Người đầu tư cá nhân đang đổ xô vào những lĩnh vực nào?

2021-12-08 19:23:46 0 Bình luận
Khi xã hội bước vào giai đoạn “bình thường mới” xu hướng đầu tư của người dân cũng có nhiều thay đổi, nhiều nhà đầu tư bắt đầu tìm đến những kênh đầu tư mang lại giá trị bền vững, chú trọng vào tiềm năng sinh lời cao và lâu dài.

Từ lúc xuất hiện đến nay, đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực không ít đến kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc giãn cách xã hội kéo dài nhiều tháng liền khiến đứt gãy chuỗi cung ứng, đình trệ sản xuất, tạo ra thách thức cho toàn bộ nền kinh tế.

Đứng trước những xáo trộn của kinh tế - xã hội, nhiều nhà đầu tư tiên phong với "cái đầu lạnh" đã tìm cách thích nghi với sự bất ổn. Một trong số đó là sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư, từ những kênh tăng trưởng nóng vào các kênh sinh lời lâu dài, bền vững.

Nắm bắt tâm lý muốn kiếm thêm lợi nhuận từ việc đầu tư mùa dịch, hàng loạt các kênh đầu tư, huy động tài chính đã tăng trưởng "nóng". Trong đó, phải kể đến chứng khoán. Đơn cử là sự gia tăng kỷ lục về số lượng các nhà đầu tư F0 mới vào thị trường chứng khoán.

Theo các chuyên gia, giữa vô vàn các kênh đầu tư thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và sinh lợi bền vững nhất hiện nay.

Theo số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 11/2021, có hơn 4,08 triệu tài khoản chứng khoán trên thị trường, tăng 221.314 tài khoản so với tháng trước.

Trong đó, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của cá nhân trong nước lên tới 220.602 đơn vị - gấp 5,3 lần so với cùng kỳ tháng 11/2020 và gần gấp đôi so với tháng trước.

Tuy nhiên thực tế cho thấy, sau thời gian “thăng hoa” với loạt cổ phiếu “nóng”, những phiên điều chỉnh giảm sâu tạo nên không ít thách thức với các nhà đầu tư, đặc biệt là số đông các nhà đầu tư F0.

Thị trường chứng khoán thực tế đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức vững vàng, thực tế không phù hợp với những nhà đầu tư mới, chạy theo xu thế. Mặc khác, khi đất nước bước vào trạng thái “bình thường mới”, hoạt động kinh tế quay trở lại bình thường, xu hướng dịch chuyển sang các kênh đầu tư an toàn, lâu dài bắt đầu được các nhà đầu tư lựa chọn.

Theo các chuyên gia, giữa vô vàn các kênh đầu tư thì bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và sinh lợi bền vững nhất hiện nay. Bởi dân số ngày càng gia tăng, việc tìm kiếm sở hữu không gian sống luôn phát triển đi kèm và ngày càng được chú trọng.

Thực tế, bất chấp đại dịch thị trường BĐS trong và ngoài nước vẫn ghi nhận mức độ tăng trưởng ấn tượng. Đặc biệt tại các thị trường “nóng” như TP.HCM, Bình Dương… mức độ quan tâm tìm kiếm các sản phẩm đầu tư, điển hình như căn hộ cao cấp vẫn ở mức cao.

Cũng theo chuyên gia, Tổng giám đốc Phú Vinh Group Phan Công Chánh chia sẻ trên Báo Vnexpress.vn, năm nay, chỉ số lạm phát đang ở mức dưới 4%, được xem là khá an toàn. Trên thực tế, lạm phát cũng không phải là điều xấu khi mục tiêu phát triển kinh tế lớn hơn. Trường hợp lạm phát tăng cao, lên mức hai con số và tiến gần đến mốc 15-20%, đi kèm với hiện tượng kinh tế trì trệ, mới là diễn biến đáng lo ngại.

Hiện Việt Nam chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nên Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, tung ra nhiều gói kích cầu để hỗ trợ hồi phục kinh tế và có thể chấp nhận một mức lạm phát trong tầm kiểm soát. Dự báo năm 2022, chỉ số lạm phát có thể cao hơn năm nay nhưng vẫn ở mức thấp, trong ngưỡng an toàn. Tuy nhiên, viễn cảnh lạm phát tăng lên có thể xảy ra ở nhiều quốc gia và nền kinh tế trên thế giới trong ít nhất 2-4 năm nữa.

Nhìn lại đợt lạm phát gây tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam gần nhất là năm 2012, mức lạm phát khi đó lên đến 17,27%. Tháng 1/2012, lãi suất tiền gửi tiết kiệm có lúc lên đến 17% một năm, kinh doanh sản xuất khó khăn khiến mọi người đổ dồn tiền gửi tiết kiệm. Vàng khi đó dao động trong khoảng 40-41 triệu đồng một lượng.

Đây là giai đoạn USD suy yếu khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bơm tiền vào nền kinh tế bằng gói kích cầu QE3. Chứng khoán thời điểm này ghi nhận Vn-Index dao động quanh mức 500 điểm, tín dụng bị thắt chặt, kinh tế lao đao nên dòng tiền vào thị trường cũng kiệt quệ. Bất động sản năm 2012 gần như "đóng băng" khi lãi suất cho vay quá cao, ở mức 22-24% một năm khiến nhiều đại gia ngã ngựa.

Trong khi đó, so sánh với thực trạng tháng 12 năm nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thấp kỷ lục ở mức 5% một năm, kinh doanh sản xuất khó khăn khiến mọi người đổ dồn tiền sang các kênh đầu tư khác. Vàng trong nước dao động trong khoảng 60-61 triệu đồng một lượng, chênh lệch 10-11 triệu đồng một lượng so với vàng thế giới. Fed có khả năng điều chỉnh chính sách theo hướng lo ngại lạm phát giảm bớt có thể kết thúc đà tăng giá vàng.

Quan sát thị trường chứng khoán, tính đến tháng 12/2021, Vn-Index dao động quanh mức kỷ lục 1.500 điểm. Tín dụng tăng trưởng, dòng tiền vào thị trường dồi dào từ nhà đầu tư mới (F0). Bất động sản ghi nhận nguồn cung và lực cầu tăng trở lại sau những tháng dở phong tỏa đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, nhưng vẫn giảm tốc so với năm 2020. Nhà đầu tư có xu hướng chuyển một phần lợi nhuận từ các kênh khác vào thị trường bất động sản, chủ yếu là tài sản gắn liền với đất.

Từ dữ liệu của năm nay cho thấy, năm 2022 các chỉ số của thị trường đầu tư vẫn thuận lợi trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp. Nếu bạn lo ngại tiền rẻ đi hoặc lo xa về nguy cơ lạm phát cao trong những năm tới, có thể cân nhắc đến một trong các kênh đầu tư: bất động sản liền thổ (đất nền, nhà phố), chứng khoán, vàng. Đây là ba kênh đầu tư phổ biến nhất hiện nay và có khả năng chống trượt giá (mất giá đồng tiền).

Theo dự báo của nhiều tổ chức độc lập, kênh đầu tư vàng có thể đạt mức tăng trưởng 8-10% một năm; chứng khoán có hiệu ứng tốt nhất với biên lợi nhuận bình quân 15-30% một năm và bất động sản nói chung đạt 12-15% một năm.

Mỗi kênh đầu tư đều có ưu điểm riêng. Vàng là kênh tích lũy đơn giản nhất, phù hợp với mọi túi tiền và thanh khoản cao. Chứng khoán biến động nhanh, đòi hỏi phải có kiến thức và theo dõi diễn biến thị trường thường xuyên, thanh khoản cũng ở mức cao. Trong khi đó, bất động sản liền thổ được xem là kênh trú ẩn an toàn, khá ổn định, nhưng đòi hỏi nhà đầu tư phải am hiểu pháp lý, giá trị tài sản lớn, thanh khoản chậm hơn vàng và chứng khoán.

Ngoài ra, bất động sản đòi hỏi bạn phải đầu tư dài hạn mới tích lũy được lợi nhuận tốt. Tùy vào khẩu vị riêng và khả năng tài chính (vốn tự có, vốn vay mượn) của từng người, việc chọn kênh đầu tư để chống trượt giá có thể không giống nhau.

Ở trường hợp của bạn có 1,5 tỷ đồng và mong muốn đầu tư bất động sản, nhưng tôi cho rằng dòng vốn này còn khá khiêm tốn so với mặt bằng giá bất động sản tại TP HCM.

Vì vậy, bạn chỉ có thể lựa chọn bất động sản vùng ven (tỉnh lân cận Sài Gòn) để đầu tư bằng vốn tự có và không nên vay để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp muốn vay thêm vốn, cần lưu ý rủi ro bẫy lãi suất thả nổi và chỉ cân nhắc vay trong ngưỡng 25-30% giá trị tài sản với điều kiện nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo trả lãi vay và nợ gốc được trong ít nhất 24 tháng.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

OPES thắng lớn với bộ đôi giải thưởng danh giá tại Insurance Asia Awards 2025

Ngày 8/7/2025 tại Singapore, OPES vinh dự được trao tặng 2 giải thưởng danh giá là “Sáng kiến ứng dụng AI của năm” và “Nhà bảo hiểm số của năm” tại lễ trao giải Insurance Asia Awards 2025. Trước đó, OPES cũng vinh dự lọt “Top 10 Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ uy tín năm 2025” do tổ chức xếp hạng uy tín Vietnam Report công bố.
2025-07-09 16:53:39

"Hành quân về chiến trường xưa…"

Đó là Chương trình do Hiệp hội DN của Thương binh và NKT Việt Nam, Tạp chí Điện tử Hòa nhập, Tạp chí Phổ biến và Tham vấn pháp luật VN cùng các đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước tổ chức nhằm tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
2025-07-08 20:15:00

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm cùng một số nội dung quan trọng khác.
2025-07-08 10:06:48

Người sưu tầm 63 tờ báo đưa tin về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của các tỉnh, thành

Ngày 08/07/2025 (tức 14/06/2025 Âm lịch) là ngày giỗ đầu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Khắp nơi trên dải đất hình chữ S đều tưởng nhớ về người chiến sĩ cộng sản kiên trung theo những cách riêng. Còn với nhà sưu tầm Nguyễn Phi Dũng, ông lựa chọn gìn giữ những trang báo giấy đưa tin về Lễ tang cố Tổng Bí thư của 63 tỉnh, thành cũ để tỏ lòng thương tiếc người lãnh tụ lỗi lạc của dân tộc, cũng là để thế hệ sau biết được thông tin và hình ảnh về Lễ Quốc tang.
2025-07-08 07:49:50

Giải mã nỏ thần Cổ Loa: Góc nhìn mới từ khảo cổ và khoa học quân sự

Truyền thuyết dân gian Việt Nam từ bao đời nay vẫn kể về nỏ thần – một vũ khí kỳ diệu do thần Kim Quy ban tặng, có thể bắn một phát tiêu diệt vạn quân xâm lược. Thời gian qua, những phát hiện khảo cổ học kết hợp với các phân tích lý luận từ vật lý và kỹ thuật quân sự hiện đại đang mở ra một hướng tiếp cận mới: nỏ thần có thể là vũ khí có thật, phản ánh trình độ tổ chức và tư duy quân sự đặc biệt của người Việt cổ.
2025-07-06 21:00:00

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM

Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
2025-07-06 15:28:43
Đang tải...