Nguyệt Du Cung - Điểm hẹn văn hóa tâm linh

2015-11-26 15:33:15 0 Bình luận
Về Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung (Phủ Dầy, Nam Định) ngày cuối Thu, chúng tôi được “mục sở thị” người dân đang tấp nập, cẩn trọng tháo dỡ lớp ngói cũ đã bị thấm dột, xuống cấp để thay thế toàn bộ bằng ngói mới cho Cung Mẫu. Đồng đền Trần Vũ Toán, Thủ nhang Nguyệt Du Cung dù rất bận rộn nhưng vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi với tình cảm thân tình.


​                                                                Tam quan Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung.
Trao đổi với chúng tôi ông cho biết: Di tích đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung (còn được gọi là Phủ Bóng) là một trong 20 di tích của Quần thể di tích Lịch sử - Văn hoá Phủ Dầy, thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Từ bao đời nay, đền Nguyệt Du Cung đã nổi tiếng huyền bí, linh thiêng, có sức lôi cuốn, hấp dẫn mạnh mẽ đối với đồng quan, đồng đền, thanh đồng, đệ tử và du khách thập phương. Đây không chỉ là chốn tịnh tâm, nơi thắp hương “giỗ Mẹ” của người Việt mà còn là nét đẹp văn hoá tâm linh của cả dân tộc. Bởi lẽ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ của Đạo Mẫu Việt Nam, là nữ thần duy nhất trong “Tứ bất tử” của dân tộc Việt.

Trong tâm thức dân gian, Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam tài sắc, đạo nghĩa vẹn toàn. Thánh Mẫu đã ba lần sinh hoá, thể hiện lòng hiếu nghĩa, khát vọng yêu đương, tình yêu lứa đôi chung thuỷ, thiện tâm giúp nước, giúp đời và công bằng xã hội. Thánh Mẫu Liễu Hạnh đã được triều đình Lê - Nguyễn vinh phong là Chế Thắng Hoà Diệu Đại Vương, là Mạ Vàng Công Chúa, là Thượng Đẳng Thần; được tôn vinh là Mẫu Nghi Thiên Hạ. Theo sử sách ghi lại: Vào đêm Trung thu năm Đinh Tỵ (1557), đời vua Lê Anh Tông, Thánh Mẫu đã giáng sinh lần thứ hai vào nhà họ Lê ở thôn Vân Cát, xã An Thái, huyện Thiên Bản (nay thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Năm 18 tuổi, kết duyên cùng Đào Lang ở thôn Vân Đình cùng xã và ba năm sau Thánh Mẫu về trời ở tuổi 21. Tương truyền, vào những đêm rằm trăng sáng, Thánh Mẫu lại cùng các tiên nữ quây quần bên gốc đa gần khu mộ múa, hát, bay lượn dưới ánh trăng vàng. Dân làng đã lập đền thờ dưới gốc cây đa để thờ phụng Thánh Mẫu nên được gọi là Đền Cây Đa Bóng (hay Phủ Bóng). Đền còn có tên là Nguyệt Du Cung do các nhà nho trong làng đặt với ý nghĩa đây là nơi dạo chơi trăng của Thánh Mẫu.

Qua nhiều sách, báo, tạp chí viết về Đền Cây Đa Bóng - Nguyệt Du Cung, du khách thập phương đã biết đến sự linh thiêng nhưng rất gần gũi của nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đồng thời, người dân ở đây đã ghi nhận công lao to lớn trong việc gìn giữ, tôn tạo, mở rộng di tích này của nhiều thế hệ, trong đó nổi bật nhất là Đồng quan Trần Vũ Thực. Ông là thủ nhang thế hệ thứ nhất, cũng là Đồng quan duy nhất trên đất Phủ Dầy. Ở thế hệ thứ tư, Đồng đền Trần Vũ Toán đã tiếp bước cha ông, một lòng tâm huyết, sáng tạo, dày công tôn tạo lại di tích. 



   Bia đá đặt trước sân phủ do cử nhân sử học Bùi Văn Tam, người làng Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định cúng tiến.


Trong suốt hơn 20 qua, được sự ủng hộ của chính quyền, cơ quan chức năng địa phương, gia đình, dân làng, các đệ tử, du khách gần xa, thủ nhang Trần Vũ Toán cùng Ban Quản lý di tích đã từng bước tôn tạo, xây dựng lại Chính tẩm Nguyệt Du Cung, cung Đệ Nhị, cung Đệ Tam, xây dựng tiền đường rộng rãi, cổng Tam quan bề thế. Đồng thời, ông mua thêm đất để mở rộng diện tích sân, vườn, xây tường bao quanh khuôn viên; tạo dựng vườn hoa, trồng cây cổ thụ, cây cảnh, cây ăn quả. Ngoài ra, ông còn xây dựng thêm nơi nghỉ ngơi, sắp lễ cho đệ tử, du khách bốn phương trước khi vào dâng lên Thánh Mẫu. Đồng đền Trần Vũ Toán luôn nhận thức sâu sắc rằng phải tạo được Nguyệt Du Cung vừa là nơi du lịch tâm linh bề thế, trang nghiêm  vừa là nơi rộng rãi, thoáng đãng, có cảnh quan đẹp mắt để du khách du ngoạn, thưởng thức và nghỉ ngơi. Ông vẫn ngày đêm tâm huyết, chắt chiu, dành dụm để trùng tu, tôn tạo, gìn giữ di tích, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan đẹp mắt cho Nguyệt Du Cung.Với ông, từ việc “tuần tiết lễ nghi” đến “thay hoa, lọc nước” hay mỗi việc làm hàng ngày không chỉ để góp phần bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá quốc gia mà còn là đạo hiếu nghĩa, đạo làm người. Chính sự gần gũi, ấm áp, một lòng tâm huyết của thủ nhang, thanh đồng, đệ tử ở Nguyệt Du Cung đã tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Mong muốn hiện nay của ông Trần Vũ Toán cũng như các thủ nhang tại Quần thể di tích lịch sử văn hoá Phủ Dầy là sớm được Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng quan tâm hoàn tất hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây cũng là nguyện vọng chung của nhân dân cả nước, là niềm vinh dự, tự hào của vùng “Đất Mẹ” linh thiêng và mến khách Nam Định. Bên cạnh đó, với mong muốn phục vụ đời sống tâm linh cho cộng đồng, Ban quản lý di tích luôn tâm niệm tổ chức thật tốt chương trình “Diễn xướng Chầu văn”. Qua đó, quảng bá, giới thiệu các doanh nhân, các công ty, doanh nghiệp, góp phần thu hút đầu tư về Nam Định.


Gia đình thủ nhang cùng người dân địa phương tháo dỡ ngói cũ bị thấm dột, thay thế ngói mới tại Cung Mẫu Nguyệt Du Cung 


Những ngày này, ông Trần Vũ Toán cùng gia đình, các tốp thợ đang dồn sức sửa chữa, nâng cấp, hoàn thiện các công trình tại Nguyệt Du Cung. Ngoài việc thay ngói mới toàn bộ Cung Mẫu, còn lát nền gạch và lát đá toàn bộ diện tích sân trước phủ. Để “Góp gió thành bão”, bên cạnh sự nỗ lực, tận tâm của Ban Quản lý di tích, thủ nhang Trần Vũ Toán cùng gia đình, rất cần hơn nữa sự quan tâm, hỗ trợ, công đức của quan khách thập phương và nhân dân trong cả nước. Đây chính là cơ hội để mỗi chúng ta chung tay góp sức, thể hiện lòng thiện tâm, sự tôn kính, tình cảm đặc biệt đối với Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Và mỗi lần đến Nguyệt Du Cung - Một điểm hẹn văn hoá tâm linh, chúng ta lại có thêm vượng khí tinh thần cùng niềm vui, sự may mắn do Thánh Mẫu ban tặng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Lan tỏa giá trị văn hóa và tri thức

Giải thưởng Sách Quốc gia – sự kiện văn hóa thường niên, đã trở thành biểu tượng của nền xuất bản Việt Nam, không ngừng lan tỏa giá trị tri thức, văn hóa và góp phần xây dựng xã hội học tập.
2024-11-22 22:15:00

Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á phẫu thuật nhân đạo cho người nghèo tại Hải Phòng

Sáng 22/11, Đoàn công tác của Tổ chức Phòng chống mù lòa Châu Á (APBA) do Giáo sư Bác sĩ Hattori Tadashi - Giám đốc dẫn đầu, đến khám và phẫu thuật nhân đạo cho bệnh nhân nghèo, mắc bệnh nặng về dịch kính võng mạc tại Hải Phòng.
2024-11-22 19:05:20

Fansipan rực rỡ sắc màu lễ hội hoa sen đá, giá vé cáp treo chỉ còn 550.000 đồng

Lầu đầu tiên được tổ chức tại Fansipan, Lễ hội hoa sen đá đem đến vô vàn trải nhiệm độc đáo cho du khách, đặc biệt khi Sa Pa đang vào mùa mây đẹp nhất năm.
2024-11-22 18:47:26

HEAD Honda Thắng Lợi lưu chuyển tiền thuần âm và chiến lược vượt khó

Mặc dù trên bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của Công ty TNHH Thắng Lợi âm 225 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái âm hơn 1,7 tỷ đồng nhưng kết thúc năm 2023, công ty TNHH Thắng Lợi đạt hơn 711 tỷ đồng doanh thu, báo lãi sau thuế hơn 260 triệu đồng.
2024-11-22 17:40:02

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học Quốc gia Malaya

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh chặng đường tiếp theo của Việt Nam và Malaysia cũng như việc bảo đảm một hệ thống quốc tế công bằng, rộng mở phụ thuộc lớn vào sự phát triển vững mạnh của ASEAN.
2024-11-22 14:08:22

Các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân

Ngày 21/11, tại TP Hà Nội, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới, đồng tổ chức Diễn Đàn: Thực thi Luật Đất đai 2024 và các khuyến nghị công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp gắn với sinh kế người dân.
2024-11-22 12:05:00
Đang tải...