Những vị thuốc từ Gà
2017-01-30 17:26:26
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Không chỉ là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giá trị và nguyên liệu cho một số ngành đặc biệt, gà còn mang tác dụng y dược phổ biến, đa dạng. Người ta coi gà như “cây thuốc hai chân” vì tất cả những bộ phận từ cơ thể nó đều có thể đem chế được thành thuốc, dùng để tăng sinh lực, phòng chống, chữa trị hiệu quả nhiều bệnh ở người.
Thịt gà
Thịt gà là loại thịt trắng, một thức ăn ngon và bổ, có mùi vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, tổng hợp. Trong thịt gà có 20,6-22,4% protid, 7,5-10,5% lipid, 60 mg% cholesterol; các muối khoáng Ca 12 mg%, P 200 mg%, Fe 1,5 mg%; các vitamin B1 0,15 mg%, B2 0,16 mg%, PP 8,1 mg%; cứ 100 g thịt gà cung cấp năng lượng khoảng 250 calo. Thịt gà thường được tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu; hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng; với đậu đỏ chữa phù thũng; với hoa hiên trị viêm đại tràng; với ngải cứu dùng cho phụ nữ xanh xao, gầy yếu; với gạo nấu cháo (thịt gà mái) ăn thường xuyên dùng cho đàn ông chữa liệt dương…
Theo y dược cổ truyền, thịt gà mang vị hơi ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, lợi tinh tủy, bồi bổ. Đem chế biến cùng một số loài thực vật, nó có thể trở thành vị thuốc hiệu quả chữa trị 15 nhóm loại bệnh: dùng cho phụ nữ suy nhược, gầy còm, huyết hư sau đẻ; cho người viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị chứng ăn vào nôn ói ra; sa thận, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung; đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi; suy nhược cơ thể, trướng bụng không tiêu; kém ăn; thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay; hạ huyết áp; tăng huyết áp, đái tháo đường kèm béo phì; ốm thiếu máu, ho lâu ngày, khó ngủ; tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức; suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu; trĩ, lòi dom; ho gà.
Tác dụng đặc trưng của thịt gà ít nhiều cũng được phản ánh qua màu lông và thể loại gà. Chẳng hạn, gà lông trắng (bạch kê) có tác dụng điều hòa tỳ vị, gà lông vàng (huỳnh kê) chữa bệnh đường tiêu hóa, gà lông đỏ tía (dan hồng kê) làm ấm dạ dày, ấm phổi, trị bệnh về máu, gà lông đen (ô kê) có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau khi đẻ. Thịt gà ác (loài gà thân nhỏ, lông trắng không mượt, toàn bộ da, mắt, thịt, xương, chân đều màu đen) đặc trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi. Thịt gà rừng lại lợi cho gan thận, tăng cường gân cốt, chữa chứng nóng ruột, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh dục. Còn thịt gà tây rất bổ, ít chất béo, chứa nhiều acid béo không bão hòa rất tốt cho các thành mạch, nên tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch.
Tiết gà
Tiết gà có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng chữa thiếu máu, suy nhược, mất sữa, làm khỏi mụn nhọt, ghẻ lở, giải độc, hồi sinh cho người chết lâm sàng vì thắt cổ; chữa trị băng huyết, trúng phong, lệch mắt, méo mồm, đau mắt đỏ, gân xương đau nhức, bong gân gãy xương.
Da gà
Da gà chứa rất nhiều Omega-6 là một loại acid béo không bão hòa làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nên ăn vào có thể phòng chống các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, thấp khớp, hen suyễn và cả ung thư. Tuy nhiên, da gà cũng chứa nhiều mỡ nên trước khi sử dụng cần chế biến loại bỏ mỡ hoặc nếu không loại bỏ thì chỉ ăn ở mức vừa phải.
Xương gà
Xương gà vị hơi mặn, tính ấm, không độc, tác dụng cứng cáp và nối liền gân xương. Dùng ăn phối hợp với thịt gà hầm rau củ, nó là thuốc trị chứng trẻ em gầy ốm, thóp lâu liền, xương yếu, bị sởi, đậu.
Chân gà
Chân gà mang vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, tác dụng bổ dưỡng cơ thể. Dùng ăn dưới dạng luộc, xào, nướng hoặc nấu cao, nó chữa kém ăn, mất ngủ, mệt, gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy, đi đứng không vững; trẻ em da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng; làm đông máu, cầm máu, nhanh lành vết thương; trị ngộ độc, vàng da, bạch đới, yếu sinh lý. Trong chân gà có gân gà mang tác dụng đặc biệt, bổ dưỡng cao, làm mạnh sinh lực, cường gân cốt.
Tim gà
Tim gà tính bình, không độc, có tác dụng chữa chứng phong tà, dùng dưới dạng luộc hoặc nấu cháo ăn.
Gan gà
Gan gà có vị hơi mặn, đắng, tính ấm, tác dụng bổ thận ích can, mạnh dương, dưỡng khí huyết, tăng cường thị lực… Dùng riêng (luộc, hấp, xào, nướng…) hoặc kèm một số gia vị, nó chữa trị đau tim, đau bụng, mất ngủ, liệt dương, thai lậu, có thai máu ra như rong huyết, đau mắt do nhiệt, đau mắt mờ, nhìn đèn nhòe lóa. Chẳng hạn, dùng gan gà nấu canh với lá dâu non hoặc bìm bìm non, ăn chữa quáng gà. Còn dùng gan gà trống trộn với mật cá chép và lòng trứng chim sẻ, ăn sẽ dần chữa liệt dương (có thể ăn sống hoặc sấy khô, viên thành từng hạt nhỏ dùng dần).
Mật gà
Mật gà có vị đắng tanh, tính hàn, giúp giảm ho, long đờm, chống viêm. Dùng cùng một số vị thuốc thực vật, nó chữa được hen sữa ở trẻ nhỏ, ho gà, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm kèm sốt, viêm túi mật, lậu đau buốt, yếu-liệt dương.
Lòng và mề gà
Lòng và mề gà đều mang vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thực, khỏe cơ, ích tạng. Xào nấu cùng các rau củ quả và gia vị, nó trở thành món ăn hấp dẫn trị chứng mệt mỏi đau đầu chóng mặt, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, trẻ em còi cọc chậm lớn và ho đờm lâu ngày; chữa vàng da, kém ăn, bụng đầy, viêm đại tràng, táo bón, trĩ, đái dầm, đái dắt, sỏi thận, yếu sinh lý, di mộng tinh.
Lông gà
Lông gà vị nhạt, tính bình, tác dụng ôn trung nhuận khí. Đem lông gà đốt thành than, tán bột mịn, rắc sẽ chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu; hòa vào nước hoặc rượu uống sẽ trị chứng hạ huyết, làm mạnh phần âm, chữa hóc xương, thận u cục (bôn đồn sán khí), phụ nữ viêm bàng quang, đái dắt, trẻ con khóc đêm.
Màng mề gà
Màng mề gà có vị mặn hơi đắng, tính bình, tác dụng tiêu thực, điều hòa tỳ vị. Sau khi giết gà, mổ đôi mề gà ra, bóc nhẹ lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề, rửa qua, phơi khô hoặc cắt miếng đem sao với cát nóng cho phồng. Khi dùng nướng cháy rồi tán bột hoặc nấu, hãm, sắc cùng một số vị thuốc thực vật, sẽ được thuốc đặc trị trướng bụng, ăn vào nôn ra, kiết lỵ, viêm ruột mãn tính, cảm tẩu mã, lở loét, hóc xương, thiếu máu, xơ gan, sỏi mật, sỏi thận.
Trứng gà
Trứng gà mang vị ngọt tanh, tính hơi hàn, tác dụng bồi bổ, dưỡng sức, giải nhiệt. Lấy lòng trứng gà chế cùng mật ong, đậu đen, ngải cứu, lá mơ…, sẽ chữa trị hiệu quả nhiều chứng bệnh: rụng tóc, tóc bạc, thiếu máu, huyết áp bất thường, suy gan, viêm thận, đau bụng kinh, động thai, đái dầm, kiết lỵ. Riêng lòng trắng trứng gà dùng làm mịn da, giảm hôi nách, ngăn độc, nhuận tràng, dễ sinh nở. Còn riêng lòng đỏ trứng gà dùng chữa suy dinh dưỡng, vết bỏng, lở loét ngoài da và cả xơ vữa động mạch bên trong.
Màng mỏng bên trong vỏ trứng gà đã ấp nở con là chất nhẹ, xốp, hơi dai mà dễ vỡ, được bóc ra dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều lượng mỗi ngày 1,5-2,5 g; có thể dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển.
Vỏ trứng gà đem phơi sao khô, tán thành bột mịn cũng chữa trị được nhiều bệnh. Uống mỗi ngày 3 lần (mỗi lần 2g) sẽ dần chữa được chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày. Đem phối hợp với hạt bông (đã sao cháy đen, tán mịn) rồi trộn bằng rượu, viên thành từng hạt nhỏ, uống với nước cơm vào lúc đói sẽ chữa được khí hư. Vỏ trứng gà tươi phối hợp với rễ cỏ gà, lá chanh, lá táo, vỏ quýt, đem thái nhỏ, sao vàng, sắc uống chữa trị ho gà. Còn vỏ trứng đã ấp nở con đem sao vàng, tán mịn, uống chữa sốt cao, sốt kéo dài; hòa với dầu vừng bôi hàng ngày chữa lở loét; dùng với cây mè đất, vỏ rễ chanh, lá hẹ, cam thảo đất đem sắc với chút nước đường, uống trị ho gà; dùng với bạch chỉ, cam thảo, uống bằng nước nóng, chữa cam mắt, mắt sưng đỏ nhẹ, chảy nước mắt, mắt ra nhiều dử, sợ ánh sáng.
Mào gà
Mào gà vị ngọt nhạt, tính ấm, không độc, tác dụng nhuận bì, thông huyết, bổ dưỡng. Chích lấy máu nhớt của mào gà (kê quan huyết) bôi sẽ đặc trị đinh râu hoặc nhọt ở sống lưng; trộn với hoa đào tán nhỏ đắp lên mặt, lúc khô hẳn lột ra sẽ làm da mịn và trắng; còn trộn với tỏi giã nát, bôi sẽ chữa khỏi vết rắn cắn. Dùng mào gà trống chưa thiến, hấp cách thủy hoặc luộc ăn, mỗi lần 2 cái, mỗi tháng 4-5 lần sẽ trị chứng bế (tắc) kinh, kinh nguyệt không đều.
Tinh hoàn gà
Tinh hoàn gà vị béo, tính bình, không độc, tác dụng ích khí bổ hư, dưỡng tinh huyết. Dùng dưới dạng xào với rau hẹ, hoa lý, giá đỗ hoặc luộc riêng, nấu cháo ăn, nó làm khỏe gân cơ, trị đau lưng, chữa yếu sinh lý.
Nước dịch phân gà
Nước dịch màu trắng trong phân gà (kê phẩn bạch/kê thỉ) vị hơi mặn, tính ấm, tác dụng giải độc, làm liền vết. Đem hong, sao khô, tán nhỏ, hòa vào nước rồi chắt lấy nước trong, uống chữa trúng phong, cấm khẩu. Dùng bột thuốc này thổi vào tai sẽ chữa khỏi nhọt mọc trong tai; đem đốt cháy, tán mịn, chấm bôi chữa được lở vành tai; còn hòa uống với rượu sau bữa ăn (mỗi lần 4 g), sẽ đặc trị nứt nẻ núm vú.
Thịt gà là loại thịt trắng, một thức ăn ngon và bổ, có mùi vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, tổng hợp. Trong thịt gà có 20,6-22,4% protid, 7,5-10,5% lipid, 60 mg% cholesterol; các muối khoáng Ca 12 mg%, P 200 mg%, Fe 1,5 mg%; các vitamin B1 0,15 mg%, B2 0,16 mg%, PP 8,1 mg%; cứ 100 g thịt gà cung cấp năng lượng khoảng 250 calo. Thịt gà thường được tần với tam thất, nấm linh chi hoặc đông trùng hạ thảo để bồi dưỡng và cầm máu; hầm với hạt sen chữa suy dinh dưỡng; với đậu đỏ chữa phù thũng; với hoa hiên trị viêm đại tràng; với ngải cứu dùng cho phụ nữ xanh xao, gầy yếu; với gạo nấu cháo (thịt gà mái) ăn thường xuyên dùng cho đàn ông chữa liệt dương…
Theo y dược cổ truyền, thịt gà mang vị hơi ngọt, tính ấm, không độc, lành mạnh phổi, tác dụng ôn trung ích khí, lợi tinh tủy, bồi bổ. Đem chế biến cùng một số loài thực vật, nó có thể trở thành vị thuốc hiệu quả chữa trị 15 nhóm loại bệnh: dùng cho phụ nữ suy nhược, gầy còm, huyết hư sau đẻ; cho người viêm gan, phụ nữ sau nạo thai, sau đẻ bị chứng ăn vào nôn ói ra; sa thận, sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung; đau bụng, đầy hơi, mệt mỏi; suy nhược cơ thể, trướng bụng không tiêu; kém ăn; thiểu dưỡng gây phù mặt và chân tay; hạ huyết áp; tăng huyết áp, đái tháo đường kèm béo phì; ốm thiếu máu, ho lâu ngày, khó ngủ; tinh thần mệt mỏi, xương khớp tê nhức; suy nhược cơ thể, ho lao, sau khi đẻ gầy yếu; trĩ, lòi dom; ho gà.
![]() |
Thịt gà chế biến cùng một số loài thực vật, nó có thể trở thành vị thuốc hiệu quả chữa trị 15 nhóm loại bệnh. |
Tác dụng đặc trưng của thịt gà ít nhiều cũng được phản ánh qua màu lông và thể loại gà. Chẳng hạn, gà lông trắng (bạch kê) có tác dụng điều hòa tỳ vị, gà lông vàng (huỳnh kê) chữa bệnh đường tiêu hóa, gà lông đỏ tía (dan hồng kê) làm ấm dạ dày, ấm phổi, trị bệnh về máu, gà lông đen (ô kê) có tác dụng bổ tỳ, điều hòa khí huyết, chữa thận yếu, phong thấp, dùng rất tốt cho phụ nữ sau khi đẻ. Thịt gà ác (loài gà thân nhỏ, lông trắng không mượt, toàn bộ da, mắt, thịt, xương, chân đều màu đen) đặc trị các bệnh về phổi, thận, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi. Thịt gà rừng lại lợi cho gan thận, tăng cường gân cốt, chữa chứng nóng ruột, xích bạch đới, tả lỵ lâu ngày, suy yếu sinh dục. Còn thịt gà tây rất bổ, ít chất béo, chứa nhiều acid béo không bão hòa rất tốt cho các thành mạch, nên tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, chống xơ vữa động mạch.
Tiết gà
Tiết gà có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng chữa thiếu máu, suy nhược, mất sữa, làm khỏi mụn nhọt, ghẻ lở, giải độc, hồi sinh cho người chết lâm sàng vì thắt cổ; chữa trị băng huyết, trúng phong, lệch mắt, méo mồm, đau mắt đỏ, gân xương đau nhức, bong gân gãy xương.
Da gà
Da gà chứa rất nhiều Omega-6 là một loại acid béo không bão hòa làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, nên ăn vào có thể phòng chống các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, thấp khớp, hen suyễn và cả ung thư. Tuy nhiên, da gà cũng chứa nhiều mỡ nên trước khi sử dụng cần chế biến loại bỏ mỡ hoặc nếu không loại bỏ thì chỉ ăn ở mức vừa phải.
Xương gà
Xương gà vị hơi mặn, tính ấm, không độc, tác dụng cứng cáp và nối liền gân xương. Dùng ăn phối hợp với thịt gà hầm rau củ, nó là thuốc trị chứng trẻ em gầy ốm, thóp lâu liền, xương yếu, bị sởi, đậu.
Chân gà
Chân gà mang vị ngọt nhạt, tính bình, không độc, tác dụng bổ dưỡng cơ thể. Dùng ăn dưới dạng luộc, xào, nướng hoặc nấu cao, nó chữa kém ăn, mất ngủ, mệt, gân xương đau mỏi, chân tay run rẩy, đi đứng không vững; trẻ em da xanh bủng, chậm biết đi, chậm mọc răng; làm đông máu, cầm máu, nhanh lành vết thương; trị ngộ độc, vàng da, bạch đới, yếu sinh lý. Trong chân gà có gân gà mang tác dụng đặc biệt, bổ dưỡng cao, làm mạnh sinh lực, cường gân cốt.
Tim gà
Tim gà tính bình, không độc, có tác dụng chữa chứng phong tà, dùng dưới dạng luộc hoặc nấu cháo ăn.
Gan gà
Gan gà có vị hơi mặn, đắng, tính ấm, tác dụng bổ thận ích can, mạnh dương, dưỡng khí huyết, tăng cường thị lực… Dùng riêng (luộc, hấp, xào, nướng…) hoặc kèm một số gia vị, nó chữa trị đau tim, đau bụng, mất ngủ, liệt dương, thai lậu, có thai máu ra như rong huyết, đau mắt do nhiệt, đau mắt mờ, nhìn đèn nhòe lóa. Chẳng hạn, dùng gan gà nấu canh với lá dâu non hoặc bìm bìm non, ăn chữa quáng gà. Còn dùng gan gà trống trộn với mật cá chép và lòng trứng chim sẻ, ăn sẽ dần chữa liệt dương (có thể ăn sống hoặc sấy khô, viên thành từng hạt nhỏ dùng dần).
Mật gà
Mật gà có vị đắng tanh, tính hàn, giúp giảm ho, long đờm, chống viêm. Dùng cùng một số vị thuốc thực vật, nó chữa được hen sữa ở trẻ nhỏ, ho gà, ho khan, ho lâu ngày, ho có đờm kèm sốt, viêm túi mật, lậu đau buốt, yếu-liệt dương.
Lòng và mề gà
Lòng và mề gà đều mang vị mặn ngọt, tính bình, tác dụng tiêu thực, khỏe cơ, ích tạng. Xào nấu cùng các rau củ quả và gia vị, nó trở thành món ăn hấp dẫn trị chứng mệt mỏi đau đầu chóng mặt, phụ nữ sau khi đẻ ít sữa, trẻ em còi cọc chậm lớn và ho đờm lâu ngày; chữa vàng da, kém ăn, bụng đầy, viêm đại tràng, táo bón, trĩ, đái dầm, đái dắt, sỏi thận, yếu sinh lý, di mộng tinh.
Lông gà
Lông gà vị nhạt, tính bình, tác dụng ôn trung nhuận khí. Đem lông gà đốt thành than, tán bột mịn, rắc sẽ chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu; hòa vào nước hoặc rượu uống sẽ trị chứng hạ huyết, làm mạnh phần âm, chữa hóc xương, thận u cục (bôn đồn sán khí), phụ nữ viêm bàng quang, đái dắt, trẻ con khóc đêm.
![]() |
Lông gà đốt thành than, tán bột mịn, rắc sẽ chữa mụn nhọt, ghẻ lở, chốc đầu... |
Màng mề gà
Màng mề gà có vị mặn hơi đắng, tính bình, tác dụng tiêu thực, điều hòa tỳ vị. Sau khi giết gà, mổ đôi mề gà ra, bóc nhẹ lấy lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề, rửa qua, phơi khô hoặc cắt miếng đem sao với cát nóng cho phồng. Khi dùng nướng cháy rồi tán bột hoặc nấu, hãm, sắc cùng một số vị thuốc thực vật, sẽ được thuốc đặc trị trướng bụng, ăn vào nôn ra, kiết lỵ, viêm ruột mãn tính, cảm tẩu mã, lở loét, hóc xương, thiếu máu, xơ gan, sỏi mật, sỏi thận.
Trứng gà
Trứng gà mang vị ngọt tanh, tính hơi hàn, tác dụng bồi bổ, dưỡng sức, giải nhiệt. Lấy lòng trứng gà chế cùng mật ong, đậu đen, ngải cứu, lá mơ…, sẽ chữa trị hiệu quả nhiều chứng bệnh: rụng tóc, tóc bạc, thiếu máu, huyết áp bất thường, suy gan, viêm thận, đau bụng kinh, động thai, đái dầm, kiết lỵ. Riêng lòng trắng trứng gà dùng làm mịn da, giảm hôi nách, ngăn độc, nhuận tràng, dễ sinh nở. Còn riêng lòng đỏ trứng gà dùng chữa suy dinh dưỡng, vết bỏng, lở loét ngoài da và cả xơ vữa động mạch bên trong.
Màng mỏng bên trong vỏ trứng gà đã ấp nở con là chất nhẹ, xốp, hơi dai mà dễ vỡ, được bóc ra dùng làm thuốc chữa ho lâu ngày, hen suyễn, khí uất kết tụ. Liều lượng mỗi ngày 1,5-2,5 g; có thể dùng riêng hoặc phối hợp với ma hoàng, tử uyển.
Vỏ trứng gà đem phơi sao khô, tán thành bột mịn cũng chữa trị được nhiều bệnh. Uống mỗi ngày 3 lần (mỗi lần 2g) sẽ dần chữa được chứng hôi miệng, viêm loét dạ dày. Đem phối hợp với hạt bông (đã sao cháy đen, tán mịn) rồi trộn bằng rượu, viên thành từng hạt nhỏ, uống với nước cơm vào lúc đói sẽ chữa được khí hư. Vỏ trứng gà tươi phối hợp với rễ cỏ gà, lá chanh, lá táo, vỏ quýt, đem thái nhỏ, sao vàng, sắc uống chữa trị ho gà. Còn vỏ trứng đã ấp nở con đem sao vàng, tán mịn, uống chữa sốt cao, sốt kéo dài; hòa với dầu vừng bôi hàng ngày chữa lở loét; dùng với cây mè đất, vỏ rễ chanh, lá hẹ, cam thảo đất đem sắc với chút nước đường, uống trị ho gà; dùng với bạch chỉ, cam thảo, uống bằng nước nóng, chữa cam mắt, mắt sưng đỏ nhẹ, chảy nước mắt, mắt ra nhiều dử, sợ ánh sáng.
Mào gà
Mào gà vị ngọt nhạt, tính ấm, không độc, tác dụng nhuận bì, thông huyết, bổ dưỡng. Chích lấy máu nhớt của mào gà (kê quan huyết) bôi sẽ đặc trị đinh râu hoặc nhọt ở sống lưng; trộn với hoa đào tán nhỏ đắp lên mặt, lúc khô hẳn lột ra sẽ làm da mịn và trắng; còn trộn với tỏi giã nát, bôi sẽ chữa khỏi vết rắn cắn. Dùng mào gà trống chưa thiến, hấp cách thủy hoặc luộc ăn, mỗi lần 2 cái, mỗi tháng 4-5 lần sẽ trị chứng bế (tắc) kinh, kinh nguyệt không đều.
Tinh hoàn gà
Tinh hoàn gà vị béo, tính bình, không độc, tác dụng ích khí bổ hư, dưỡng tinh huyết. Dùng dưới dạng xào với rau hẹ, hoa lý, giá đỗ hoặc luộc riêng, nấu cháo ăn, nó làm khỏe gân cơ, trị đau lưng, chữa yếu sinh lý.
Nước dịch phân gà
Nước dịch màu trắng trong phân gà (kê phẩn bạch/kê thỉ) vị hơi mặn, tính ấm, tác dụng giải độc, làm liền vết. Đem hong, sao khô, tán nhỏ, hòa vào nước rồi chắt lấy nước trong, uống chữa trúng phong, cấm khẩu. Dùng bột thuốc này thổi vào tai sẽ chữa khỏi nhọt mọc trong tai; đem đốt cháy, tán mịn, chấm bôi chữa được lở vành tai; còn hòa uống với rượu sau bữa ăn (mỗi lần 4 g), sẽ đặc trị nứt nẻ núm vú.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Bảo Hoàn
Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
Từ 7h00' hôm nay (24/5), Lễ viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
2025-05-24 09:56:11
Quảng Ninh: Hoàn tất các điều kiện Lễ cung rước và chiêm bái Xá lợi Phật tại Yên Tử
Sáng 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Dân tộc và Tôn giáo và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức họp báo thông tin về sự kiện tôn trí, chiêm bái Xá Lợi Đức Phật tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích danh thắng Yên Tử.
2025-05-23 15:51:09
Ngân hàng Khu vực 15: Tiếp sức doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu là một trong những “trụ cột” cùng với vốn tín dụng đầu tư cho vay các lĩnh vực khác góp phần thực hiện hiệu quả các chương trình đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ mà trên địa bàn các tỉnh Ngân hàng chi nhánh khu vực 15 có thế mạnh.
2025-05-23 13:49:38
Lời chia buồn
Nhận được tin cụ Vũ Đức Vượng là thân phụ của ông Vũ Hoài Nam, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã tạ thế vào hồi 18 giờ 15 phút ngày 22/05/2025 (tức ngày 25 tháng 04 năm Ất Tỵ), hưởng thọ 77 tuổi. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Hoài Nam và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-05-23 13:16:56
Giải pháp giúp người khuyết tật sử dụng dịch vụ ngân hàng
Vừa rồi, tôi đã chia sẻ những trải nghiệm của mình và những người khiếm thị khác khi gặp khó khăn trong việc mở tài khoản và sử dụng thẻ ngân hàng. Tôi cho rằng, đây là một hành vi phân biệt đối xử với người khiếm thị.
2025-05-23 11:35:26
Bộ ba chính sách tài chính thông minh tại Vinhomes Wonder City
Giữa giai đoạn thị trường đang phục hồi và nhà đầu tư thận trọng với dòng tiền, Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội) ghi điểm với bộ 3 chính sách tài chính vượt trội: quà tặng giá trị, hỗ trợ lãi suất dài hạn và giãn tiến độ xây dựng. Đây được xem là đòn bẩy hấp dẫn giúp giới đầu tư tối ưu vốn và đón đầu chu kỳ tăng giá mới tại khu vực phía Tây Thủ đô.
2025-05-23 08:34:29