Người phụ nữ với đôi chân hình chữ V sống lênh đênh trên sông nước gần 60 năm

2022-06-28 09:45:23 0 Bình luận
“Đời tôi quá khổ rồi. Sinh ra đã chẳng được lành lặn, nay già yếu lại nhiều bệnh tật. Để kiếm miếng ăn qua ngày đã quá chật vật rồi chứ đừng nói đến những lúc ốm đau chỉ có một mình trên thuyền” bà Phan Thị Sen chia sẻ.

Phận đời lênh đênh của người phụ nữ có đôi chân dị tật

Hình ảnh của một người phụ nữ nhỏ bé, đôi bàn chân teo tóp, oặt oẹo vẫn chèo thuyền hàng ngày để kiếm sống, bà Phan Thị Sen (trú tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội) sống lay lắt một mình trên chiếc thuyền nhỏ bé khiến nhiều người không khỏi ngậm ngùi xót xa.

Người phụ nữ có đôi chân dị dạng vươn lên hoàn cảnh để sống. Hàng hgày, bà vẫn chèo thuyền thả lưới bắt cá, kiếm củi để sống.

Sinh ra trong một gia đình nghèo với 3 người con nhưng chỉ có duy nhất người anh trai lành lặn, 2 chị em gái bà Sen thì không được may mắn như vậy. Bà cùng người chị đầu đều bị dị tật bẩm sinh với đôi chân bị biến dạng, hai chân thẳng lên trời, việc di chuyển của cô đều bằng hai đầu gối. Mọi hoạt động của cô đều phụ thuộc vào đôi tay, “Ngôi nhà” mà cô sinh sống chính là chiếc thuyền nhỏ được neo đậu cẩn thận vào một thân cây giữa sông.

Bà Sen tâm sự: “Gia đình tôi đã sống trên sông nước được ba đời rồi, từ thời ông cố nội. Tôi ở đây từ thuở còn bé, quá quen với cảnh lênh đênh nơi đây. Bây giờ, chẳng còn ai nhưng tôi vẫn muốn ở đây cho trọn kiếp”.

 “Căn nhà” nhỏ của bà chỉ rộng chừng 2m và dài 12m, mọi sinh hoạt hàng ngày như ngủ nghỉ, nấu ăn đều diễn ra ở đây. Đầu thuyền là nơi bà để vài chiếc bát cũ kỹ, và chiếc bếp gas tích cóp tiền vài tháng mới mua được. Giữa thuyền chỉ trải chiếc chiếu nhỏ là nơi bà ngả lưng mỗi tối.

Mọi sinh hoạt ăn uống, nơi thờ cúng bố mẹ đã khuất của cô đều trên chiếc thuyền đã cũ này. Mỗi khi trời trở giông bão, gió to là thuyền lại chao đảo, người phụ nữ hiền hậu lại nơm nớp lo sợ.

"Căn nhà" đơn sơ của bà Sen lẻ loi giữa dòng sông Hồng

Sau khi bố mẹ và chị gái mất đi, bà Sen chỉ còn người anh trai nhưng người anh đó cũng phải chăm lo cho cuộc sống gia đình riêng. Người phụ nữ này vẫn lặng lẽ một mình bám trụ trên sông nước. Khi nguồn cá tôm trên sông đoạn xã Tráng Việt dần cạn kiệt. Bà Sen lại tìm nơi ở mới và hiện tại đang sinh sống ở xã Văn Khê. Cuộc sống dù bao khó khăn bất tiện nhưng bà vẫn không muốn dựa dẫm vào gia đình người anh trai, vì bà nghĩ mình vẫn tự thân nuôi mình, không muốn làm gánh nặng cho ai.

Vượt qua nỗi đau mất mát đối với người bình thường đã khó, đối với bà Sen còn khó khăn hơn. Với đôi chân dị tật, bà chẳng thể lên bờ dễ dàng. Bao năm sống trên đời này cũng là ngần ấy năm bà gắn bó trên chiếc thuyền đã cũ, lênh đênh trên vùng sông nước, thả lưới đánh bắt tôm cá và đi kiếm củi kiếm sống qua ngày. Nơi bà ở giờ cũng chỉ là một lạch nhỏ của sông Hồng. Nguồn thu nhập không có, nguồn thức ăn tự sinh tự diệt là tôm cá cũng dần cạn kiệt, khiến đời sống của người phụ nữ tật nguyền này càng thêm khốn khó.

Trước hoàn cảnh khó khăn mà không chịu đầu hàng số phận, bà Sen chia sẻ trong ánh mắt đầy ưu tư: “Giời đã sinh ra như thế này thì mình phải chịu. Số phận của tôi đã như vậy rồi. Giờ tôi phải cố gắng sống chứ không thể buồn chán suốt ngày được". Bà ở đây chỉ có một mình, hàng xóm giờ cũng không có ai, người ta lên bờ sinh sống hết rồi. May sao được người dân trên bờ cũng hỗ trợ dẫn dòng nước ngọt xuống để sinh hoạt, giúp đỡ bà.

Không chỉ bị dị tật đôi chân, người phụ nữ hiền hậu này còn mang trong mình những căn bệnh đau đớn thể xác. Vào những ngày trở trời, với cái tuổi đã xế chiều, những cơn đau nhức xương khớp lại “gặm nhấm” thân hình nhỏ bé này. Đâu chỉ có vậy, những cơn đau dạ dày rồi u vú cũng đang đeo đẳng, khiến người phụ nữ này lại thêm đau đớn.

Số tiền trợ cấp 1 triệu đồng 1 tháng là nguồn thu nhập duy nhất mà bà có được. Bà trầm ngâm nhẩm tính: “Tiền thuốc dạ dày với u vú hàng tháng cũng hết hơn bảy trăm nghìn. Số còn lại để đóng tiền điện, mua gas, mua gạo và rau dưa”.

Không có điều kiện kinh tế để thăm khám và điều trị thường xuyên nên đã 2, 3 năm nay, bà Sen chưa đi kiểm tra sức khỏe. Chỉ có một mình trên sông nước, những lần đau đớn do bệnh tật, bà không biết nhờ cậy ai, chỉ lẳng lặng chịu đựng cho qua nỗi đau quằn quại.

Xót xa với ánh mắt thoáng buồn của người phụ nữ bị dị tật khi chia sẻ về hoàn cảnh vô cùng khó khăn của mình

Vươn lên để sống

Hàng ngày đều đặn, người phụ nữ với đôi chân hình chữ V trên trước thuyền nhỏ, xuôi mái chèo quanh rạch để thả lưới tìm tôm cá, nhặt nhạnh những cành củi còn sót lại ở ven bờ. Những ngày nắng ráo, bà còn có củi khô để nấu ăn nhưng những ngày mưa kéo dài, củi ẩm ướt không sao đun nấu được. Nhưng rồi, tôm cá cũng ít, củi khô cũng chẳng có nhiều, cuộc sống của cô ngày càng khó khăn.

Mặc dù, cuộc sống gặp muôn vàn khó khăn nhưng người phụ nữ ấy với tâm niệm “tàn nhưng không phế” vẫn nỗ lực kiếm sống hàng ngày. Bà hạn chế nhờ người anh trai ruột sống trong làng vì không muốn làm phiền: “Tôi sống ở sông nước quen rồi, ở đây dễ dàng đi lại và sinh hoạt hơn. Giờ ông anh cũng khó khăn, có đứa cháu trai thì cũng có gia đình riêng rồi, tôi cũng không thể làm phiền cuộc sống của họ được. Ngày nào trời cho khỏe mạnh, không ốm đau thì tôi vẫn còn bơi thuyền đi thả lưới, kiếm ăn qua ngày”.

Tưởng chừng những khó khăn có thể “đánh gục” người phụ nữ ấy, nhưng bà rất lạc quan trong suy nghĩ: "Giời bắt sao thì phải chịu vậy, cũng chán lắm nhưng tôi chỉ mong có sức khỏe thật nhiều để sống nốt nửa đời còn lại thanh thản".

Mặc cho thăng trầm của cuộc sống, sự rời đi của những người ở đây, bà Sen ngày qua ngày vẫn lặng lẽ bám trụ nơi này. Gắn bó với dòng sông đã 55 năm, chắc hẳn bà đã dành cho nơi đây một tình cảm đặc biệt.

Với hoàn cảnh hiện tại vô cùng khó khăn và nghị lực phi thường của bà Sen. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về Tạp chí điện tử Hoà Nhập. Mọi sự giúp đỡ sẽ được chúng tôi tiếp nhận và chuyển tận tay đến hoàn cảnh của bà Phan Thị Sen (SĐT 0346 588743) bị dị tật đôi chân, sống một mình trên thuyền tại xóm 1, xã Văn Khê, Mê Linh, Hà Nội.

Hoặc chủ tài khoản: Nguyễn Thị Hạnh - Phóng viên Tạp chí điện tử Hoà nhập

Số TK: 101003652301, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cầu Giấy

Xin chân thành cảm ơn!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hải Phòng tổ chức thi kể chuyện theo sách

Đây là hoạt động thường niên và là năm thứ 10 TP.Hải Phòng tổ chức, hưởng ứng các hoạt động về Ngày Sách nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, khẳng định sách và văn hóa đọc mãi trường tồn.
2024-04-20 09:09:26

Hải Phòng tổ chức gặp mặt chiến sĩ Điện Biên và thân nhân

Sáng 19/4, TP.Hải Phòng tổ chức buổi gặp mặt thân nhân liệt sĩ, thanh niên xung phong, dân quân hỏa tuyến, những người đã trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.
2024-04-20 08:25:46

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Cựu chiến binh xã Quảng Hải tổ chức nhiều mô hình phát triển kinh tế

Chiều 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 16:20:00

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Cựu chiến binh xã Quảng Lưu xây dựng quỹ kết nối con em đồng hương ở TP.HCM

Sáng 19/4, Hội cựu chiến binh xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 – 2024.
2024-04-19 10:25:00
Đang tải...