Sẽ ban hành danh mục nghề phải sử dụng lao động qua đào tạo

2020-07-16 10:28:21 0 Bình luận
Đây là nội dung dự thảo Thông tư vừa được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến các bộ, ngành, Doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về phát triển lực lượng lao động có kỹ năng; cũng như tạo hành lang pháp lý cho người lao động.

Theo đánh giá, lao động qua đào tạo đóng vai trò quan trọng vào việc tăng năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển lực lượng lao động qua đào tạo cũng chính là yêu cầu nâng cao chất lượng lao động Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực, quốc tế và sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4; cũng như ứng phó với các yếu tố khó lường của dịch bệnh và thiên tai đã và đang tác động trên quy mô toàn cầu.

Ảnh minh họa

Điều này cũng đã được Đảng, Chính phủ quan tâm, thể hiện rõ nét qua Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ qua đào tạo của cả nước đạt từ 65% đến 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ đạt 25%. Như vậy, so với quy mô của lực lượng lao động hiện nay, số lượng lao động được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật còn hạn chế.

Theo đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn là một thách thức đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Để thu hẹp và lấp những “khoảng trống về kỹ năng” của lực lượng lao động, cần thực hiện đào tạo qua DN hoặc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo yêu DN. Tuy nhiên, qua theo dõi thực tiễn về thị trường lao động Việt Nam cho thấy, các DN, nhất là các DN FDI đang ưu tiên tập trung sử dụng lao động trẻ, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trình độ kỹ năng rất hạn chế, thiếu kiến thức về VSATLĐ, dẫn đến năng suất lao động tại DN thấp, ảnh hưởng chung tới năng suất lao động quốc gia.

Mặt khác, do thiếu văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn kỹ thuật, nên nhiều lao động chịu nhiều thiệt thòi như được trả lương không thỏa đáng và nhiều chế độ khác, đặc biệt dễ bị DN sa thải khi tuổi đã cao, khi DN cập nhật công nghệ, điều chỉnh cơ cấu sản xuất kinh doanh, hoặc nền kinh tế chịu tác động của thiên tai dịch bệnh.

Do vậy, việc ban hành thông tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về phát triển lực lượng lao động có kỹ năng; đồng thời tạo hành lang pháp lý quy định các ngành nghề mà DN phải sử dụng lao động đã qua đào tạo. Cụ thể, dự thảo có 2 danh mục ngành nghề sử dụng lao động qua đào tạo, gồm:

Danh mục 1: Bao gồm 68 ngành nghề sử dụng lao động qua đào tạo, áp dụng từ ngày 1/1/2022. Đây là những ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động ở nhóm V và nhóm VI) theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH.

Danh mục 2: Bao gồm 90 ngành, nghề sử dụng lao động đã qua đào tạo, áp dụng từ ngày 1/1/2023. Đây là những ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (điều kiện lao động ở nhóm IV) theo Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH và một số ngành nghề liên quan đến sức khỏe, các dịch vụ liên quan đến phục vụ con người, các ngành nghề quan trọng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội (các nghề trọng điểm ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế).

Đồng thời, dự thảo cũng xác định lộ trình thực hiện Danh mục ngành nghề sử dụng lao động qua đào tạo bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1- từ ngày 1/1/2022 (áp dụng cho Danh mục 1, bao gồm 117 ngành, nghề đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm). Giai đoạn 2- từ ngày 1/1/2023 (áp dụng cho Danh mục 2, bao gồm 59 ngành, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và những ngành, nghề phổ biến, quan trọng (như đã nêu trên). Giai đoạn 3- từ ngày 1/1/2024 (áp dụng cho các ngành nghề còn lại trong Danh mục ngành, nghề đào tạo theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BLĐTBXH ngày 2/3/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH ban hành Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, cao đẳng và các ngành, nghề khác ở các trình độ sơ cấp, được quy định bởi các luật chuyên ngành).

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cán bộ Xây dựng Đảng Hải Phòng tập huấn sử dụng phần mềm chuyên ngành

Ngày 12/11, Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn khai tác sử dụng hệ thống phần mềm chuyên ngành tổ chức Xây dựng Đảng. Đây là nội dung Chương trình hành động số 72-Ctr/TU về “Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng TP.Hải Phòng đến năm 2025”.
2024-11-13 06:46:51

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đình làng Khánh Tân thờ Trương Quý Lang Đại Vương. Ngài là hoàng tử thứ 6 con vua Hùng Tạo Vương (Hùng Vương thứ 16). Theo thần phả thì Ngài là người văn võ song toàn và có chí dũng hơn người.
2024-11-13 01:52:13

Bộ trưởng Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lạng lách, đua xe

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu Công an TP Hà Nội xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách
2024-11-12 23:42:42

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn

Chiều ngày 12/11, bà Phạm Thị Giang Hà - Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Trưởng ban tổ chức thị ủy đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Vân Nam, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn.
2024-11-12 16:55:00

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng lịch nghỉ Tết 9 ngày liên tiếp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, do đặc điểm năm 2025, trước và sau ngày nghỉ Tết Âm lịch đều là thứ Bảy và Chủ nhật, đây đều là ngày nghỉ hằng tuần của công chức, viên chức. Do đó công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần theo đúng quy định.
2024-11-12 11:12:43

Một số giải pháp thực tế giải quyết thách thức trong việc tiếp cận việc làm của người khuyết tật

Trong xã hội hiện đại, quyền tiếp cận việc làm không chỉ đơn thuần là một yếu tố trong hệ thống phúc lợi xã hội mà còn là biểu hiện cốt lõi của sự công bằng và bình đẳng xã hội, nhất là đối với các nhóm yếu thế như người khuyết tật (NKT).
2024-11-12 10:13:59
Đang tải...