Doanh nghiệp Việt và thời đại chuyển đổi số

2023-10-10 07:00:00 0 Bình luận
Chuyển đổi số (CĐS) không còn là viễn cảnh xa vời mà đang trở thành xu thế tất yếu với doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt đã có những bước tiến quan trọng trong hành trình này, tuy nhiên, vẫn còn vô vàn thách thức để có thể hoàn thiện và tận dụng mọi cơ hội từ chuyển đổi số.

Một vài năm trở lại đây, chuyển đổi số đã trở thành từ khóa được doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hàng đầu. Do đó, nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để doanh nghiệp chuyển mình, đổi mới mô hình, chuyển dần các hoạt động lên các nền tảng số, tăng hiệu quả kinh doanh,... Tuy nhiên, thực tế còn nhiều rào cản như chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao, khó khăn trong thay đổi thói quen... khiến doanh nghiệp “ngại” chuyển đổi số.

Những trở ngại khi chuyển đổi số

Đại dịch Covid-19 và sự phát triển của ngành công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay vẫn chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu, tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề và còn nhiều thách thức cần được giải quyết. 

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có định hướng chiến lược rõ ràng về chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này khiến các doanh nghiệp bị loay hoay hoặc lãng phí thời gian và tiền bạc. 

Theo báo cáo thường niên “Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022”,  có đến 48,8% doanh nghiệp từng chuyển đổi số nhưng hiện không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại của doanh nghiệp. Trong số này có hơn 35% doanh nghiệp đã số hóa tài liệu, quy trình. Một tỷ lệ nhỏ (2,2%) các doanh nghiệp đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, theo ông Nguyễn Văn Đoan - Giám đốc Công ty TNHH Đoan Trường, chuyên sản xuất đồ cơ khí, hiện những nền tảng chuyển đổi số do các cơ quan chức năng đang triển khai chỉ mới tập trung vào quản trị văn phòng mà chưa tính đến hoạt động sản xuất, dây chuyền công nghệ. Với hơn 90% doanh nghiệp nội là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ưu điểm là thích ứng nhanh nhưng hạn chế là thiếu nguồn lực vốn và nguồn nhân lực CĐS. Trong khi đó, các nguồn tín dụng chưa có chính sách hỗ trợ vốn rẻ cho doanh nghiệp.

“Chúng tôi nhận thức rất rõ về vai trò của chuyển đổi số. Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính đang là rào cản rất lớn để doanh nghiệp CĐS. Dù công ty đã có chuyên viên kỹ thuật nhưng những công việc như lập trình, xử lý lỗi ứng dụng thì phải thuê, mua từ đơn vị cung cấp bên ngoài với chi phí rất đắt đỏ” - ông Nguyễn Văn Đoan chia sẻ.

Chia sẻ những khó khăn thực tế trong chuyển đổi số của doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam Nguyễn Đức Thuận cho biết, hiện nay cản trở lớn nhất của doanh nghiệp trong ứng dụng công nghệ số ở phần chi phí. Thực tế, chi phí ứng dụng công nghệ số còn cao so với doanh nghiệp, đặc biệt tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta còn rất lớn (98% trong số các doanh nghiệp Việt Nam).

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn thiếu cơ sở hạ tầng về công nghệ số, cũng như e ngại về sự rò rỉ dữ liệu cá nhân và thiếu cả nhân lực, thiếu cả thông tin, khó khăn trong việc thay đổi tập quán kinh doanh truyền thống của mình. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kỹ năng số và nhân lực, thiếu tư duy kỹ thuật số, chi phí chuyển đổi số…

Giải pháp giúp doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Theo Phó Chủ tịch Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam, cần xây dựng nền tảng, môi trường hỗ trợ doanh nghiệp, hình thành hệ thống tổ chức điều phối mạng lưới để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công. Cùng với đó, không quên hỗ trợ, đào tạo lại nhân lực chuyển đổi số.

Đối với doanh nghiệp, khi tiến hành chuyển đổi số cần có hệ thống chuyên gia để tư vấn. Doanh nghiệp không thể chỉ mua sắm ứng dụng các thiết bị, công nghệ số mà quan trọng hơn là phải đổi mới tư duy, đổi mới mô hình kinh doanh, xác lập mô hình quản trị dựa trên công nghệ số.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp, nguyên Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Sacombank Phan Đình Tuệ kiến nghị, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết xây dựng gói tư vấn với giá nhất định dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, để các doanh nghiệp chủ động tiếp cận với hoạt động chuyển đổi số. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các hiệp hội trong kết nối và tạo ra mạng lưới chuyển đổi số giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp công nghệ thông tin

.Về phía doanh nghiệp, phải chuẩn bị kỹ nội dung yêu cầu thực hiện chuyển đổi số, phải lượng hóa được đội ngũ chuyên gia, quy trình quản lý dự án của đối tác. Cuối cùng là chuẩn bị ngân sách cho hiện tại và tương lai để đảm bảo duy trì vận hành sau khi thực hiện chuyển đổi số quy trình, công nghệ sản xuất.

Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, nền tảng số là giải pháp đột phá để phổ biến công nghệ số trở thành một dịch vụ và biến công nghệ số trở thành yếu tố đầu vào trong sản xuất. 

Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, từ năm 2022 đến nay, Bộ TT&TT phấn đấu cùng 63/63 địa phương vào cuộc triển khai chương trình thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số. Cùng với đó là hình thành mạng lưới tư vấn kinh tế số, và tổ chức mạng lưới tổ công nghệ số cộng đồng đến cấp xã để có đầu mối hỗ trợ người dân triển khai. Tính đến nay, có khoảng 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng, trong đó nền tảng có số lượng người dùng đông nhất đã đạt gần 75 triệu người dùng sử dụng bình quân hằng tháng.

Cũng từ năm ngoái, các doanh nghiệp đã nhận được nguồn hỗ trợ kinh phí chuyển đổi số từ ngân sách. Cụ thể, theo Nghị định 80/2021/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp được hỗ trợ 50% nếu thuê, mua các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số do Bộ TT&TT chứng nhận, công bố.

Ngoài Bộ TT&TT, Bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-BKHĐT để triển khai Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025. Giai đoạn đầu (2021-2022), chương trình tập trung vào nâng cao nhận thức và đào tạo các kiến thức, kỹ năng nền tảng về chuyển đổi số, kết nối cung cầu trong chuyển đổi số. Giai đoạn tiếp theo, từ năm 2023, chương trình tập trung vào hướng dẫn chuyên sâu, hỗ trợ ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số.
Theo báo cáo từ Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chương trình đã đào tạo về chuyển đổi số cho hơn 10.000 doanh nghiệp tại 40 địa phương từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Hải Phòng trưng bày tư liệu ‘Cát Bi - Điện Biên Phủ: bản hùng ca chiến thắng’

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong tháng 4 và tháng 5, Bảo tàng Hải Phòng trưng bày tư liệu chuyên đề “Cát Bi rực lửa - Điện Biên Phủ bản hùng ca chiến thắng”.
2024-05-03 08:34:17

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22
Đang tải...