Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Làm việc với hệ thống ngân hàng An Giang

2023-03-21 09:42:36 0 Bình luận
Chiều ngày 17/3, Phó Thống đốc thường trực Đào Minh Tú, cùng Đoàn công tác Ngân hàng Trung ương đã về làm việc với hệ thống ngân hàng An Giang.

Báo cáo với Đoàn công tác Ngân hàng Trung ương, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh An Giang ông Nguyễn Tuấn Dũng cho biết, hiện nay, trên địa bàn An Giang có 63 điểm giao dịch của các TCTD (gồm 36 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh NHCSXH, 01 chi nhánh NHHTX, 24 QTDND và 01 tổ chức TCVM, 14 chi nhánh ngân hàng cấp II, 140 phòng giao dịch, 157 điểm giao dịch và 22 điểm giới thiệu dịch vụ). Quy mô mạng lưới ngân hàng phát triển rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường trên toàn tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng với các dịch vụ ngân hàng.

Quang cảnh Hội nghị

Về kết quả hoạt động ngân hàng trên địa bàn huy động vốn ước đến 31/3/2023, là 63.546 tỷ đồng, tăng 0,79% so cuối năm 2022. Quy mô huy động vốn trên địa bàn đứng thứ 5/13 tỉnh khu vực ĐBSCL và chỉ đáp ứng trên 59% nhu cầu đầu tư tín dụng trên địa bàn. Tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đạt 106.350 tỷ đồng, tăng 4,19% so với cuối năm 2022. Quy mô dư nợ của tỉnh đứng thứ 4/13 tỉnh khu vực ĐBSCL. Chất lượng tín dụng tốt nợ xấu chỉ chiếm 1,01%/tổng dư nợ, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của khu vực ĐBSCL là 1,41%.

Đáng chú ý, về cơ cấu tín dụng ngành kinh tế đến 31/01/2023, tín dụng đối với ngành nông, lâm, thủy sản đạt 28.093 tỷ đồng, tăng 0,77% so với năm 2022; chiếm 27% dư nợ tín dụng trên địa bàn và chiếm 3,14% tổng dư nợ ngành nông, lâm, thủy sản toàn quốc. Tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng tại tỉnh An Giang đạt dư nợ 9.174 tỷ đồng; tăng 0,19% so với 31/12/2022; chiếm 9% tổng dư nợ trên địa bàn và chiếm 0,3% tổng dư nợ ngành công nghiệp và xây dựng toàn quốc. Tín dụng ngành thương mại dịch vụ: đạt 66.122 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cuối năm 2022; chiếm 64% dư nợ tín dụng trên địa bàn và chiếm 0,83% tổng dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ toàn quốc.

Riêng dư nợ tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên đến 31/01/2023 gồm: dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 63.772 tỷ đồng, giảm 0,84% so với cuối năm 2022 (giảm sâu hơn tốc tốc độ giảm của khu vực ĐBSCL -0,3% và tốc độ giảm của toàn quốc -0,54%), chiếm 61,76% tổng dư nợ toàn địa bàn. Dư nợ cho vay DNNVV đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 2,23% so với cuối năm 2022 (vùng ĐBSCL giảm 0,3% và toàn quốc giảm 0,1%), chiếm 11,43% tổng dư nợ trên địa bàn.

Kết quả cho vay các chương trình tín dụng:

- Chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP: Đến 31/01/2023, dư nợ đạt 63.772 tỷ đồng, giảm 0,84% so với cuối năm 2022 (giảm sâu hơn tốc tốc độ giảm của khu vực ĐBSCL (-0,3%) và tốc độ giảm của toàn quốc (-0,54%), chiếm 61,76% tổng dư nợ toàn địa bàn. Trong đó, dư nợ một số mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh, như sau:

+ Dư nợ cho vay trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo đạt 14.794 tỷ đồng, giảm 5,2% so với cuối năm 2022 và chiếm trên 23% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Nguyên nhân do tháng 01 là tháng Tết Nguyên đán hoạt động thương mại xuất khẩu lúa gạo chậm lại. Trong tháng 02, các ngân hàng có dư nợ cho vay lớn đang tăng dư nợ cho vay thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo vì An Giang đang vào mùa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Vì vậy, nhu cầu tín dụng về vay trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ lúa gạo trên địa bàn An Giang luôn đảm bảo.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

 

Tháng 12/2022

Tháng 02/2023

So sánh

 

Trồng lúa

Thu mua

Chế biến

Tổng

Trồng lúa

Thu mua

Chế biến

Tổng

Nông nghiệp AG

384

1.207

156

1.747

400

1.214

178

1.792

2,58%

Tiên Phong AG

55

199

650

904

56

39

1.051

1.146

26,77%

BIDV BAG

 

1.373

508

1.881

 

1.420

508

1.928

2,50%

BIDV AG

 

1.000

 

1.000

 

1.025

 

1.025

2,50%

Công Thương AG

310

938

59

1.307

337

968

37

1.342

2,68%

Công Thương CĐ

12

165

85

262

16

180

84

280

6,87%

Sài Gòn Hà Nội

 

10

 

10

 

389

 

389

38 lần

Xuất Nhập khẩu

 

205

 

205

 

215

 

215

4,88%

+ Dư nợ cho vay thủy sản nuôi trồng, thu mua, chế biến, tiêu thụ thủy sản đạt gần 13.156 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cuối năm 2022, chiếm gần 21% tổng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn của tỉnh.

- Chương trình mục tiêu quốc xây dựng nông thôn mới: Đến 31/12/2022, dư nợ cho vay trên địa bàn các xã của tỉnh An Giang đạt 42.254 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cuối năm 2021 với 194.456 khách hàng còn dư nợ, trong đó hộ nông dân là 194.073 hộ, chiếm 99,8%; số doanh nghiệp là 382 và số hợp tác xã là 01.

- Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP:

+ Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP: Đến 31/12/2016 (thời điểm kết thúc giải ngân tái cấp vốn), doanh số cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP trên địa bàn An Giang đạt 265 tỷ đồng (chiếm 0,89% doanh số cho vay của chương trình). Đến 28/02/2023, dư nợ cho vay của Chương trình trên địa bàn là 206 tỷ đồng với 508 khách hàng còn dư nợ.

 + Cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP: Đến 28/02/2023, dư nợ cho vay đạt 30,5 tỷ đồng với 101 khách hàng còn dư nợ.

Về kết quả triển khai các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH: Đến 28/02/2023, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng chính sách tại NHCSXH trên địa bàn tỉnh là 4.225 tỷ đồng, chiếm 8,4% dư nợ tại NHCSXH vùng ĐBSCL, chiếm 1,46% dư nợ tại NHCSXH trên toàn quốc, tăng 2,3% so với cuối năm 2022, với 169.279 khách hàng còn dư nợ. Trong đó, dư nợ của một số chương trình, như sau: Cho vay ưu đãi hộ nghèo chiếm 7,33% tổng dư nợ; cho vay hộ cận nghèo chiếm 20,14%; Cho vay hộ mới thoát nghèo chiếm 13,4%; Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chiếm 16,22%; cho vay giải quyết việc làm chiếm 12,67%; Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn chiếm 5,2% tổng dư nợ; cho vay học sinh, sinh viên chiếm 17,54%.

Dư nợ cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro gồm:

- Dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản: Đến 31/01/2023, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản (BĐS) tại tỉnh An Giang đạt 4.737 tỷ đồng, tăng 0,7% so với tháng 12/2022, chiếm 0,18% tổng dư nợ tín dụng ngành BĐS.

 - Dư nợ cho vay các dự án BOT, BT giao thông: Đến 31/12/2022, các TCTD cấp tín dụng đối với 05 dự án BOT, BT giao thông tại An Giang với tổng hạn mức cấp tín dụng là 302 tỷ đồng, tổng dư nợ cấp tín dụng là 227 tỷ đồng, tất cả các dự án đều là nợ nhóm 1.

Một số dự án có dư nợ lớn tại An Giang: (1) Dự án Đầu tư xây dựng cầu Cái Vừng và nâng cấp Bến khách ngang sông Mương Lớn do Sacombank tài trợ với dư nợ 92 tỷ đồng, (2) Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Chợ Mới - Tân Long do Sacombank tài trợ với dư nợ 66 tỷ đồng, (3) Dự án Đầu tư xây dựng Cầu Mỹ Luông - Tấn Mỹ do Sacombank tài trợ với dư nợ 57 tỷ đồng,...

Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp: Thông qua chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (Hội nghị đối thoại, buổi làm việc,...), trong năm 2022, các TCTD đã cho vay mới với dư nợ đạt khoảng hơn 21.700 tỷ đồng cho 1.200 doanh nghiệp và một số khách hàng khác và thực hiện các hình thức hỗ trợ khác (điều chỉnh giảm lãi suất, giảm phí,...) với dư nợ khoảng gần 460 tỷ đồng.

- Thực hiện chỉ đạo của NHNN tại Công văn 953/NHNN-TD ngày 21/02/2023 về tiếp tục triển khai Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, NHNN chi nhánh An Giang đã tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn vào ngày 16/3/2023 để tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến việc tiếp cận tín dụng.

Kết quả triển khai giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19: Đến cuối tháng 6/2022 (thời điểm kết thúc chính sách), các TCTD đã thực hiện: (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là gần 3.160 tỷ đồng với 4.600 khách hàng; (2) Miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ với giá trị nợ lũy kế là gần 620 tỷ đồng với 231 khách hàng.​

Đến cuối tháng 01/2023: (1) Dư nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ còn 109 tỷ đồng; (2) Dư nợ được miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ còn 2 tỷ đồng.

Về kết quả triển khai chính sách tín dụng tại Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội:

Về triển khai Nghị định số 31 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh: Đến 31/01/2023, các NHTM trên địa bàn đã thực hiện HTLS cho 06 khách hàng với doanh số HTLS đạt gần 630 tỷ đồng, dư nợ HTLS đạt hơn 495 tỷ đồng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng đạt khoảng 2,1 tỷ đồng.

Đối với nhóm các chính sách tín dụng thực hiện thông qua NHCSXH: Đến ngày 28/02/2023, dư nợ các chương trình đạt: (1) Dư nợ chương trình cho vay HSSV mua máy tính đạt 5,2 tỷ đồng; (2) Dư nợ chương trình cho vay Nhà ở xã hội đạt 30,5 tỷ đồng; (3) Dư nợ chương trình cho vay các cơ sở GDMN-TH ngoài công lập đạt 0,91 tỷ đồng; (4) Dư nợ chương trình Cho vay vùng đồng bào DTTS và miền núi đạt 37,8 tỷ đồng; (5) Dư nợ cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đạt 0,04 tỷ đồng.

Tại buổi làm việc, Phó thống đốc thường Đào Minh Tú đã chỉ đạo với hệ thống ngân hàng An Giang:

Một là, thực hiện việc tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý trên cơ sở đảm bảo khả năng thanh khoản theo quy định, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; xem xét ưu tiên cấp tín dụng theo Danh mục phân loại xanh, cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân, các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án nhà ở thương mại giá rẻ có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ, đáp ứng điều kiện theo quy định.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng trên cơ sở rà soát, đơn giản hóa và rút ngắn quy trình, thủ tục đi đôi với việc tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để đảm bảo an toàn vốn vay khi mở rộng tín dụng. Phát triển đa dạng sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp từng loại hình, nhu cầu sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, trong đó có đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tham gia chuỗi giá trị liên kết.

Ba là, kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT giao thông; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.  

Bốn là, thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá việc sử dụng vốn vay, khả năng trả nợ của khách hàng, nhất là khách hàng thuộc lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, khách hàng và người có liên quan có dư nợ lớn, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Về định hướng điều hành lãi suất: NHNN điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Trong quá trình điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, NHNN sẽ thông báo và định kỳ rà soát, xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh; trong đó căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả xếp hạng TCTD, mức độ tập trung tín dụng, lãi suất, việc tham gia hỗ trợ xử lý TCTD yếu kém, tình hình thực tiễn thị trường.../.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

HDBank mở chi nhánh thứ 2 tại Quảng Ninh

Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ CBNV nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
2024-04-25 11:31:59

Thái Nguyên khai mạc mùa du lịch 2024

Sáng 25/4 tại Khu du lịch hồ Núi Cốc, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Chương trình Khai mạc Mùa du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024 với chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim”.
2024-04-25 11:06:52

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38
Đang tải...