Nhìn lại những sự kiện tiêu biểu ngành Y tế năm 2015
1. Luật bảo hiểm y tế toàn dân
Luật bảo hiểm y tế sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 với nhiều điểm mới,
trong đó quy định việc mua bảo hiểm y tế là bắt buộc và thực hiện mua theo hộ gia
đình với một số nhóm. Người dân được giảm trừ dần mức
đóng. Người thứ nhất đóng mức 4,5% lương cơ sở - khoảng 600.000 đồng một năm;
người thứ hai, ba, tư lần lượt bằng 70, 60, 50% mức đóng của người thứ nhất. Từ
người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. Ban đầu quy định
chưa rõ ràng, nhiều địa phương máy móc thực hiện đã gây phiền hà cho người dân.
Một điểm mới đáng chú ý là khi vượt tuyến trung ương, người bệnh chỉ được thanh toán 40% chi phí nằm viện điều trị nội trú; người đi khám, kê đơn, điều trị ngoại trú sẽ không được thanh toán. Luật cũng bỏ quy định cùng chi trả 5% với người nghèo, người dân tộc thiểu số đang sinh sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; giảm mức chi trả từ 20% xuống 5% với thân nhân khác của người có công và hộ cận nghèo. Đồng thời bổ sung quy định thanh toán 100% khi có thời gian tham gia bảo hiểm 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương 7 triệu đồng).
Ngoài ra,
từ năm học 2015-2016, học sinh,
sinh viên phải đóng bảo hiểm y tế tăng từ 3% mức lương cơ sở
lên 4,5% và tính theo năm tài chính.
2. 2. Luật cho
phép thực hiện chuyển giới
Bộ luật dân sự (sửa đổi) được Quốc hội thông qua sáng 24/11/2015 đã thừa nhận
quyền chuyển đổi giới tính.
Ủy ban
Thường vụ Quốc hội cho hay, việc chuyển đổi giới tính liên quan đến những yêu cầu
và điều kiện khác nhau về độ tuổi, tình trạng hôn nhân, các vấn đề về an sinh
xã hội, y tế và nhiều vấn đề xã hội khác.
Do đó,
pháp luật Việt Nam cần ghi nhận vấn đề này nhằm đáp ứng nhu cầu của một bộ phận
trong xã hội, đồng thời cũng bảo đảm tính thận trọng, phù hợp với thông lệ quốc
tế và không trái với truyền thống, phong tục tốt đẹp của dân tộc.
Liên quan
đến quyền xác định lại giới tính (Điều 36), Bộ luật dân sự (sửa đổi) quy định:
Cá nhân có quyền xác định lại giới tính; Việc xác định lại giới tính của một
người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm
sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định
rõ giới tính;
Việc xác
định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật; Cá nhân đã thực
hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch
theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới
tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên
quan.
Theo các
chuyên gia y tế, Việt Nam hoàn toàn làm chủ được kỹ thuật chuyển giới. Nếu luật
thông qua, các cơ sở y tế được phép thực hiện chuyển giới sẽ được Bộ Y tế có
văn bản kèm thông tư hướng dẫn.
Việc cho
phép chuyển đổi giới tính trong nước, người đồng giới vô cùng hạnh phúc vì họ
có cơ hội tìm lại chính mình và được chăm sóc y tế theo đúng quyền lợi của họ.
Điều này giúp người chuyển giới có cơ hội tăng tuổi thọ.
3. 3. Mang thai hộ
Đầu năm
2015, luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi có hiệu lực cho phép mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo. Mang thai hộ được chỉ định trong trường hợp phụ nữ không có
tử cung hoặc dị dạng tử cung bẩm sinh không thể mang thai hay bị cắt tử cung.
Phụ nữ mắc các bệnh mà việc mang thai có thể ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và
thai nhi. Người sẩy thai nhiều lần, tử cung không thể giữ thai đến đủ tháng và
thất bại nhiều lần với kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Ước tính
mỗi năm, nước ta có khoảng 500 - 700 trường hợp có nhu cầu nhờ mang thai hộ. Bước
đầu có 3 bệnh viện được
phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ gồm: Phụ sản Trung ương,
Trung ương Huế và Từ Dũ. Trường hợp mang thai hộ
đầu tiên tại TP HCM là một nữ Việt kiều 44 tuổi, nhiều lần
chữa trị vô sinh tại Mỹ và Việt Nam đều thất bại. Khi pháp luật Việt Nam cho
phép mang thai hộ, người phụ nữ này về nước làm hồ sơ thủ tục nhờ người em họ
mang thai giúp.
Điều nhiều
chuyên gia lo ngại là một số người có thể lợi dung quy định này thực hiện hành
vi mang thai hộ vì mục đích
thương mại. Thứ trưởng Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng, điều này rất
khó bởi các quy định của pháp luật hết sức chặt chẽ. Thỏa thuận mang thai
hộ phải có thông tin đầy đủ, cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ của cả hai
bên, lập thành văn bản có công chứng, có xác nhận của cơ sở y tế thực hiện và
không được ủy quyền cho bên thứ ba.
4. 4. Thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của
cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là bước đột phá của ngành Y tế.
“Đổi mới
phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
là một trong những đột phá của ngành y tế sau khi ngành triển khai một loạt các
chính sách đồng bộ về đầu tư cơ sở hạ tầng, đổi mới cơ chế tài chính, bảo hiểm
y tế toàn dân, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh thông qua Đề án giảm tải bệnh
viện và Đề án Bệnh viện vệ tinh chuyển giao kỹ thuật cao cho bệnh viện tuyến dưới.
5. 5. Tổ chức Y tế
thế giới công nhận Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng Hệ thống quản lý quốc gia
về vắc xin (NRA)
Sau 14
năm chuẩn bị, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 39 được Tổ chức Y
tế Thế giới công nhận đạt tiêu chuẩn cơ quan quản lý quốc gia về vắc xin trong
tổng số 43 nước có sản xuất vắc xin trên thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đánh
giá hệ thống quản lý quốc gia về vắc xin của Việt Nam (NRA) với kết quả rất xuất
sắc, khi tất cả các chức năng đều đạt trên 90%, trong đó có 3 chức năng đạt
100%, bình quân cả 6 chức năng NRA đạt 95%, đã cho thấy chất lượng vắc xin của
Việt Nam đã thực sự hội nhập bằng tiêu chuẩn quốc tế. Với kết quả này, Việt Nam
đã mở ra cơ hội xuất khẩu vắc xin, bởi hiện nay, trên thế giới không có nhiều
nước sản xuất được vắc xin. Nhưng điều quan trọng hơn là, với chất lượng vắc
xin đạt tiêu chuẩn quốc tế, việc triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng của
nước ta càng thêm cơ hội thành công.
6. Đổi mới toàn
diện và đồng bộ hệ thống tổ chức y tế tại tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh để
hội nhập và phát triển.
Đây là cơ
sở hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của trạm y tế xã, phường, thị trấn. Sau nhiều
năm, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trạm y tế xã được xác định và
quy định rõ. Và cũng chính là cơ sở thống nhất trong quản lý, chỉ đạo điều hành
của ngành y tế từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; thuận lợi trong điều động,
luân chuyển, huy động cán bộ, viên chức sự nghiệp y tế ở địa phương; khắc phục
những bất cập như: còn nhiều đầu mối đơn vị sự nghiệp ở tuyến huyện, chưa phù hợp
với điều kiện thực tế về các nguồn lực; Đổi mới hệ thống theo tinh thần cải
cách hành chính: tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; Bảo đảm tính bền vững; Tổ chức
triển khai theo lộ trình, phù hợp với thực tế của địa phương.
7. Bộ Y tế thực
hiện hiệu quả Đề án giảm tải bệnh viện và Bệnh viện vệ tinh nhằm nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh.
Hoạt động
hiệu quả của mô hình bệnh viện vệ tinh giúp giảm tỉ lệ chuyển tuyến đạt từ
65-100% số ca chuyển tuyến ở những chuyên khoa thực hiện chuyển giao kỹ thuật tại
các bệnh viện vệ tinh. Giúp người dân không cần chuyển lên tuyến trên vẫn được
điều trị và sử dụng các kỹ thuật cao trong khám chữa bệnh, giúp giảm quá tải
cho bệnh viện tuyến trên, và chi phí cho người bệnh.
8. Khánh
thành đưa vào sử dụng, khởi công nhiều công trình y tế hiện
Khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều cơ sở khám và điều trị của các bệnh viện Trung ương và tuyến tỉnh đã làm giảm đáng kể tình trạng nằm ghép của nhiều năm trước đây như Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Lão khoa, Bệnh viện Nội tiết, và hàng loạt các bệnh viện địa phương: bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị, bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa, Bệnh viện Thống nhất Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Nghệ An…
9. Ngành y tế Việt Nam - 60 năm làm theo lời Bác dạy và đón nhận Huân chương độc lập hạng nhất lần 2.
10. Ca ghép đa tạng xuyên Việt đầu tiên từ bệnh nhân chết não và sự ra đời của Hội vận động hiến tạng bước đầu đã tạo phong trào hiến tạng, mô, bộ phận cơ thể người
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.