Nikkei: Tăng trưởng kinh tế nhanh, liệu Việt Nam có tránh được mặt trái?

2017-10-18 08:59:47 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Theo tờ Nikkei, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đánh bại Trung Quốc và đang là niềm “ghen tị” của châu Á, bởi các nước láng giềng đang cố gắng bắt kịp tốc độ tăng trưởng 7,4%/năm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng các nhà điều hành Việt Nam có thể yên tâm.

Bề ngoài, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam cũng ở mức cao như Ấn Độ, Indonesia hay Philipines. Xuất khẩu tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi hoạt động sản xuất tăng gần 13% trong 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng có thể tăng vọt lên 20% so với năm trước, đồng thời, cam kết đầu tư nước ngoài tăng 34% sau 9 tháng.

Ảnh minh họa

Các nhà quan sát tại Việt Nam từ lâu đã đưa ra ý kiến rằng tình hình tăng trưởng tín dụng có thể làm nền kinh tế 220 tỷ USD này thay đổi. Quan điểm của giới đầu tư đang có khuynh hướng biến động mạnh mẽ bởi Việt Nam có xu hướng tăng trưởng bùng nổ rồi khủng hoảng kinh tế 5 năm một lần – vào các năm 2013, 2007, 2001, 1997. Vấn đề đặt ra là mọi thứ liệu có khác đi ở thời điểm hiện tại hay các nhà đầu tư cần phải chuẩn bị cho chu kỳ sắp tới.

Chính phủ Việt Nam trong tháng 8 đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh – quyết định cắt giảm lãi suất chính thức đầu tiên trong vòng 3 năm. Việc cắt giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu có thể gây ra những rủi ro tín dụng đối với một quốc gia có tình trạng nợ nần nặng nề như Việt Nam. Lạm phát cũng có thể tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng đã tăng từ mức 2,52% trong tháng 8 lên 3,4% trong tháng 9.

“Xét về dài hạn, tốc độ tăng trưởng tín dụng so với quy mô nền kinh tế của Việt Nam là không bền vững”, chuyên gia kinh tế Gareth Leather của Capital Economic cho biết. Do đó, ông kết luận, “rủi ro đang được hình thành” và “chúng tôi đang quan tâm đến sự gia tăng nợ nhanh”.

Các công ty tại Việt Nam hiện vẫn dựa nhiều vào hoạt động vay ngân hàng. Chính sách tiền tệ dễ dàng hơn sẽ làm cho các doanh nghiệp và cá nhân vay mượn rẻ hơn, kéo theo rủi ro về nợ xấu.

Việt Nam đã thực hiện nhiều biện pháp cải tổ ngành ngân hàng. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC để xử lý nợ xấu cho các ngân hàng. 17% dư nợ được cho là dưới tiêu chuẩn ở thời điểm đó, trong khi tỷ lệ công bố chỉ khoảng 3%. Trong tháng 5, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết các ngân hàng Việt Nam “sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn trong 12-18 tháng tới, và tình hình như vậy vẫn sẽ tiếp tục là gánh nặng tín dụng chính cho ngành này”.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới Jennifer Isern cho rằng, vấn đề quản lý rủi ro nợ xấu tại Việt Nam là thiết yếu, và chìa khóa là “tăng cường các hoạt động cho vay và giám sát tài chính nhằm ngăn ngừa sự tích tụ nợ xấu”.

Giống như Trung Quốc, Việt Nam lâu nay vẫn đi theo mô hình dẫn đầu về xuất khẩu, phụ thuộc nặng nề vào các dự án khổng lồ của Nhà nước, nhất là về cơ sở hạ tầng. Mặc dù vậy, đã đến lúc Việt Nam nên thử một thứ gì đó khác.

Việt Nam nên hiện đại hóa hệ thống thuế đang gây nản lòng, tăng đầu tư vào giáo dục để cải thiện nguồn nhân lực và đẩy mạnh các nỗ lực chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam cũng cần tăng tốc trong việc tận dụng lợi thế dân số trẻ. Ưu tiên hàng đầu là giảm vai trò của Nhà nước để khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Điều đó sẽ làm gia tăng tầng lớp trung lưu, gia tăng nguồn thu về thuế, đồng thời giúp ổn định xã hội và tăng cường sự linh hoạt của nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay là cơ sở để mở rộng việc sở hữu nước ngoài, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm việc với Nhật Bản và các nước khác để tiến tới ký kết TPP nhằm đối diện với các thách thức về chiến tranh thương mại.

Chỉ khi có được nền tảng đúng đắn thì Việt Nam mới hy vọng giữ chân được Intel, Samsung, Unilever và lôi kéo các công ty đa quốc gia khác đầu tư cũng như tham gia vào nền kinh tế Việt Nam, để chu kỳ tăng trưởng bùng nổ - khủng hoảng kinh tế không quay trở lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng Bằng khen cho ngư dân dũng cảm cứu người bị nạn trên biển do giông lốc

Thừa uỷ quyền của UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Cô Tô vừa tổ chức trao thưởng đột xuất: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho ngư dân có hành động dũng cảm, cứu người bị nạn trên biển do giông lốc xảy ra vào đêm ngày 20/4/2024.
2024-05-08 13:33:39

HNM tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức tin học cho cán bộ, hội viên trẻ

Thực hiện chương trình kế hoạch hoạt động năm 2024 đã đề ra, được sự giúp đỡ của Trung tâm hướng nghiệp và công nghệ trợ giúp vì người mù Sao Mai, sáng ngày 6/5/2024, Trung tâm dạy nghề và tạo việc làm cho người mù trực thuộc HNM tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khóa tập huấn cập nhật và nâng cao kiến thức tin học cho 15 cán bộ, hội viên trẻ trên địa bàn.
2024-05-08 10:31:36

TP. Vinh là trung tâm kinh tế, văn hóa của tiểu vùng Bắc Trung Bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2024-05-07 21:18:00

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và dấu ấn chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị Tổng Tư lệnh xuất chúng, người đã thấm nhuần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, với tư duy sắc sảo, bản lĩnh của người cầm quân, đã đưa ra quyết định quan trọng, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đi tới thắng lợi cuối cùng cũng chính từ bước ngoặt quan trọng này. Tài thao lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ.
2024-05-07 14:41:26

Hình ảnh cuộc diễu binh sống dậy ký ức 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên với cuộc diễu binh khí thế ngút trời.
2024-05-07 11:42:59

Video cuộc diễu binh trên đường phố Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra sáng ngày 7/5/2024 là hoạt động chính trị vô cùng quan trọng nhằm khơi dậy, phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
2024-05-07 11:36:26
Đang tải...