Quán cà phê tạo việc làm cho người khiếm thính
Tại thủ đô Nairobi của Kenya có quán cà phê Pallet Café, nằm ẩn mình giữa khu phố giàu có. Kể từ khai trương năm 2019, quán tuyển dụng nhân viên khiếm thính, những người đối mặt với phân biệt đối xử trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống. Pallet Café cho thấy khung cảnh của một sự hòa nhập khác lạ.
Trong quán cà phê sân vườn này, nhân viên nhận đơn đặt hàng từ khách bằng cách sử dụng Ngôn ngữ ký hiệu Kenya, diễn đạt bằng điệu bộ hoặc cử chỉ. Quán cũng trưng bày nhiều tấm áp phích giới thiệu về một số ngôn ngữ ký hiệu cơ bản, chẳng hạn, nhân viên phục vụ có thể diễn đạt điệu bộ run rẩy khi muốn hỏi khách có muốn nước lạnh không, còn khách hàng có thể xác nhận bằng giơ ngón tay cái.
Người sáng lập Pallet Café là doanh nhân Feisal Hussein, một cựu nhân viên viện trợ, người muốn mở một nơi không chỉ phục vụ những món ăn tuyệt vời như trứng Benedict và shakshuka (một món trứng cay của Bắc Phi), mà còn hỗ trợ những người khuyết tật và giúp họ có công việc.
Nhân viên khuyết tật phục vụ khách hàng bằng ngôn ngữ kí hiệu (Ảnh: BBC)
Hussein chia sẻ: "Kiếm được việc làm trên khắp châu lục là một thách thức đối với người khuyết tật, mặc dù họ hoàn toàn có thể làm được bất cứ công việc gì. Tôi muốn cho những người có năng lực làm việc cơ hội có việc làm để họ được bình đẳng như những người khác". Ngoài ra, Hussein cũng đảm bảo những người phục vụ được đào tạo trước khi làm việc tại quán cà phê, vì họ thường xuyên được tiếp xúc và đào tạo trong công việc. Hiện tại doanh nghiệp của Hussein có 3 chi nhánh, nơi Kamande làm việc là chi nhánh Pallet Café ở Lavington (một vùng ngoại ô của Nairobi), với hơn 30 trong số 40 nhân viên là người khiếm thính.
Phần lớn nhân viên của Pallet Café chưa từng có việc làm trước đây, chính công việc này đã thay đổi cuộc sống của họ. Ban đầu, Hussein phải chật vật để tìm nhân viên nhưng giờ đây luôn có người đến quán xin vào làm. Trên thực tế, Pallet Café đã thành công đến mức các doanh nghiệp khác cũng muốn thuê những người lao động khiếm thính.
Theo Kamande- nhân viên quản lý của quán, Pallet Café không chỉ mang đến cho anh công việc, thu nhập mà còn giúp anh có được tình yêu. Kamande gặp vợ hiện tại là Jacqueline, người cũng bị điếc, khi cô đang làm bồi bàn ở quán. Hiện cả hai có một cậu con trai 11 tháng tuổi tên là Godwin, không gặp vấn đề về thính giác. Kamande thường tự hào khoe ảnh con trai qua điện thoại. "Nhờ quán cà phê này, tôi đã vươn xa hơn trong cuộc sống".
Tại Việt Nam cũng có những quán cà phê, nhà hàng dành cho những nhân viên khuyết tật như Kymviet Cafe (Hà Nội) hay hàng Happy Heart ở Đà Nẵng,...
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.