Nữ thương binh bán vé số xây mộ đồng đội

2020-09-22 11:35:13 0 Bình luận
Câu chuyện về nữ thương binh hạng 1/4, tỷ lệ thương tật 89%, được Thủ tướng Chính phủ biểu dương và tặng Bằng khen về thành tích trong công tác xã hội từ thiện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc khiến nhiều người thật sự xúc động.

13 tuổi đi theo cách mạng

Chúng tôi tìm đến xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, hỏi thăm về cựu chiến binh (CCB), thương binh Đặng Thị Bảy, 75 tuổi, ai cũng biết và hết lời khen ngợi. Nhiều người dân trong xã còn mô tả hình dáng của bà bị liệt nửa thân người, bàn tay phải co quắp, chân di chuyển khó khăn, vậy mà hằng ngày vẫn tảo tần đi bán từng vé số mưu sinh, giúp đỡ người nghèo, bỏ “ống heo” tiết kiệm tiền để xây mộ cho đồng đội.

Bà Đặng Thị Bảy sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 8 anh chị em, nhà không ruộng đất, cuộc sống vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với truyền thống gia đình cách mạng, lại sống trong vùng chiến tranh ác liệt, nên gia đình bà một lòng theo Đảng, theo cách mạng. Với tinh thần căm thù giặc sâu sắc, năm 1958, vừa tròn 13 tuổi, cô gái Đặng Thị Bảy giác ngộ, tự nguyện tham gia cách mạng, mong muốn góp công sức nhỏ bé của mình để nước nhà sớm giành được độc lập, tự do.

Thuở ấy, cô gái Đặng Thị Bảy nhỏ tuổi, nhỏ người nhất đơn vị, nên được các cô chú, anh chị giao nhiệm vụ làm giao liên tại xã Long Hưng (nay là xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò). Trong công việc, nữ giao liên đều vượt qua khó khăn, gian khổ, làm tròn nhiệm vụ do tổ chức cách mạng giao phó. Năm 1964, bà Bảy được tổ chức cho đi học khóa y sĩ để phục vụ trong quân đội. Năm 1965, bà Bảy vinh dự được kết nạp vào Đảng. Trong buổi lễ kết nạp đảng viên, bà và 19 đảng viên mới hứa với nhau: “Đến ngày thống nhất đất nước, ai còn sống thì lo mộ cho người hy sinh”.

Bà Đặng Thị Bảy thường xuyên đến thắp hương cho đồng đội đã hy sinh.

Năm 1968, trên đường đi công tác, bà Bảy không may bị thương. Sau khi điều trị khỏi, bà tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Vào thời điểm Chiến dịch Mậu Thân năm 1968, trong trận đánh chiếm Đồn Gò Dầu (thuộc xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò), trên đường rút quân về Mương Điều (xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò), đơn vị của bà bị pháo địch tập kích làm nhiều người hy sinh. Bà Bảy bị thương ở vùng đầu gây liệt nửa thân người. Không thể trực tiếp cùng đồng đội tham gia chiến đấu, bà được tổ chức phân công ở tuyến sau làm nhiệm vụ tiếp tế quân y, làm y tá cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước. Trong những năm 1975-1979, bà Bảy làm Trưởng ban Y tế xã Long Hưng, sau đó nghỉ công tác do vết thương tái phát.

Trở về địa phương sống đơn thân, nên bà Bảy nhận nuôi hai đứa cháu mồ côi, con của người anh ruột và người em gái ruột. Gia đình 4 miệng ăn chỉ dựa vào tiền trợ cấp thương binh không đủ, nên bà đi bán vé số để cải thiện cuộc sống; đồng thời nghĩ đến việc bỏ “ống heo” tiết kiệm tiền để thực hiện lời hứa với đồng đội đang an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A.

Giữ trọn lời hứa với đồng đội

Năm nay, đã 75 tuổi nhưng CCB Đặng Thị Bảy vẫn không quên được lời hứa cách đây đã 55 năm với đồng đội: “Đến ngày thống nhất đất nước, ai còn sống thì lo mộ cho người hy sinh”. Thân hình nhỏ thó, bị liệt nửa thân người, mất cảm giác một bên, những bước chân di chuyển khó khăn, nhưng hằng ngày, bà Bảy vẫn rong ruổi khắp các nẻo đường, bán vé số để mưu sinh và bỏ “ống heo” tiết kiệm tiền xây mộ cho đồng đội. Năm 2010, biết tin UBND xã Long Hưng A sửa lại nghĩa trang liệt sĩ, bà Bảy cầm trên tay 72 triệu đồng tích cóp gần 13 năm đi bán vé số đến xin gặp lãnh đạo xã góp tiền xây mộ đồng đội. Thời điểm đó, lãnh đạo xã rất ngỡ ngàng trước một CCB có đời sống khó khăn mà tự nguyện đưa tiền làm những việc tưởng như không thể. 

Thấy vậy, lãnh đạo xã thuyết phục bà Bảy giữ lại số tiền để dưỡng già vì thấy bà bị thương tật, hoàn cảnh kinh tế gia đình lại khó khăn. Bà Bảy phải phân trần với lãnh đạo xã: “Ngày xưa, tôi cùng với đồng đội được kết nạp vào Đảng có hứa sau này người nào may mắn còn sống thì có nhiệm vụ chăm lo mộ cho những người đã hy sinh”. Bà Bảy giải thích tiếp: “Số tiền này, tôi bỏ ống heo đất gần 13 năm đi bán vé số dạo, không phải bán đất, bán nhà hoặc vay mượn của ai mà UBND xã ngại nhận tiền. Đây là tâm nguyện cuối đời của tôi, không thực hiện được thì khi chết, không nhắm mắt được”.

Cảm động trước tấm lòng cao cả của nữ CCB đối với đồng đội của mình, đại diện UBND xã đồng ý nhận số tiền để sử dụng vào việc ốp gạch men, làm mộ bia cho toàn bộ 144 ngôi mộ ở Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A. Nghĩa trang liệt sĩ xã hoàn thành, bà Bảy vui mừng không sao tả được và tiếp tục đóng góp 2 triệu đồng từ tiền bán vé số để mua đồ cúng đồng đội nhân ngày hoàn thành việc tu sửa nghĩa trang. Giờ đây, đồng đội của bà Bảy đã có mộ phần khang trang, hằng ngày, đều đặn vào buổi tối bà đi bộ từ nhà đến Nghĩa trang Liệt sĩ xã Long Hưng A hơn 1km để thắp đúng 50 cây nhang lên bàn thờ Tổ quốc ghi công. Hằng năm, cứ đến dịp kỷ niệm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7), bà Bảy dùng số tiền tiết kiệm từ việc bán vé số để mua hoa, trái cây dâng cúng đồng đội. “Việc xây mộ để giữ trọn vẹn lời hứa với đồng đội hy sinh; đồng thời giáo dục thế hệ trẻ hiểu về truyền thống đấu tranh của những người đi trước đã hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc”, bà Bảy chia sẻ.

Hằng ngày, thời tiết nắng hay mưa, bà Bảy cũng tranh thủ bán cho xong 300 tờ vé số để lấy tiền bỏ “ống heo” tiếp tục trùng tu, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ thêm khang trang. Có khi, bà mang tiền đi giúp đỡ người nghèo khó. Bà Trần Thị Hồng, ngụ tại xã Long Hưng A (Lấp Vò) được bà Bảy giúp đỡ, nghẹn ngào: “Tôi lớn tuổi, nhà nghèo không làm gì được ra tiền, may mắn được chị Bảy đi bán vé số cho tiền mua gạo sống qua ngày. Tôi cảm động trước tấm lòng của chị Bảy bị tật nguyền mà có lòng tốt với những người nghèo khổ”.

CCB Đặng Thị Bảy đã dành trọn tuổi thanh xuân cho cách mạng. Thời bình bà thực hiện đúng lời hứa với đồng đội năm xưa. Tấm lòng bao la của bà thật đáng kính trọng. Dù tuổi cao, sức khỏe yếu, 3 mảnh đạn vẫn còn nằm trong vùng đầu, nên thường xuyên đau nhức nhưng bà rất vui, hạnh phúc vì đã thực hiện được lời hứa với đồng đội. “Tôi không dám nghĩ cả cuộc đời này, thực hiện được lời hứa với đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc. Hằng tháng, tôi nhận tiền lương thương binh, trích ra một phần, cộng với tiền bán vé số, bỏ vào heo đất tiết kiệm để tiếp tục làm cho nghĩa trang đẹp hơn. Tôi đang chuẩn bị lấy số tiền tiết kiệm để thuê người xây dựng thêm khu vực trồng hoa, cây cảnh xung quanh các phần mộ cho đẹp, khang trang hơn. Mỗi ngày, tranh thủ bán hết vé số, tôi đến nghĩa trang để làm cỏ, dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa, thắp hương cho đồng đội. Tôi sẽ còn làm nếu còn sức khỏe”, bà Bảy tâm niệm.

Ông Phạm Văn Sáu, Bí thư Đảng ủy xã Long Hưng A, nhận xét: “Bà Đặng Thị Bảy là tấm gương thương binh chịu khó, xứng đáng để mọi người noi theo. Mặc dù bị tàn tật, đi bán vé số, nhưng bà Bảy vẫn tiết kiệm tiền, tự nguyện đóng góp xây mộ, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ để thực hiện đúng lời hứa với đồng đội đã hy sinh. Hằng ngày, bà Bảy còn thường xuyên tới nghĩa trang cần mẫn dọn dẹp vệ sinh, làm cỏ, trồng hoa, quét sân, thắp hương cho đồng đội. Cuộc sống và những việc làm của bà Đặng Thị Bảy thực sự mang nhiều thông điệp giá trị...”.

Bà Đặng Thị Bảy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen về thành tích trong công tác xã hội từ thiện, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen về thành tích người có công với cách mạng tiêu biểu, đạt thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, học tập và công tác; UBND tỉnh Đồng Tháp tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước; UBND xã Long Hưng A tặng Giấy khen về thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32

Hải Phòng giao lưu nghệ thuật ‘Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ’

Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Đài PT&TH Hải Phòng phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố tổ chức giao lưu chương trình nghệ thuật “Sáng mãi phẩm chất bộ đội cụ Hồ” vào tối 20/12, tại Cung Văn hóa hữu nghị Việt - Tiệp.
2024-12-21 17:06:05

Sóc Sơn: Hơn 1.000 đặc sản vùng miền quy tụ tại Lễ hội mua sắm năm 2024

Tối 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Lễ hội mua sắm năm 2024. Đây là chương trình kích cầu mua sắm, tiêu dùng lớn nhất trong năm tại huyện Sóc Sơn.
2024-12-21 15:05:14

80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024).
2024-12-21 08:00:00

Triển Lãm Quốc phòng Quốc tế 2024: “Nâng tầm quốc phòng Việt Nam lên một bước mới”

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024 đã chính thức khai mạc, thu hút sự chú ý của hơn 50 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Israel... Sự kiện này không chỉ là một dịp quan trọng để giới thiệu và trưng bày các thành tựu công nghiệp quốc phòng, mà còn mang tầm vóc quốc tế, thể hiện sự vươn lên mạnh mẽ của Việt Nam trong lĩnh vực quốc phòng.
2024-12-21 02:34:58
Đang tải...