Quảng Ninh: Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025

2025-02-07 15:04:51 0 Bình luận
Sáng 7/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí đã diễn ra Lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2025. Đây là một trong những lễ hội lớn và kéo dài nhất khu vực phía Bắc, thu hút hàng vạn tăng ni, Phật tử và du khách về với vùng đất Phật linh thiêng để chiêm bái, vãn cảnh.

 Nghi lễ thực hiện Lễ khai hội Yên Tử

Danh sơn Yên Tử là địa linh, là phúc địa của quốc gia, nơi gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp vĩ đại của đức vua Trần Nhân Tông - Vị vua đã lãnh đạo quân và dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Sau hai cuộc kháng chiến lẫy lừng, khi đất nuớc đã thanh bình, ngài đã rời ngai vàng bệ ngọc, nhường ngôi cho con là vua Trần Anh Tông để chuyên tâm nghiên cứu đạo Phật. Đến năm 1299, vua Trần Nhân Tông chính thức lên núi Yên Tử đi tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Chính vì lẽ đó, người đời sau luôn tâm niệm rằng Yên Tử chính là nơi khởi nguồn và ra đời của Thiền phái Trúc Lâm và vua Trần Nhân Tông chính là Đức Phật của đất nước Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Lễ khai hội

Trải qua thăng trầm lịch sử, Yên Tử luôn ấp ủ trong mình hồn thiêng văn hóa Việt với hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ chứa đựng những giá trị tinh thần, tư tưởng của thiền phái Trúc Lâm và nền văn hóa rực rỡ thời Đại Việt.

Với những giá trị to lớn đó, ngày nay Yên Tử đã trở thành báu vật vô giá và là niềm tự hào không chỉ của người dân Quảng Ninh mà của cả dân tộc Việt Nam. Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận Khu di tích Yên Tử là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện, tỉnh Quảng Ninh cùng với tỉnh Hải Dương, Bắc Giang đã hoàn chỉnh Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đến ngày 26/1/2024, hồ sơ đã được tổ chức UNESCO tiếp nhận, xem xét, thẩm định.

Bí thư thành ủy TP Uông Bí Mai Vũ Tuấn gióng trống khai hội

Lễ khai hội Xuân Yên Tử là hoạt động văn hóa thường niên mở màn cho 3 tháng hội xuân, nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử của khu di tích Yên Tử. Đây cũng là dịp quảng bá hình ảnh của Yên Tử tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Hòa Thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh thỉnh chuông khai hội.

Năm nay, Lễ khai hội Xuân Yên Tử truyền thống được tổ chức theo hướng trang trọng, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, mang đậm bản sắc của dân tộc.

 Trong đó phần lễ khai hội với các nghi thức, như: Gióng trống, thỉnh chuông khai hội; các nghi lễ tâm linh (dâng lễ, lễ cầu Quốc thái dân an; lễ đóng dấu thiêng Yên Tử). Đặc biệt, nghi lễ rước kiệu năm 2025 có quy mô lớn nhất từ trước tới nay, với sự tham gia của 11 đội kiệu từ các địa phương thuộc thành phố Uông Bí và Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh, đã mang đến một lễ hội khai xuân long trọng và đậm đà bản sắc văn hóa Việt.

Các đại biểu dâng hương, làm lễ cầu cho Quốc thái, Dân an.

Ngoài phần lễ được tổ chức trang trọng, Hội Xuân Yên Tử năm nay có các hoạt động văn hoá đặc sắc như: Đêm Hội hoa đăng, cầu nguyện Quốc thái dân an; tổ chức các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống tại khu vực Làng Nương Yên Tử; biểu diễn nghệ thuật, múa rồng, lân, võ thuật cổ truyền; trưng bày, triển lãm tranh, ảnh tuyên truyền, quảng bá về các giá trị và vẻ đẹp hùng vĩ, linh thiêng của Yên Tử, ẩm thực của đồng bào dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử.

Cũng trong khuôn khổ chương trình Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm 2025 còn có sự tham gia biểu diễn của các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của Trung ương, của tỉnh, với sự xuất hiện của một số ca sỹ, nghệ sỹ nổi tiếng của Việt Nam.

Đồng chí Hoàng Đạo Cương - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm lễ đóng dấu thiêng Yên Tử.

Lễ khai hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sâu sắc truyền thống “Uống nước, nhớ nguồn”, là nơi hội tụ và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ngàn đời mà các thế hệ cha ông ta đã để lại.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.
2025-03-16 19:03:15

Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam – Khi bản lĩnh tạo nên dấu ấn

Bản lĩnh không chỉ giúp con người vượt qua thử thách mà còn tạo nên dấu ấn khác biệt. Xuân Son và Omoda & Jaecoo Việt Nam chính là minh chứng cho tinh thần tiên phong ấy. Một bên là cầu thủ kiên cường, vươn lên từ gian khó để khẳng định vị thế. Một bên là thương hiệu xe ô tô đổi mới, tiên phong chinh phục thị trường. Sự kết hợp này không chỉ gắn kết thể thao và công nghệ, mà còn tôn vinh tinh thần dám nghĩ lớn, hành động mạnh mẽ.
2025-03-16 12:01:14

Hải Phòng thông qua 7 Nghị quyết tại kỳ họp thứ 24 HĐND thành phố

5 Nghị quyết chuyên đề và 2 Nghị quyết về “công tác nhân sự” được HĐND thành phố Hải Phòng thông qua tại kỳ họp thứ 24 HĐND thành phố khóa XVI (nhiệm kỳ 2021 - 2026), tổ chức vào chiều 14/3.
2025-03-14 19:04:24

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa võ cổ truyền Việt Nam vào kỷ nghiên mới - kỷ nguyên phát triển đất nước cường thịnh

Lịch sử hình thành và phát triển nền võ học Việt Nam hòa quyện với lịch sử dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng tự vệ mà còn hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần, khơi dậy lòng tự hào, tinh thần thượng võ và nhân văn của con người Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn và phát huy võ cổ truyền nước ta là nhiệm vụ quan trọng để tôn vinh giá trị di sản văn hóa phi vật thể nước nhà. Võ cổ truyền Việt Nam được xem là cái nôi của võ cổ truyền Đông Nam Á. Công tác bảo tồn và phát huy võ cổ truyền có tác động quan trọng đến sự phát triển văn hóa dân tộc.
2025-03-14 17:28:27

Ngôi trường đặc biệt mang “âm thanh” tới học sinh câm điếc

Nằm dọc trên con phố Hoàng Ngân tấp nập, có một ngôi trường nho nhỏ, đặc biệt mang tên Trường PTCS Dân lập dạy trẻ câm điếc Hà Nội. Với sứ mệnh thiêng liêng mang tri thức đến cho những em học sinh đặc biệt, suốt nhiều năm qua ngôi trường đã là nơi nâng bước, chắp cánh cho nhiều ước mơ thành hiện thực.
2025-03-14 11:58:26

Quảng Ninh: Tàu biển Nhật Bản với khoảng 1.700 du khách lần đầu tiên đến Quảng Ninh

Dự kiến ngày 30/4, tàu biển Pacific World do công ty Peace Boat (Nhật Bản) quản lý điều hành sẽ đưa khoảng 1.700 du khách, chủ yếu là khách Nhật Bản lần đầu tiên đến Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện hạ tầng cơ sở cảng bến, thủ tục nhập cảnh, lịch trình tham quan các điểm du lịch trên địa bàn, tạo điều kiện tối đa cho đoàn.
2025-03-14 08:42:20
Đang tải...