Những người nằm lại và điều day dứt nhất

2017-07-26 10:26:58 0 Bình luận
“Điều day dứt nhất là chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng vẫn còn khoảng 200 nghìn liệt sĩ còn nằm lại ở nơi này nơi khác và vẫn còn 300 nghìn liệt sĩ chưa rõ danh tính”, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Theo người đứng đầu ngành Lao động, Thương binh và Xã hội, trong năm nay, Bộ đã lựa chọn hai khâu đột phá là thực hiện tốt nhất công tác đền ơn đáp nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ và giải quyết các hồ sơ tồn đọng về người có công.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhắc nhở năm 2017 là kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ, ý nghĩa rất lớn, Bộ cần sớm đề xuất để tổ chức các hoạt động kỷ niệm xuyên suốt, tạo động lực cho toàn dân chăm lo, tri ân người có công. Trong đó, việc cần quan tâm đầu tiên là vẫn còn nhiều trường hợp kê khai đề nghị hưởng chính sách nhưng chưa được hưởng hoặc hưởng chưa đầy đủ.

Đây cũng là trăn trở của người đứng đầu Chính phủ. Theo Thủ tướng, “chúng ta chưa thể yên lòng khi cuộc sống của một số gia đình người có công còn khó khăn, khi vẫn còn những người, những gia đình chưa được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước; vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, chưa xác định được danh tính. Những điều này để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi cán bộ chúng ta”.

Theo thống kê, hiện có 28.500 trường hợp đang kê khai đề nghị hưởng chính sách người có công, trong đó 5.900 trường hợp đề nghị công nhận thương binh, liệt sĩ và người hưởng chính sách như thương binh.

“Có mấy việc day dứt nhất, là chiến tranh đã đi qua hơn 40 năm, nhưng vẫn còn khoảng 200 nghìn liệt sĩ còn nằm ở nơi này nơi khác, mà càng để lâu càng khó khăn hơn trong việc xác định. Mấy năm vừa qua đã xác định được 12 nghìn liệt sĩ, nhưng vẫn còn 300 nghìn liệt sĩ đã quy tập chưa rõ danh tính”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết.

Vừa qua, Bộ cũng đã ban hành quy trình xử lý với các vụ việc cụ thể với các trường hợp xác minh người có công thiếu thông tin. Từ năm 2016, Bộ đã chủ động phối hợp với các địa phương rà soát, làm thí điểm và tới tháng 5 vừa qua, đã công nhận 86 trường hợp.

Trong đó, Bộ trưởng cho biết trường hợp đáng chú ý nhất sinh năm 1891, tức là năm nay 126 tuổi. Liệt sĩ đã nằm trong nghĩa trang 75 năm, đồng đội đều là liệt sĩ, nhưng nếu chỉ căn cứ vào hồ sơ thì lại không thể được công nhận. Đó là liệt sĩ Đặng Văn Tiết quê Long An, bị địch bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh năm 1942.

“Cuối cùng, Bộ mời tất cả các đồng chí lão thành cùng công tác. Thì tất cả đều nghĩ rằng đồng chí đó được công nhận rồi. Tất cả các đồng chí cùng làm đơn kiến nghị, chúng tôi công khai 3 tháng, không có ai có ý kiến khác. Cuối cùng đồng chí đó được công nhận. Ngày đưa đồng chí về, bà con địa phương ra đón về như đón người thân”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung không giấu được xúc động khi nhắc lại câu chuyện này.

Với nỗ lực này của Bộ cùng với các cấp, các ngành, kết quả, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận và cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 498 liệt sĩ, trong đó có 94 liệt sĩ hy sinh từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Theo Bộ trưởng, đây đều là những hồ sơ tồn đọng nhiều năm, tư liệu, nhân chứng lịch sử không còn nên các địa phương phải khai thác tối đa các nguồn tin từ nhiều kênh khác nhau, thậm chí thông tin trong các nhà tù của địch, sổ sách giấy tờ, nhật ký liên quan, xin ý kiến của các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa… Nhiều trường hợp tổ công tác phải đến 3 quân khu, 4 tỉnh để xác minh thông tin và làm rõ hơn những chứng cứ cần thiết.

Điển hình như các trường hợp của cụ Đặng Văn Tiết đã nói ở trên, các cụ Lê Văn Ý, Nguyễn Văn Khoá hy sinh năm 1945; 21 cán bộ bị địch bắt và giết tại Hải Phòng…

Liên quan tới vấn đề này, một nhiệm vụ đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trực tiếp là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo hết sức quyết liệt, đó là xây dựng quy trình giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận đây là vấn đề hết sức phức tạp và còn nhiều vướng mắc.

“Cá nhân tôi cũng vừa giải quyết về danh tính một liệt sĩ nằm tại Hà Tĩnh. Mặc dù có giám định gen rồi nhưng người thân liệt sĩ đó không chấp nhận. Cuối cùng, tất cả các đơn vị của Bộ phải vào cuộc, Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, thống nhất với gia đình một nguyên tắc là mời một đơn vị của Bộ Quốc phòng giám định, khi đó mới giải quyết được”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung kể lại.

Theo Bộ trưởng, có được kết quả xác minh, công nhận các liệt sĩ như trên là nhờ những nỗ lực cao độ của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của chính quyền địa phương, các nhân chứng lịch sử, các bậc lão thành cách mạng, những đồng chí, đồng đội của người có công.

“Họ đã hết sức mình chắt lọc những chứng cứ dù là nhỏ nhất, những thông tin ít ỏi nhưng vô cùng quý giá, hình thành những cơ sở nhất định để xem xét, xác nhận người có công”, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết và khẳng định trong thời gian tới ngành sẽ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương bằng mọi biện pháp, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 căn bản giải quyết hồ sơ tồn đọng người có công sau chiến tranh.

Bộ cũng sẽ nỗ lực để thực hiện mục tiêu đến năm 2020, xác định bằng phương pháp thực chứng 7 nghìn hài cốt liệt sĩ, bằng phương pháp giám định ADN 70 nghìn hài cốt liệt sĩ.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38
Đang tải...