Chỉ trong 1 năm, Dingtea liên tục dính bê bối về trà sữa
Dấu hỏi về độ nguồn gốc xuất xứ và vệ sinh của trà sữa Dingtea
Với mức giá dao động từ 30.000 - 50.000 đồng một cốc, đa dạng
về sản phẩm, mẫu mã, các loại trà sữa đang làm mưa làm gió thị trường đồ uống
cho giới trẻ khắp Việt Nam. Thế nhưng, nhiều tín đồ trà sữa tại Hà Nội lại được
một phen nháo nhác khi hay tin lực lượng chức năng kiểm tra và phát hiện lô
nguyên liệu trà sữa Dingtea không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Thông tin từ đoàn kiểm tra liên ngành số 1 của
thành phố Hà Nội về ATVSTP được biết, đơn vị này vừa phát hiện cơ sở trà sữa
trân châu Ding Tea có nguyên liệu hạt trân châu không rõ nguồn gốc.
Lô hàng bị cơ quan chức năng niêm phong. Ảnh: Thời Đại
Theo đó, ngày 19/1/2018 trong quá trình kiểm tra cửa hàng trà sữa
trân châu Ding Tea (địa chỉ số 80 - 82, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa), đoàn
phát hiện 3 thùng hạt trân châu giống nhau, duy chỉ có 2 thùng hạt trân châu là
cơ sở có thể xuất trình nguồn gốc thuộc công ty TNHH TMDV và đầu tư sản xuất Lá
Phong, còn lại 1 thùng hạt trân châu không xuất trình được nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 29/6/2018, theo khảo sát của phóng viên Reatimes tại một vài
cơ sở của hãng trà sữa nổi tiếng Ding Tea, thì được biết tại đây 100% đồ uống để
phục vụ cho khách hàng đều là được đựng trong cốc nhựa PP, kể cả đối với các thực
khách uống tại chỗ.
Ước tính trung bình, mỗi ngày chuỗi cửa hàng trà sữa Ding
Tea bán ra hàng chục nghìn cốc trà sữa, tương ứng với hàng chục nghìn cốc nhựa,
nắp nhựa và ống hút nhựa được thải ra môi trường.
Những cốc trà sữa thế này được sử dụng loại nhựa PP. Dù có
an toàn hơn so với nhựa PET nhưng nếu gặp ở nhiệt độ trên 160 độ vẫn có thể sản
sinh ra những chất độc hại. Ảnh: Reatimes
Theo nghiên cứ khoa học, nhựa PP (nhựa polypropylene) là một
trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ
như cốc cà phê, chai đựng sữa tươi, sữa
chua hoặc chai nước trái cây. Khi thải ra môi trường, mỗi chiếc cốc nhựa này cần
ít nhất 70 - 100 năm mới có thể phân hủy.
Việc sử dụng các loại cốc nhựa được nhằm đến mục tiêu là sự
tiện lợi về thời gian, tiện lợi về không gian cho các thượng khách của mình và
sự tiết kiệm chi phí phục vụ, rửa dọn cốc chén cho chính các hãng trà sữa. Tuy
nhiên, đằng sau sự tiện lợi thì mỗi ngày lại có hàng nghìn cốc trà sữa sử dụng
nhựa PP được thải ra môi trường đang là nguy cơ tiềm ẩn đến môi trường.
Gần đây nhất, anh M.H (ở Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội) cũng rất tin tưởng khi lựa chọn hãng trà sữa Dingtea nổi tiếng nhưng anh đã có sự trải nghiệm “kinh hoàng” đối với sản phẩm của Trà sữa Dingtea, chi nhánh Trần Phú (số 12 Trần Phú, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội).
Sợi inox được khách hàng phát hiện trong cốc trà sữa Dingtea. Ảnh: MXH
Cụ thể, vào 17h17 ngày 11/01/2019, anh H đã mua 2 cốc trà sữa trân châu và 2 bánh bông lan trứng muối tại địa chỉ số 12 Trần Phú, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội (bên ngoài biển ghi rõ thương hiệu Dingtea) mang về cho gia đình. Khi mới uống được 1/4 cốc trà sữa, người thân của anh H đã cảm thấy có vật thể lạ trong miệng và tá hỏa phát hiện ra một sợi inox xoắn thành vòng, dài khoảng 1cm thường thấy trong các giẻ inox được sử dụng để cọ xoong, nồi và bồn rửa trong nhà bếp. Nếu vô tình nuốt phải sợi inox này thì hậu quả thật khó lường bởi nó không thể tiêu hóa và cạnh sắc dễ gây nguy hiểm cho người nuốt phải, nhất là trẻ em.
Đây là một số vụ việc điển hành ở Hà Nội, còn trong năm 2017, Đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Nghệ
An đã kiểm tra đột xuất 2 cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn Thành phố Vinh. Tại
cửa hàng kinh doanh đồ uống Ding Tea (số 01, đường Mai Hắc Đế, TP. Vinh, Nghệ
An) của Công ty TNHH Việt Trung, đoàn phát hiện cửa hàng không có giấy chứng nhận
cơ sở đủ điều kiện an toàn theo quy định, vi phạm điểm C, khoản 3, điều 24, Nghị
định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ.
Đoàn đã lập biên bản vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm,
dự kiến xử phạt 25 triệu đồng đối với Công ty TNHH Việt Trung.
“Hồi chuông cảnh tỉnh” cho tín đồ trà sữa
Báo Lao Động đưa tin, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội cho biết: “Hệ lụy dễ thấy nhất từ những cốc trà sữa không đảm bảo an toàn, nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ là bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu thường xuyên uống trà sữa dạng này, một loạt hóa chất độc hại sẽ dần tích tụ trong cơ thể, gây bệnh”. Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội nói và phân tích thành phần chủ yếu của trà sữa sản xuất hàng loạt là dầu thực vật hydro hóa, làm tăng nguy cơ vô sinh, tim mạch và ung thư.
Cũng theo PGS.TS Bùi Thị An, một số cửa hàng làm trà sữa
trân châu từ tinh trà, là chất tổng hợp hóa học, nếu dung nạp quá nhiều chất
này vào cơ thể thì sẽ gây ra tổn thương cho gan thận về lâu dài.
Trao đổi với PV Báo Lao động, ông Trần Hùng, Cục phó Cục QLTT (nay là Tổng cục Quản lý thị trường), Bộ Công Thương cho biết: “Đây là vấn đề vô cùng hệ trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hàng triệu người tiêu dùng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ đề nghị Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vào cuộc, phối hợp với Cục QLTT rà soát tiến đến đẩy lùi và triệt tiêu việc buôn bán, sử dụng nguyên liệu bẩn, không rõ nguồn gốc, nhãn mác trong pha chế”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.