Người tiêu dùng Việt Nam tiết kiệm nhất thế giới?
2016-11-08 13:43:00
0 Bình luận
Nghiên cứu mới nhất của Nielsen cho thấy, Việt Nam là quốc gia thứ 7 lạc quan nhất trên toàn cầu và người tiêu dùng tiết kiệm nhất thế giới.
“Người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục có sự lạc quan ở mức cao trong quý III/2016, đạt 107 điểm đã giúp Việt Nam là quốc gia thứ 7 lạc quan nhất trên toàn cầu”, báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng mới được công ty đo lường và thông tin toàn cầu Nielsen công bố mới đây khẳng định điều này.
Người Việt ưu tiên quan tâm ổn định công việc
Nielsen cho biết, trong quý III/2016, 4/6 nước Đông Nam Á có chỉ số lạc quan về niềm tin người tiêu dùng giữ mốc trên 100 điểm là Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao mặc dù thị trường chỉ đạt mức tăng trưởng vừa phải và còn nhiều biến động đang diễn ra.
“Chỉ số lạc quan không được phản ánh bởi các hoạt động của thị trường, đó là sự thể hiện của người tiêu dùng Việt vào tương lai, phản ánh sự phát triển của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế ổn định của chính phủ. Mặc dù người tiêu dùng có thể nhìn thấy một vài thách thức trước mắt nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ suy nghĩ và tin tưởng những điều tốt hơn hơn ở tương lai”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc, Nielsen Việt Nam cho biết.
Theo phân tích của Nielsen, trong quý III vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tính ổn định công việc. Sau đó là những mối quan tâm về sức khỏe, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tình hình kinh tế cũng nổi lên khác trong danh sách quan tâm của người tiêu dùng trong quý này.
Trong khi gần 50% số người được hỏi cho rằng, quốc gia đang trong tình trạng suy thoái thì lại có gần 70% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình trạng tài chính cá nhân ở trạng thái tốt trở lên trong 12 tháng tiếp theo. Hơn một nửa số người tiêu dùng Việt Nam cũng đang cảm thấy tràn đầy hy vọng về các cơ hội việc làm.
“Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng tiếp tục chú trọng vào tương lai của họ. Do đó, sự bảo đảm về tài chính sẽ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Tính ổn định công việc và triển vọng kinh tế có tác động trực tiếp đến mức độ đảm bảo về tài chính của người tiêu dùng. Điều này lý giải tại sao tính ổn định công việc đã dẫn đầu danh sách những mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam trong quý III vừa qua”, bà Quỳnh nhấn mạnh.
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới
Tiết kiệm tiếp tục là một phần không thể thiếu trong cuộc khảo sát người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á của Nielsen. Tính trung bình trên toàn cầu, người tiêu dùng dành tiền nhàn rỗi vào tiền tiết kiệm là khoảng 52%. Nhưng với 7/10 (70%) người tiêu dùng ở khu vực khu vực Đông Nam Á khi được hỏi đã cho biết, họ sẽ để tiền nhàn rỗi của họ vào tiết kiệm.
Đáng chú ý, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong top 10 quốc gia tiết kiệm nhất thế giới, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines. Cùng với việc gửi tiền vào tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam cũng háo hức chi tiêu cho các mục lớn để tăng chất lượng cuộc sống.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng, sau khi đã trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 2/5 người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi cho các kì nghỉ, quần áo mới, vui chơi giải trí gia đình, cải thiện/trang trí nhà cửa và các sản phẩm công nghệ mới.
“Người tiêu dùng Việt Nam được biết đến với ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêu. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chi tiêu cẩn thận của họ, đặc biệt là cho những mặt hàng cơ bản”, bà Quỳnh nhận xét. “Ngược lại, thu nhập tăng lên sẽ đẩy mạnh mong muốn nâng cấp chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng như các kỳ nghỉ, mua các sản phẩm công nghệ hoặc quần áo mới”.
Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, 85% người tiêu dùng đã thay đổi thói quen chi tiêu nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí gia đình trong 12 tháng qua. Khoảng một nửa người Việt đang chi tiêu ít hơn vào quần áo mới và các hoạt động vui chơi giải trí gia đình. Gần 1/2 người trả lời khảo sát cũng đã cố gắng để tiết kiệm xăng và điện để tiết kiệm chi phí gia đình.
Tuy nhiên, ít nhất 1/3 của người tiêu dùng Việt Nam cũng nói rằng, nếu điều kiện kinh tế được cải thiện họ sẽ vẫn tiếp tục tiết kiệm điện, gas và giảm thiểu các hoạt động vui chơi giải trí gia đình./.
Người Việt ưu tiên quan tâm ổn định công việc
Nielsen cho biết, trong quý III/2016, 4/6 nước Đông Nam Á có chỉ số lạc quan về niềm tin người tiêu dùng giữ mốc trên 100 điểm là Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam. Chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao mặc dù thị trường chỉ đạt mức tăng trưởng vừa phải và còn nhiều biến động đang diễn ra.
“Chỉ số lạc quan không được phản ánh bởi các hoạt động của thị trường, đó là sự thể hiện của người tiêu dùng Việt vào tương lai, phản ánh sự phát triển của tầng lớp trung lưu và triển vọng kinh tế ổn định của chính phủ. Mặc dù người tiêu dùng có thể nhìn thấy một vài thách thức trước mắt nhưng điều đó cũng không ngăn cản họ suy nghĩ và tin tưởng những điều tốt hơn hơn ở tương lai”, bà Nguyễn Hương Quỳnh, Tổng Giám Đốc, Nielsen Việt Nam cho biết.
Người tiêu dùng Việt Nam cân nhắc chi tiêu đối với những mặt hàng cơ bản.(Ảnh minh họa: KT) |
Theo phân tích của Nielsen, trong quý III vừa qua, người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đặc biệt đến tính ổn định công việc. Sau đó là những mối quan tâm về sức khỏe, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Tình hình kinh tế cũng nổi lên khác trong danh sách quan tâm của người tiêu dùng trong quý này.
Trong khi gần 50% số người được hỏi cho rằng, quốc gia đang trong tình trạng suy thoái thì lại có gần 70% người tiêu dùng Việt Nam cho rằng tình trạng tài chính cá nhân ở trạng thái tốt trở lên trong 12 tháng tiếp theo. Hơn một nửa số người tiêu dùng Việt Nam cũng đang cảm thấy tràn đầy hy vọng về các cơ hội việc làm.
“Trong bối cảnh hiện nay, người tiêu dùng tiếp tục chú trọng vào tương lai của họ. Do đó, sự bảo đảm về tài chính sẽ vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Tính ổn định công việc và triển vọng kinh tế có tác động trực tiếp đến mức độ đảm bảo về tài chính của người tiêu dùng. Điều này lý giải tại sao tính ổn định công việc đã dẫn đầu danh sách những mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam trong quý III vừa qua”, bà Quỳnh nhấn mạnh.
Người Việt tiết kiệm nhất thế giới
Tiết kiệm tiếp tục là một phần không thể thiếu trong cuộc khảo sát người tiêu dùng khu vực Đông Nam Á của Nielsen. Tính trung bình trên toàn cầu, người tiêu dùng dành tiền nhàn rỗi vào tiền tiết kiệm là khoảng 52%. Nhưng với 7/10 (70%) người tiêu dùng ở khu vực khu vực Đông Nam Á khi được hỏi đã cho biết, họ sẽ để tiền nhàn rỗi của họ vào tiết kiệm.
Đáng chú ý, người tiêu dùng Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong top 10 quốc gia tiết kiệm nhất thế giới, tiếp theo là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Philippines. Cùng với việc gửi tiền vào tiết kiệm, người tiêu dùng Việt Nam cũng háo hức chi tiêu cho các mục lớn để tăng chất lượng cuộc sống.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng, sau khi đã trang trải chi phí sinh hoạt thiết yếu, khoảng 2/5 người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi cho các kì nghỉ, quần áo mới, vui chơi giải trí gia đình, cải thiện/trang trí nhà cửa và các sản phẩm công nghệ mới.
“Người tiêu dùng Việt Nam được biết đến với ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêu. Tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chi tiêu cẩn thận của họ, đặc biệt là cho những mặt hàng cơ bản”, bà Quỳnh nhận xét. “Ngược lại, thu nhập tăng lên sẽ đẩy mạnh mong muốn nâng cấp chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng như các kỳ nghỉ, mua các sản phẩm công nghệ hoặc quần áo mới”.
Báo cáo của Nielsen cũng chỉ ra rằng, 85% người tiêu dùng đã thay đổi thói quen chi tiêu nhằm nỗ lực tiết kiệm chi phí gia đình trong 12 tháng qua. Khoảng một nửa người Việt đang chi tiêu ít hơn vào quần áo mới và các hoạt động vui chơi giải trí gia đình. Gần 1/2 người trả lời khảo sát cũng đã cố gắng để tiết kiệm xăng và điện để tiết kiệm chi phí gia đình.
Tuy nhiên, ít nhất 1/3 của người tiêu dùng Việt Nam cũng nói rằng, nếu điều kiện kinh tế được cải thiện họ sẽ vẫn tiếp tục tiết kiệm điện, gas và giảm thiểu các hoạt động vui chơi giải trí gia đình./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Nguyễn Quỳnh/vov.vn