên thực trạng hiện nay và đưa ra những giải pháp cụ thể cho sự phát triển của ngành Trầm hương hiện nay. Trong đó có những tham luận: Tình trạng và đề xuất giải pháp khoanh vùng bảo tồn, phát triển các loại Dó Bầu tự nhiên tại Việt Nam của Viện Điều tra quy hoạch rừng thực hiện; Ứng dụng của Trầm hương trong nhu cầu nghiên cứu và phát triển Y dược Việt của Viện Nghiên cứu phát triển Y dược Việt; Hiệu quả của Trầm hương trong lĩnh vực phát triển kinh tế mạnh mẽ ở vùng thuần Nông nghiệp của Viện Kinh tế du lịch Nông nghiệp…

Nhà báo Đoàn Mạnh Phương, Phó Viện trưởng thường trực Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý tham luận tại Hội thảo.

Đặc biệt, từ góc độ chính sách, pháp luật và quản lý, Tham luận của Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý đã làm rõ những hạn chế và bất cập hiện nay liên quan đến cơ chế, chính sách để phát triển ngành Trầm hương; đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và kiến nghị về chính sách và công tác quản lý để phát triển ngành Trầm hương Việt Nam, như: Nhà nước cần có chính sách cho vay vốn với lãi suất và thời hạn vay ưu đãi để khuyến khích sản xuất do mô hình trồng cây Dó Bầu để cấy tạo trầm hương cần thời gian dài (trên 10 năm) và tiêu tốn nguồn vốn lớn; Cần sự bảo hộ của nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trầm hương ra nước ngoài; Có chính sách khuyến khích nghiên cứu công nghệ tạo trầm để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và có thể chuyển giao rộng rãi công nghệ tạo trầm; Có cơ chế hỗ trợ thông tin đầy đủ về thị trường trầm; Cần có các quy định cụ thể về chất lượng cây giống, hỗ trợ nghề nghiệp để người dân an tâm sản xuất…

Ông Lê Văn Giang - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển Trầm hương Việt Nam - Trầm Việt thuộc Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược Việt; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Cty CP Trầm hương sinh học TTT tham luận tại Hội thảo.

Tại hội thảo, ông Lê Văn Giang - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Trầm hương sinh học TTT, đồng thời là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển Trầm hương Việt Nam (trực thuộc Viện Y dược Việt) đã trình bày về “Giải pháp xanh cho ngành Trầm hương Việt Nam” - Công nghệ cấy tạo trầm hương TTT – Đục hộc và kích thích sinh học được thực hiện trên hàng trăm hecta dự án Dó Bầu thuộc sở hữu của công ty. Đây là phương pháp cấy tạo được đánh giá an toàn, có ảnh hưởng tích cực lên các quần thể cây Dó Bầu do không làm chết cây, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao do chủ động tạo ra được trầm hương, vừa góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn và duy trì loài cây quý này. Công nghệ tạo trầm sinh học hiện tại của Công ty TTT được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao, coi đây một giải pháp hiệu quả cho việc phát triển Trầm hương Việt Nam theo hướng bền vững.

Ông Rishi Firoz – Giám đốc phát triển kinh doanh tập đoàn Leading Performance Life University (LPU – Singapore) tham luận tại Hội thảo.

Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến hữu ích của các đại biểu với những góc nhìn đa chiều, khách quan về thực trạng cũng như kiến nghị những giải pháp nhằm phát triển ngành Trầm hương Việt Nam đúng với tiềm năng, từng bước vươn ra thế giới. Rất đáng chú ý, trong đó có phát biểu của ông Rishi Firoz - Giám đốc phát triển kinh doanh tập đoàn Leading Performance Life University (LPU - Singapore), người mang tôn giáo Hồi và có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tiêu dùng và thương mại trầm hương, đã chia sẻ về tiềm năng của thị trường trầm hương thế giới khi nguồn cung ngày càng cạn kiệt và đắt đỏ, và bày tỏ mong muốn được hợp tác với các đơn vị có thể cung cấp nguồn sản phẩm trầm hương sạch với số lượng lớn.

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Với hơn 3 tiếng đồng hồ diễn ra sôi nổi, Hội thảo khoa học: Nghiên cứu và Phát triển Trầm hương Việt Nam – Thực trạng và Giải pháp đã thành công tốt đẹp, với việc đưa ra cái nhìn tổng quát về ngành Trầm hương Việt Nam, tạo cơ hội trao đổi ý kiến của các chuyên gia trong các ban ngành liên quan để đánh giá từ cơ sở lý luận tới thực tiễn những giá trị kinh tế, tiềm năng ứng dụng khoa học của Trầm Hương cũng như tính cấp thiết trong việc bảo tồn, phát triển loài cây Dó Bầu thông qua những cơ chế, chính sách phù hợp và công tác truyền thông tích cực, lan tỏa. Từ đó, thống nhất đưa ra được tiền đề xây dựng hành lang pháp lý và cơ sở lý luận về đánh giá chất lượng cũng như giúp phát triển mạnh mẽ ngành Trầm hương nước ta.

Hình ảnh ghi nhận:

GS.TS Hoàng Văn Sâm – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.

Ông Phạm Thanh Tùng - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Du lịch Nông nghiệp.

Tiến sĩ Lưu Bình Dương - Viện trưởng Viện kinh tế và Du lịch Nông nghiệp.

Nhà báo Đức Nam - Báo Tài Nguyên Môi trường.

Ông Huy Khang - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trầm hương Việt Nam.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...