Nhiều người Việt đang “ăn để chết”
Quá nguy hiểm khi trộn phẩm nhuộm công nghiệp vàng
O
Gần đây, ở Hải Dương đã
phát hiện một doanh nghiệp sử dụng chất vàng O để trộn vào thức ăn chăn nuôi gà
và heo, bán cho người chăn nuôi. Được biết, chất này khi đưa vào thức ăn chăn
nuôi nhằm làm da và chân gà vàng đẹp, thịt heo màu đỏ tươi, tăng giá trị về cảm
quan với người tiêu dùng, nhưng thực nghiệm trên động vật cho thấy vàng O có
nguy cơ gây ung thư, biến đổi gen và có khả năng di truyền qua các thế hệ.
Ngoài ra, chất này có thể gây kích ứng rất dữ dội, nếu tiếp xúc với da sẽ gây
ngứa và bong tróc da, tiếp xúc qua đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản,
qua đường tiêu hóa gây đau bụng, nôn ói, đau rát cổ, tiêu chảy. Điều đáng sợ là
nó có thể tích tụ trong thịt của gia súc gia cầm, rất khó đào thải. Bên cạnh
đó, vì chất này nguyên thủy được sử dụng trong công nghiệp nên cũng không được
lọc hết kim loại nặng. Người ăn phải những gia súc bị tích tụ những kim loại
này nặng có thể chịu nhiều hậu quả như hư gan, mật, vô sinh hay bệnh mau quên,
chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra còn có thể gây ung thư.
Nguy
cơ tiềm ẩn của trà sữa trân châu
Trà sữa trân châu – thức
uống yêu thích của giới trẻ. Thông tin về món trà sữa trân châu chủ yếu được
làm từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con, từ lốp
xe, giày da cũ... gần đây đang khiến cho dư luận hết sức hoang mang. Nhiều thí
nghiệm được thực hiện khẳng định hạt trân châu có tính kết dính và co giãn rất
mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày lâu ngày, những hạt trân châu này sẽ khó có
thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi đường
tiêu hóa, loãng xương và ung thư hiện nay.
Trái
cây ngâm thuốc tẩy
Sử dụng những loại hóa
chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc để ngâm vào những trái dừa tươi đã và đang đe
dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, tạo những hệ quả khó có thể
lường trước. Theo một số chuyên gia về an toàn vệ sinh thực phẩm, hóa chất tẩy
trắng dừa tươi, khi ngấm vào ruột và nước dừa dễ dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Nếu chất độc hại bị hấp thu vào cơ thể có thể bị buồn nôn, đau bụng. Khi tích tụ
lâu ngày với liều lượng lớn, những hóa chất này sẽ dẫn đến một số bệnh về hô hấp,
da, thậm chí có thể gây ra tình trạng đột biến các tế bào, có nguy cơ bị ung
thư cao.
Thịt
thối thành thịt tươi
Để biến những miếng thịt thối thành thịt tươi, một số
chủ kinh doanh đã sử dụng loại hóa chất có tên là Săm – pết. Loại hóa chất này
có mầu trắng mịn, không mùi, dễ tan trong nước, đóng trong các túi ni lông với
trọng lượng 1kg. Khi
ăn loại thực phẩm có tẩm loại hóa chất này sẽ làm làm
suy giảm khả năng vận chuyển oxy đến các tế bào, tăng nguy cơ gây ung thư và đặc
biệt nó có thể gây ra triệu chứng xanh xao ở trẻ em.
Thịt đã để lâu ngày dẫn
đến thối rữa, chỉ cần pha bột săm – pết, quấy tan trong nước rồi ngâm thịt vào.
Chỉ trong vòng 5 phút, thịt thối sẽ trở lên hồng hào, ko còn mùi hôi thối. Nhìn
bề ngoài, người dân không thể biết được đây là thịt thối được ngâm từ hóa chất
độc hại.
Bột săm - pết đang được bán tràn lan trên thị trường Hà Nội và được dùng để tẩy rửa thịt ôi.
Trứng
gà Trung Quốc thành trứng gà ta
Hóa chất có tên
axitclohidric, chất này được hòa với nước lã theo một tỉ lệ nhất định, sau đó đổ
trứng vào ngâm trong vài phút, vớt trứng ra lau nhẹ, lau đến đâu như có phép thần
đến đó. Công nghệ này có thể biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta một
cách hoàn hảo để che mắt người tiêu dùng. Người tiêu dùng rất khó để phân biệt
đâu là trứng gà ta thật, đâu là trứng ga ta giả.
Tại Việt Nam, chỉ
trong 6 tháng đầu năm, TP.Hà Nội đã kiểm tra 57.666 lượt cơ sở, trong đó, xử lý
hành chính đối với 7.113 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm; 1.771 cơ sở bị phạt
hành chính với số tiền hơn 8,8 tỉ đồng. Còn theo thống kê sơ bộ của Bộ Y tế,
trung bình ở nước ta mỗi năm có khoảng 150.000 người mắc ung thư mới và có khoảng
75.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này - đây chỉ là con số thống kê được, nhỏ
hơn rất nhiều so với con số không được thống kê.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, xu thế mắc ung thư không ngừng gia tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hầu hết các nước trên thế giới. Nguyên nhân được cho là do môi trường ô nhiễm và thực phẩm nhiễm độc. GS.TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam cho rằng, những gì tác động vào nhân tế bào đều có thể gây ung thư, trong đó hơn 80% nguyên nhân là do môi trường bên ngoài, còn tỷ lệ tự đột biến rất thấp (chỉ chiếm khoảng 10%). Điều đáng bàn là trong các tác nhân môi trường bên ngoài, thức ăn đứng đầu trong các nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất đến căn bệnh này (chiếm khoảng 40%), đứng thứ 2 mới là do hút thuốc lá (chiếm 30%).
PGS.TS Ngô Thị Thu Thoa, nguyên Phó Trưởng khoa Giải phẫu bệnh - tế bào (Bệnh viện K Hà Nội) cũng cho biết, ung thư không giống như những bệnh truyền nhiễm hay bệnh nhiễm khuẩn có thể phát hiện ra ngay. Việc tích lũy bệnh là quá trình lâu dài, tùy theo cơ địa mỗi người. Càng hấp thụ vào cơ thể lượng thực phẩm nhiễm độc nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng lớn. Những bệnh ung thư dễ mắc nhất do sử dụng thực phẩm chứa hóa chất độc hại, đó là ung thư dạ dày, gan, đại tràng… "Không thể "trốn" được ung thư nếu tiếp tục phải sử dụng những thực phẩm "bẩn", những thực phẩm không được nuôi, trồng an toàn như hiện nay".
Trót ăn để rồi “chết tiền”
là ác mộng nhưng chỉ là ác mộng đối với những thực khách, du khách khi du lịch ở
Việt Nam. Nhưng ăn để rồi chết theo đúng nghĩa đen của nó thì quả là ác mộng đối
với cả xã hội bởi nó để lại hậu quả khôn lường, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đến
chất lượng sống của nhiều thế hệ, làm suy giảm giống nòi.
Tuyên truyền, vận động, chế tài, tẩy chay hay hình sự… đều rất cần áp dụng. Song có lẽ, rất cần một “liều thuốc” cực mạnh lúc này từ các cơ quan quản lý Nhà nước để chặn đứng ngay lòng tham, sự gian dối và những hoạt động kinh doanh vô đạo đức đang diễn ra hàng ngày.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.