Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ: “Hà Nội sẽ có không gian văn hóa, nghệ thuật xứng tầm quốc tế”

2022-07-16 11:53:33 0 Bình luận
Trao đổi bên lề hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về Đồ án Quy hoạch chi tiết Trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An tỷ lệ 1/500, ông Nguyễn Lê Hoàng - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ chia sẻ thông tin chính thức về những cơ sở của Quy hoạch và các phương án tổ chức không gian, cảnh quan.

Được biết quận Tây Hồ đang lấy ý kiến tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỷ lệ 1/500 tại phường Quảng An, quận Tây Hồ. Xin ông cho biết đâu là những căn cứ và cơ sở để xây dựng quy hoạch này?

Về mặt pháp lý, quy hoạch được lập ra nhằm cụ thể hóa quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 2078/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và vùng phụ cận.

Ông Nguyễn Lê Hoàng - Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ.

Việc xây dựng quy hoạch cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng của Đảng, Chính phủ về công tác văn hóa.

Cụ thể, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng về lĩnh vực văn hóa diễn ra cuối năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước”.

Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu: “Huy động tối đa các nguồn lực để phát triển văn hoá. Khắc phục tư tưởng "duy kinh tế", chỉ tập trung cho kinh tế mà ít quan tâm đến văn hoá. Phải quán triệt nghiêm túc quan điểm "văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội".

Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" cũng nêu rõ nhiệm vụ “Rà soát, cập nhật “Quy hoạch phát triển văn hóa Hà Nội” vào điều chỉnh bổ sung Quy hoạch Thành phố”. Thành phố đặt mục tiêu bố trí quỹ đất, nguồn lực cho các dự án phát triển văn hóa chất lượng cao, ưu tiên phát triển không gian công cộng, điểm du lịch văn hóa, vui chơi giải trí, nghệ thuật biểu diễn, tạo không gian văn hóa cho cộng đồng.

Việc lập Quy hoạch chi tiết khu vực không gian trung tâm bán đảo Quảng An là phù hợp định hướng phát triển văn hóa của Đảng, Nhà nước, củng cố quyết tâm: Đầu tư phát triển văn hóa song hành với phát triển kinh tế.

Cộng đồng hiện đang hết sức quan tâm đến quần thể không gian văn hóa nghệ thuật, du lịch trong Quy hoạch. Ông có thể cho biết chi tiết hơn về quần thể này?

Trong tổng thể quy hoạch, không gian văn hóa nghệ thuật, du lịch dự kiến bố trí các khu chức năng: Công viên gốm sứ truyền thống, Quảng trường cảnh quan, Khu vực tổ chức các hoạt động ngoài trời, Nhà hát Opera…

Các hạng mục công trình công cộng này phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương, góp phần thay đổi diện mạo cho Hồ Tây nói riêng cũng như góp phần phát triển dịch vụ, du lịch một cách bài bản chuyên nghiệp, tạo ra điểm đến mới cho Thành phố, nâng tầm trải nghiệm văn hóa du lịch tại thủ đô.

Bán đảo Quảng An. Ảnh minh họa.

Với việc tăng mật độ không gian cây xanh, đồng thời kết hợp không gian mặt nước vốn có, đồ án này hứa hẹn mang tới không gian văn hóa, nghệ thuật xứng tầm quốc tế nhưng cũng mang những nét đặc trưng riêng của Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Theo Nghị quyết về phát triển văn hóa ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030, tầm nhìn đến 2045, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2045, “ngành công nghiệp văn hóa thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế văn hóa phát triển toàn diện, bền vững, trở thành “Thành phố sáng tạo” của khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới của Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới”.

Trong không gian văn hóa nghệ thuật này, công trình Nhà hát Opera Hà Nội dự kiến sẽ là địa điểm sinh hoạt văn hoá mới cho thủ đô, đồng thời là cầu nối đưa tinh hoa nghệ thuật thế giới đến với Hà Nội nói riêng cũng như Việt Nam nói chung. Điểm đến văn hóa mới này cũng sẽ góp phần đưa tinh hoa văn hóa thủ đô đến với các quốc gia thế giới, thông qua những chương trình giao lưu văn hóa đa quốc gia với quy mô lớn sẽ được tổ chức, góp phần hoàn thành mục tiêu mà Nghị quyết đặt ra.

Phối cảnh dự án nhà hát Opera Hà Nội.

Nhà hát Opera như ông vừa nhắc đến, có gì đặc biệt?

Đây là một điểm nhấn độc đáo. Công trình nhà hát Opera sẽ được thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị, không lấp hồ, không ảnh hưởng nhiều đến diện tích mặt nước. Nhà hát cũng mang kiến trúc hiện đại, với mái vòm được lấy cảm hứng từ những con sóng hồ Tây.

Công trình được thiết kế bởi kiến trúc sư Renzo Piano - một huyền thoại của ngành kiến trúc thế giới. Renzo Piano từng dành được nhiều giải thưởng danh giá quốc tế như The Pritzer - được xem là giải Nobel của ngành kiến trúc và nằm trong danh sách 100 người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới của tạp chí TIME năm 2006.

Chân dung nhà thiết kế lừng danh Renzo Piano.

Với kiến trúc độc đáo, công nghệ âm thanh và ánh sáng hiện đại, Nhà hát Opera Hà Nội được kỳ vọng sẽ sánh ngang với các nhà hát nổi tiếng thế giới như nhà hát Con Sò tại Sydney (Úc), nhà hát La Scala tại Milan (Ý) hay nhà hát Esplanade (Singapore)… Công trình sẽ góp phần nâng tầm Hà Nội thành điểm đến của những sự kiện văn hóa thế giới, nơi giới nghệ sĩ nổi tiếng thế giới sẽ đến biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa.

Nhiều người cho rằng, Hà Nội chưa đến mức thiếu nhà hát và Nhà hát lớn ở Tràng Tiền vốn vẫn đang là một biểu tượng. Công trình nhà hát mới liệu có cần thiết ngay lúc này, khi Quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung đang có nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết?

Với tầm vóc phát triển mới, Hà Nội nên có không gian nghệ thuật quy mô, nơi nghệ sĩ trong và ngoài nước giao lưu văn hóa, nơi các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế sẽ được tổ chức, để góp phần không chỉ nâng tầm vị thế của thủ đô nói riêng mà cả Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế.

Trên thế giới, rất nhiều công trình văn hóa, nhà hát opera đã trở thành biểu tượng một quốc gia, không chỉ nâng tầm điểm đến, tạo vị thế trên trường quốc tế, mà còn đem về doanh thu khổng lồ cho ngành du lịch.

Cụ thể, nhà hát lớn quốc gia Bắc Kinh ra mắt năm 2007 trong kiểu dáng của viên ngọc trai khổng lồ. Cũng từng vấp phải nhiều tranh cãi, song giờ đây, mỗi năm, nhà hát tổ chức thành công đến 1.000 buổi biểu diễn thương mại, 1.000 buổi giáo dục nghệ thuật và thu hút khoảng 3 triệu lượt khách. Nhà hát Opera Sydney - "kiệt tác của kiến trúc thế kỷ 20" cũng đón gần 11 triệu du khách tới thăm mỗi năm, là một biểu tượng mà hễ nhắc tới nước Úc, người ra sẽ nghĩ ngay đến Opera Sydney trong hình dáng con sò.

Nếu được hiện thực hóa, Nhà hát Opera Hà Nội sẽ không chỉ là niềm tự hào của Hà Nội, mà còn đóng góp vào hành trình phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung.

Xin cảm ơn ông!

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những yếu tố bảo chứng cho khả năng kinh doanh vững vàng của Flamingo Golden Hill

Với pháp lý đầy đủ, cam kết lợi nhuận rõ ràng, vị trí đón đầu không gian tăng trưởng hậu sáp nhập, Flamingo Golden Hill là khu đô thị bảo chứng kinh doanh duy nhất ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.
2025-07-18 09:42:08

Cách mạng Tháng Tám 1945: Giá trị lịch sử và bài học đấu tranh giành, giữ nền độc lập

80 năm đã trôi qua, thắng lợi và bài học lịch sử của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn là một sự kiện trọng đại trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Khát vọng độc lập, tự do, cùng với một đường lối chính trị đúng đắn và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tạo ra xung lực hồi sinh mạnh mẽ, góp phần làm nên thành công của cách mạng Tháng Tám, xây dựng một Nhà nước Việt Nam mới.
2025-07-17 22:05:05

Quảng Ninh: Có hay không? một hộ xin nơi thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mãi mà không được

Tạp chí điện tử Hoà Nhập nhận được đơn của bà Nguyễn Thị Thúy Anh, ở tổ 47 khu 3 ( Bạch Đằng) nay là phường Hồng Gai, Quảng Ninh phản ánh gia đình mình đang phải thuê nhà ở khi mình có ô đất mua của Dự án đã nộp tới 95% tiền góp vốn, nay đề nghị dựng trên thổ đất ấy một căn nhà tạm làm nơi ở và để thờ cúng 2 mẹ Việt Nam anh hùng và 4 liệt sĩ mà mãi không được.
2025-07-17 21:51:22

Tư duy quân sự trong thời bình: Phương châm "bốn tại chỗ" của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu – một di sản chiến lược

Nơi kinh nghiệm trận mạc giao thoa với thực tiễn phòng chống thiên tai và ứng phó các thách thức phi truyền thống
2025-07-16 18:59:32

Chủ tịch nước Lương Cường dự khai mạc Kỳ họp Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC

Sáng 16/7, Chủ tịch nước Lương Cường tham dự khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC 3). Đây là sự kiện cấp khu vực quan trọng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế, kết nối doanh nghiệp.
2025-07-16 15:33:22

Chủ tịch nước Lương Cường dự hội nghị Xúc tiến Đầu tư tại Hải Phòng

Ngày 15/7, trong khuôn khổ Tuần lễ hội nghị lần thứ ba Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC3), TP.Hải Phòng đã long trọng tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Thương mại với chủ đề “Hải Phòng - điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới”. Chủ tịch nước Lương Cường về dự
2025-07-15 22:00:58
Đang tải...