Nhận thức đúng về trẻ tự kỷ để bé hoà nhập cộng đồng

2022-04-01 13:52:16 0 Bình luận
Cha mẹ, người lớn còn chưa hiểu và quan tâm nhiều đến căn bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Thế giới của những đứa bé này bị giới hạn về mọi mặt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính trên thế giới cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Tự kỷ là một rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ xuất hiện sớm trong những năm đầu đời. Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi.

Nếu các dấu hiệu báo động của tự kỷ không được phát hiện kịp thời để cha mẹ đưa trẻ đi thăm khám và can thiệp, hội chứng rối loạn của não bộ càng trở nặng.

Trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu sau: thứ nhất, hạn chế tương tác với người khác trong nhiều bối cảnh: gọi tên ít quay lại; hạn chế tiếp xúc mắt với cha mẹ và người khác; không chia sẻ điều trẻ thích; không chia sẻ cảm xúc; không chơi chung; thiếu tương tác với mọi người; khó khăn trong việc chơi đòi hỏi trí tưởng tượng hoặc kết bạn…

Thứ hai, trẻ giảm khả năng giao tiếp: chậm nói; không thể hiện ngôn ngữ cơ thể; hay nhại lời; phát âm thanh lạ vô nghĩa; không hiểu và không biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp…

Thứ ba, trẻ có các hành vi lặp đi lặp lại: thích tự xoay tròn; thích nhìn vật xoay tròn; thích sắp xếp đồ vật thành hàng thẳng; khó thích nghi với những thay đổi mới; lăng xăng tăng động…

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được những con số xác thực để kết luận về nguyên nhân nào đưa đến chứng tự kỷ. Mỗi cách tiếp cận khác nhau đưa ra những giả thuyết khác nhau về hội chứng như cấu tạo não bất thường, thiếu cân bằng về kích thích tố, dị ứng, di truyền, nhiễm độc thủy ngân, thiếu sinh tố, hở màng ruột, căn nguyên tâm lý, tổn thương trong khi sinh…

Tuy nhiên, tựu trung tự kỷ được xem là một khuyết tật bẩm sinh. Tự kỷ không phải là hậu quả của việc cha mẹ thiếu chăm sóc trẻ hay do phản ứng phụ của các loại vắc xin như nhiều người vẫn nghĩ.

Trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều suy nghĩ sai lệch về hội chứng tự kỷ. Dưới đây là những quan niệm phản khoa học thường gặp hơn cả.

Thứ nhất, tự kỷ là bệnh. Điều này không đúng. Tự kỷ là một hội chứng, không phải bệnh, không lây lan từ người này sang người khác. Nếu coi tự kỷ là bệnh, chúng ta sẽ đi tìm thuốc chữa và hy vọng trẻ có thể bình phục hoàn toàn mà không quan tâm đến các phương pháp can thiệp (can thiệp chứ không phải chữa trị) một cách hiệu quả đã được khoa học chứng minh. Điều này dẫn đến tình trạng tự kỷ ở trẻ ngày một nặng hơn.

Thứ hai, tự kỷ có thể chữa được. Điều này không đúng. Hiện nay, chúng ta chưa có thuốc chữa hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ được phát hiện và can thiệp sớm vẫn có thể phát triển tương đối bình thường, hòa nhập được với cộng đồng. Với trường hợp nặng hơn, các biện pháp can thiệp chỉ có thể giúp trẻ ổn định và biết cách giao tiếp hơn.

Thứ ba, tự kỷ là do trẻ không có được sự quan tâm đầy đủ từ cha mẹ. Điều này không đúng. Xã hội và cả một số bác sỹ đổ lỗi cho cha mẹ vì không biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, thiếu quan tâm đến con, dẫn đến việc con bị tự kỷ. Nhiều người làm cha làm mẹ cũng nghĩ như vậy, họ tự kết án bản thân. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chứng minh rằng chứng tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển bẩm sinh. Nếu cha mẹ ít quan tâm, gần gũi, không nói chuyện với trẻ, đó chỉ là những yếu tố có thể làm cho tình trạng tự kỷ trở nên nặng hơn.

Thứ tư, trẻ tự kỷ thường lầm lì, không thích kết bạn. Điều này không đúng. Trẻ em mắc chứng tự kỷ không chơi và tương tác, giao tiếp với những đứa trẻ khác không phải vì các em "không muốn" mà vì "không biết làm thế nào để chơi cùng."

Thứ năm, mọi trẻ tự kỷ đều có biểu hiện giống nhau. Điều này không đúng. Trẻ bị mắc rối loạn tự kỷ thường gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, giao tiếp, hành vi và sở thích bất thường. Có thể coi tự kỷ là một dạng khuyết tật về giao tiếp. Tuy nhiên, các triệu chứng xuất hiện khác nhau với tính chất nghiêm trọng khác nhau ở từng đứa trẻ riêng biệt. Không có hai đứa trẻ tự kỷ nào có những biểu hiện giống hệt nhau.

Thứ sáu, mọi đứa trẻ tự kỷ đều có trí tuệ kém. Điều này không đúng. Theo số liệu thống kê, có khoảng 70-80% trẻ em tự kỷ có chỉ số IQ dưới trung bình. Nhiều trẻ bị thiểu năng trí tuệ. Số còn lại có chỉ số IQ từ trung bình trở lên. Vẫn có những trẻ tự kỷ trở thành thiên tài (có khả năng nổi bật về một lĩnh vực nào đó) chiếm từ 1 đến 2%.
.
Thứ bảy, trẻ tự kỷ không nói, không giao tiếp bằng mắt được. Điều này không đúng. Khoảng từ 40 đến 50% trẻ em tự kỷ hầu như hoặc hoàn toàn không nói được là do bị thiểu năng trí tuệ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ tự kỷ được phát hiện sớm và được trị liệu ngôn ngữ tập trung, thì có đến 3/4 trẻ tự kỷ sẽ nói được. Rất nhiều trẻ tự kỷ vẫn có giao tiếp mắt, mặc dù không được như những đứa trẻ bình thường.

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 – 2030.

Chương trình đưa ra các giải pháp để trẻ tự kỷ được trợ giúp y tế, trợ giúp giáo dục, hướng nghiệp, lao động trị liệu, hỗ trợ sinh kế và văn hóa, thể thao; phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội làm nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục phục hồi chức năng đối với trẻ em tự kỷ; truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về chứng tự kỳ và các biện pháp trợ giúp.

Chương trình đặt ra mục tiêu là trong giai đoạn 2021 - 2025, mỗi năm có ít nhất 80% trẻ em tự kỷ được tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; ít nhất 80% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục…

Luật Người khuyết tật năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2011) không phân loại riêng hội chứng tự kỷ mà xếp chung vào 6 nhóm khuyết tật: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.

Sau 8 năm Luật Người khuyết tật đi vào cuộc sống và bộc lộ những bất cập trong quá trình thực thi thì đầu năm 2019, Cục Bảo trợ (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã chính thức bổ sung thuật ngữ “tự kỷ” vào Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 2/1/2019. Theo đó, khoản 3, Điều 6, các mẫu phiếu xác định mức độ khuyết tật ghi rõ: Người khuyết tật ”có kết luận của cơ sở y tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm” đủ điều kiện để tham gia xác định mức độ khuyết tật và hưởng các chính sách dành cho người khuyết tật.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiến nghị Quốc hội xem xét để sớm đưa vào chương trình xây dựng dự án luật để quyền lợi của trẻ tự kỷ được luật hoá và được bảo đảm nhất; kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm có những quy định rõ ràng và phù hợp đối với trẻ tự kỷ để cho các em có cơ hội được tiếp cận giáo dục hòa nhập; quy định về đội ngũ giáo viên đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn, yêu cầu như thế nào; quy định về trang thiết bị như thế nào; quy định về các điều kiện để cho có một chính sách ưu tiên riêng cho trẻ em tự kỷ

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Chia sẻ về chữ “thật” của TH true MILK tại Diễn đàn Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng chất lượng sản phẩm và mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.
2024-04-19 17:55:22

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Ngày 18/4, trong khuôn khổ “Tuần lễ bền vững”, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về Thúc đẩy phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng.
2024-04-19 11:24:44

Giải pháp phát triển nhà ở xã hội

Để hướng tới mục tiêu một triệu căn hộ trong 10 năm nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân, Bộ Xây dựng cần chủ trì phối hợp với các địa phương để có đánh giá tổng thể về nhu cầu nhà ở theo từng phân khúc, để có tham mưu cơ chế chính sách sát thực tế.
2024-04-19 09:57:41

Việt Nam và Australia hợp tác phát triển thị trường điện cạnh tranh

Ngày 17/4, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) đã ký biên bản ghi nhớ (MoU) về hợp tác nhằm hỗ trợ phát triển thị trường điện cạnh.
2024-04-19 09:47:51

Standard Chartered Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác đầu tư năng lượng sạch

Ngày 16/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam công bố việc ký kết Bản ghi nhớ giữa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam, với cam kết thúc đẩy tài chính xanh và phát triển ngành năng lượng sạch tiên tiến tại Việt Nam.
2024-04-19 09:42:00

Hải Phòng chi hơn 1,3 tỷ đồng tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên

UBND TP. Hải Phòng ban hành Kế hoạch 93/KH-UBND về triển khai các hoạt động thăm, tặng quà thân nhân liệt sỹ, chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, là những người đã có nhiều cống hiến, hi sinh… trong chiến dịch lịch sử.
2024-04-19 08:15:51
Đang tải...