Nhận bảo lãnh không đúng pháp luật!?

2016-03-08 01:27:34 0 Bình luận
Dư luận vô cũng thắc mắc là tại làm sao mà Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn có cả bộ phận pháp chế giúp việc, am hiểu pháp luật mà lại nhận bảo lãnh khoản vay lớn như vậy bằng một tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý, dẫn đến việc Văn phòng đăng ký đất đai- Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lạng Sơn từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này.
Theo quy định trong Bộ luật Dân sự thì nội dung bảo lãnh có nghĩa là bên bảo lãnh phải dùng tài sản của mình hoặc tự mình phải thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây ra thiệt hại cho bên nhận bảo lãnh. Điều đó có nghĩa là nếu Công ty cổ phần thương mại siêu thị Đồng Tiến không trả được lãi, trả được nợ cho Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn thì HTX Đông Tiến, mà ở đây bao gồm toàn bộ 28 xã viên sẽ phải có trách nhiệm cùng nhau trả lãi, trả nợ thay cho Công ty cổ phần thương mại siêu thị Đồng Tiến. Trường hợp không trả nợ hoặc không trả được nợ thì lúc đó Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn sẽ xử lý tài sản bảo đảm là tài sản trên đất và quyền sử dụng mảnh đất mà HTX Đồng Tiến đem bảo lãnh cho khoản vay của Công ty cổ phần thương mại và siêu thị Đồng Tiến.

Chưa hết, theo quy định tại Điều 3 Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2012, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013 thì HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu có tư cách pháp nhân, tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của nhân viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý. Điều đó có nghĩa là quyền sử dụng đất của HTX Đồng Tiến là cùng của 28 xã viên. Điều 30 của luật này cũng quy định Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất đối với HTX và việc dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bảo lãnh vay vốn cho Công ty cổ phần thương mại siêu thị Đồng Tiến tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn là một nội dung công việc bắt buộc phải thông qua Đại hội xã viên và phải được sự đồng ý của trên 75% xã viên.

Ấy thế nhưng, như chúng tôi đã thông tin ở bài viết trước, mặc dù chưa được thông qua tại Đại hội xã viên, ông Phạm Văn Từ - Chủ nhiệm HTX Đồng Tiến đã tự ý mang “sổ đỏ” của HTX bảo lãnh với Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn, trong khi theo Luật HTX thì ông Từ cũng chỉ là một đồng chủ sử dụng như bao thành viên khác. 

Như vậy, có thể nói Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn đã nhận bảo lãnh tín dụng bằng một tài sản thuộc sở hữu tập thể nhưng chưa được tập thể đồng ý. Nói tóm lại, hợp đồng bảo lãnh này nếu phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sẽ bị coi là vô hiệu và Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn sẽ không thể xử lý được tài sản bảo đảm. Đây có thể là một cảnh báo sớm nhưng tiên lượng rất dễ xẩy ra vì dư nợ vốn vay, nguồn thu, nguồn trả nợ của Công ty cổ phần thương mại siêu thị Đồng Tiến đang khiến nhiều xã viên HTX Đồng Tiến phải hoài nghi.

Dư luận vô cũng thắc mắc là tại làm sao mà Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn có cả bộ phận pháp chế giúp việc, am hiểu pháp luật mà lại nhận bảo lãnh khoản vay lớn như vậy bằng một tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý, dẫn đến việc Văn phòng đăng ký đất đai- Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lạng Sơn từ chối đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản này. Nhưng bất chấp các quy định của pháp luật về cho vay nói trên, Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Lạng Sơn vẫn cứ cấp hạn mức tín dụng 25 tỷ đồng và đến nay đã giải ngân gần hết cho Công ty cổ phần thương mại siêu thị Đồng Tiến. 

Góp phần vào “thành công ngoạn mục” của giao dịch vay mượn này không thể không kể đến sự giúp sức đắc lực của Văn phòng công chứng Ấn Vượng TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn mà chúng tôi sẽ tiếp tục có bài phản ánh.

Điều 30. Đại hội thành viên

1. Đại hội thành viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội thành viên thường niên và đại hội thành viên bất thường. Đại hội thành viên được tổ chức dưới hình thức đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (sau đây gọi chung là đại hội thành viên). Đại hội thành viên có quyền và nhiệm vụ theo quy định tại Điều 32 của Luật này.

2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có 100 thành viên, hợp tác xã thành viên trở lên có thể tổ chức đại hội đại biểu thành viên.

3. Tiêu chuẩn đại biểu và trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định.

4. Số lượng đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên do điều lệ quy định nhưng phải bảo đảm:

a) Không được ít hơn 30% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 100 đến 300 thành viên, hợp tác xã thành viên;

b) Không được ít hơn 20% tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ trên 300 đến 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên;

c) Không được ít hơn 200 đại biểu đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trên 1000 thành viên, hợp tác xã thành viên.

5. Đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên phải thể hiện được ý kiến, nguyện vọng và có trách nhiệm thông tin về kết quả đại hội cho tất cả thành viên, hợp tác xã thành viên mà mình đại diện.


Điều 32. Quyền hạn và nhiệm vụ của đại hội thành viên

Đại hội thành viên quyết định các nội dung sau đây:

1. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động trong năm; báo cáo hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;

2. Phê duyệt báo cáo tài chính, kết quả kiểm toán nội bộ;

3. Phương án phân phối thu nhập và xử lý khoản lỗ, khoản nợ; lập, tỷ lệ trích các quỹ; phương án tiền lương và các khoản thu nhập cho người lao động đối với hợp tác xã tạo việc làm;

4. Phương án sản xuất, kinh doanh;

5. Đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất;

6. Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, liên doanh, liên kết; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; tham gia liên hiệp hợp tác xã, tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

7. Tăng, giảm vốn điều lệ, vốn góp tối thiểu; thẩm quyền quyết định và phương thức huy động vốn;

8. Xác định giá trị tài sản và tài sản không chia;

9. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

10. Việc thành viên hội đồng quản trị đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);

11. Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tăng, giảm số lượng thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát;

12. Chuyển nhượng, thanh lý, xử lý tài sản cố định;

13. Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

14. Sửa đổi, bổ sung điều lệ;

15. Mức thù lao, tiền thưởng của thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; tiền công, tiền lương và tiền thưởng của giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc) và các chức danh quản lý khác theo quy định của điều lệ;

16. Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật này;

17. Những nội dung khác do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên đề nghị.
(Trích quy định về Đại hội xã viên Luật HTX năm 2012 của Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam)

 


Điều 335. Bảo lãnh

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.


Điều 336. Phạm vi bảo lãnh

1. Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.

2. Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

4. Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.


Điều 338. Nhiều người cùng bảo lãnh

Khi nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ thì phải liên đới thực hiện việc bảo lãnh, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định bảo lãnh theo các phần độc lập; bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người bảo lãnh liên đới phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.

Khi một người trong số những người bảo lãnh liên đới đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì có quyền yêu cầu những người bảo lãnh còn lại phải thực hiện phần nghĩa vụ của họ đối với mình.


Điều 339. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.

2. Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi nghĩa vụ chưa đến hạn.

3. Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.


Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

(Trích quy định về bảo lãnh trong Bộ luật Dân sự của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam)

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tại sao xe ô tô điện bị cháy lại khó dập hơn xe chạy xăng dầu?

Xe điện ít bị cháy hơn xe sử dụng động cơ xăng dầu truyền thống nhưng một khi cháy, pin lithium-ion trong xe điện sẽ khó dập tắt hơn nhiều.
2024-09-09 01:01:00

Hàn Quốc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe chung cư

Hàn Quốc đang rục rịch triển khai một loạt biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ hỏa hoạn từ ô tô điện, trong đó có việc sẽ cấm ô tô điện sạc hơn 90% pin vào hầm đỗ xe tại các khu chung cư.
2024-09-09 00:56:00

Không để sơ hở, trục lợi, tạo cơ chế xin cho khi mua bán điện mặt trời

Đó là nội dung được nêu trong kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
2024-09-09 00:46:00

Thị xã Ba Đồn-Quảng Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

UBND tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức cuộc họp để thẩm định và xét công nhận các địa phương trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu trong giai đoạn 2023 - 2025.
2024-09-08 16:00:00

Phát huy vai trò của doanh nghiệp thương binh trong việc bảo vệ môi trường

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự thay đổi về hành vi và nhận thức của xã hội đã tạo ra cả áp lực và động lực mới cho doanh nghiệp thương binh trong việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường
2024-09-08 11:35:16

Thiệt hại do bão YAGI gây ra tại các địa phương

Trong ngày 7/9, siêu bão YAGI đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh phía Bắc gây thiệt hại rất lớn cho các địa phương như Quảng Ninh, Hải phòng, Hà Nội... Nhiều nhà dân, trường học, đường phố hư hỏng nặng nề, còn nhiều thiệt hại ở mức rất lớn và chưa thể thống kê chính xác.
2024-09-08 10:20:02
Đang tải...