Người thương binh giàu nhiệt huyết, vẹn nghĩa tình đồng đội

2019-12-09 10:21:22 0 Bình luận
Trở về từ chiến trường sau khi đất nước thống nhất, thương binh Trần Văn Phú, 82 tuổi, dân tộc Sán Chỉ, ở thôn Pha Lán, xã Thanh Lâm (Ba Chẽ, Quảng Ninh) luôn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương, nhất là giúp đỡ đồng đội là cựu chiến binh và nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Khi chúng tôi đến thôn Pha Lán, xã Thanh Lâm, hỏi thăm về ông Trần Văn Phú, người dân trong xóm, ngoài làng đều biết và bày tỏ sự quý mến, kính trọng người thương binh hạng 2/4 giàu tâm huyết, trách nhiệm với cộng đồng và địa phương.

Trong căn nhà cấp bốn, được chính quyền địa phương hỗ trợ xây tặng năm 2018, ông Phú hồ hởi tiếp chuyện chúng tôi. Trong nhà ông hầu như chẳng có đồ dùng gì đáng giá, nhưng trước mắt chúng tôi là những tấm huân, huy chương, Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng, cùng nhiều bằng khen, giấy khen do các cấp trao tặng, treo kín trên tường nhà.

 

 

Người thương binh giàu nhiệt huyết, vẹn nghĩa tình đồng đội
Thương binh Trần Văn Phú (bên trái) động viên đồng đội là cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn.

Theo câu chuyện ông chia sẻ, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, mặc dù đã có vợ và 3 con, đang làm y tá tại trạm y tế xã, nhưng Trần Văn Phú vẫn nhiều lần viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Tuy nhiên, do sức khỏe kém nên lần nào anh cũng bị loại. Mãi đến năm 1968, mong ước của anh mới thành hiện thực. Sau khi huấn luyện chiến sĩ mới, Trần Văn Phú cùng đơn vị hành quân vào chiến trường miền Nam, tham gia nhiều trận đánh ác liệt với quân thù và 3 lần bị thương, mất 41% sức khỏe. Ông Phú còn bị nhiễm chất độc da cam/dioxin; hai người con của ông bà đều bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe, trí tuệ.

Vốn sẵn chuyên môn nghề y, về địa phương, ông Phú tiếp tục được phân công làm y tá tại Trạm Y tế xã Thanh Lâm. Thời gian đầu, điều kiện kinh tế khó khăn; công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế, ông Phú tích cực nghiên cứu, học hỏi để chữa nhiều bệnh cho người dân. Đặc biệt là các ca bệnh nhân bị đau ruột thừa, đẻ khó, ngộ độc… không kể thời gian, ngày hay đêm, ông và các thanh niên trong thôn thay nhau khiêng, cáng bệnh nhân từ xã lên bệnh viện huyện cách đó hơn 20km, công việc hết sức vất vả, nhưng ông không bao giờ nề hà.

Làm trạm trưởng trạm y tế xã được hai nhiệm kỳ, ông Trần Văn Phú luân chuyển sang làm trưởng thôn, rồi bí thư chi bộ. Ông kiêm nhiều chức danh và trực tiếp làm hầu hết mọi việc, từ phụ trách hệ thống truyền thanh xã, vận động xây dựng quỹ khuyến học, quỹ nạn nhân chất độc da cam; phát động và duy trì các phong trào. Điểm chung của những công việc ông làm là… không có thù lao, phụ cấp, nhưng lúc nào ông cũng hăng hái, nhiệt tình, làm việc với tất cả tinh thần trách nhiệm của một cựu chiến binh, đảng viên.

Là nạn nhân chất độc da cam, ông Phú hiểu rõ sự hy sinh, mất mát của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là thế hệ con cháu bị di chứng. Nhìn hai đứa con của mình vật vã với những cơn đau, co giật do hậu quả di chứng chất độc da cam, ông như đứt từng khúc ruột. Ở xã Thanh Lâm có một số người là nạn nhân chất độc da cam, nhưng phần lớn bị mất giấy tờ gốc nên không có căn cứ xác định và làm các thủ tục hưởng chế độ.

Trường hợp ông Trần Văn Bảo, ở thôn Pha Lán, từng tham gia chiến đấu ở miền Nam, sau phục viên về địa phương, nhưng không giữ được giấy tờ, một thời gian dài không được hưởng chế độ. Ông Phú lặn lội đến nhiều cơ quan chức năng, nhân chứng để xác nhận thành tích, địa bàn, đơn vị tham gia chiến đấu của ông Bảo. Sau đó ông Bảo được nhận chế độ thương binh.  Chúc mừng đồng đội, ông Phú xúc động bày tỏ: “Cùng đồng đội với nhau, người được hưởng chế độ, người không có chế độ gì, tôi rất băn khoăn trăn trở, nhất là trường hợp ông Bảo, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, các con bị bệnh tật… Vì vậy, tôi quyết định phải giúp đỡ đồng đội”.

Cùng với đó, ông Phú còn vận động gây quỹ, tặng quà các gia đình thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam trong xã, giúp họ vui sống, tin vào chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước. Theo ông Phú, hoàn cảnh gia đình các nạn nhân chất độc da cam phần lớn rất khó khăn, cái nghèo, cái khổ cứ đeo bám, vì họ không có sức khỏe để lao động, thường xuyên ốm đau, chi phí thuốc men lớn, do vậy, sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, đồng đội và cộng đồng là hết sức quan trọng. Không những khó khăn về vật chất, họ còn thiếu thốn về tinh thần, rất cần sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng.

Tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau khi thôi đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ, ông Phú được giao làm Chi hội trưởng cựu chiến binh (CCB) thôn Pha Lán. Làm công tác hội CCB, nhưng ông tham gia vào tất cả hoạt động của địa phương, như vận động nhiều nhà dân tự nguyện phá bỏ tường rào, hàng cây, hiến đất mở đường liên thôn cho rộng rãi, sạch đẹp. Thôn Pha Lán còn nghèo, việc nhân dân ủng hộ bằng tiền không được nhiều, nhưng nhờ ông Phú khéo vận động, bà con tích cực tham gia đóng góp nhiều ngày công lao động. "Nhiều lần thôn tổ chức đổ bê tông đường làng, xây nhà văn hóa, dọn nương rẫy... mọi người tham gia đông lắm, chẳng ai kể công. Nông thôn mới là phải đoàn kết vì mục tiêu chung”, ông Phú nêu kinh nghiệm.

Những năm gần đây, mắt đã mờ, chân đã yếu, ông Phú không còn đảm nhiệm chức vụ gì ở thôn, xã, nhưng sự gần gũi, tận tụy của một thương binh trở về từ chiến trường, một cán bộ từng có hơn 20 năm làm công tác dân vận, “vác tù và hàng tổng” ở địa phương, ông Phú vẫn luôn được đông đảo bà con nhân dân quý trọng, nghe theo. Anh Trần Văn Đông, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thanh Lâm chia sẻ: "Ông Trần Văn Phú tuy cao tuổi, nhưng hoạt động nào của địa phương ông cũng ủng hộ, nhiệt tình tham gia. Ông thực sự là tấm gương sáng cho tuổi trẻ địa phương học tập, noi theo”.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06

Australia hợp tác cùng Việt Nam phát triển ngành tài nguyên bền vững

ĐSQ Australia vừa cho biết: Tuần này, phái đoàn doanh nghiệp dịch vụ thiết bị, công nghệ khoáng sản (METS) Australia tham dự triển lãm khai khoáng Mining Vietnam 2024, với sự hỗ trợ của Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade), để thúc đẩy hợp tác khai khoáng bền vững giữa Australia và Việt Nam.
2024-04-26 12:20:51

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 49 năm thống nhất đất nước

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
2024-04-26 11:48:48
Đang tải...