Tài chính hệ thống ngân hàng mạnh lên sau tái cơ cấu

2020-07-06 08:52:51 0 Bình luận
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đánh giá toàn diện kết quả thực hiện Đề án 1058 về tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, đồng thời xây dựng đề án mới về tái cơ cấu các TCTD.

Xử lý nợ xấu là vấn đề then chốt

Báo cáo sơ bộ về tình hình triển khai Đề án 1058, lãnh đạo NHNN cho biết, đến cuối tháng 3/2020, vốn điều lệ của 4 ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước (Agribank, Vietcombank, VietinBank, BIDV) đạt 145,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,5% toàn hệ thống, tổng tài sản đạt 5.213,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,76% toàn hệ thống, tăng 37,01% so với cuối năm 2016. Để tăng cường năng lực tài chính cho các NHTM Nhà nước, bảo đảm thực hiện đúng các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đáp ứng mức đủ vốn theo phương pháp tiêu chuẩn chuẩn mực vốn Basel II, NHNN đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng này thực hiện đồng bộ các giải pháp để bù đắp vốn thiếu hụt. Căn cứ nhu cầu tăng vốn rất cấp thiết của các NHTM Nhà nước, trên cơ sở thống nhất với các bộ liên quan, NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền về Phương án tăng vốn điều lệ cho các NHTM Nhà nước. Về phương án tăng vốn điều lệ cho Agribank, Quốc hội đã thông qua đề xuất trên của NHNN và chính thức cho phép bổ sung thêm 3.500 tỷ đồng vốn cho Agribank.

                                               Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Đối với các NHTM cổ phần, NHNN tiếp tục giám sát các NHTM cổ phần thực hiện Phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, đồng thời yêu cầu một số ngân hàng rà soát tình hình triển khai, đề xuất sửa đổi, bổ sung phương án cơ cấu lại để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong hoạt động.

Các NHTM cổ phần đều tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đến tháng 3/2020, vốn điều lệ của NHTM cổ phần đạt 286,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,6% toàn hệ thống, tăng 42,51% so với cuối năm 2016; tổng tài sản đạt 5.252,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 42% toàn hệ thống, tăng 53,15% so với cuối năm 2016.

Trên thực tế, việc triển khai thực hiện Đề án 1058 của hệ thống ngân hàng đã đạt được những kết quả tích cực. Trong đó nổi bật là tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm mạnh xuống dưới 3%. Có ngân hàng chỉ trong 2 năm (2018-2019) xử lý khối lượng nợ xấu bằng cả 5 năm trước đó. Có được “trái ngọt” đó là nhờ bên cạnh quyết liệt của các ngân hàng được cộng hưởng từ sự sôi động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường bất động sản “ấm lên” đã hỗ trợ xử lý nợ xấu khá tốt. Điểm sáng tiếp theo, thanh khoản của hệ thống ngân hàng được củng cố tốt, không có dấu hiệu mất thanh khoản ở bất cứ giai đoạn nào. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử ngân hàng Việt Nam. Đặc biệt, lòng tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng rất lớn; nhất là qua dịch Covid-19 vừa qua tạo ra lòng tin mới của dân chúng nói chung, người gửi tiền nói riêng đối với hệ thống ngân hàng. Kết quả tích cực nữa là chuẩn mực an toàn nói chung đều được NHNN kiểm soát tốt, có cải thiện.

Bước sang giai đoạn tiếp theo trong đề án tái cơ cấu mới hệ thống TCTD cần lưu ý những vấn đề gì để tăng cường hiệu quả cũng như đảm bảo sự lành mạnh, an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng? Theo giới chuyên môn nhận thấy, một trong lực cản cũng là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong giai đoạn mới của Đề án tái cơ cấu đó chính là xử lý nợ xấu.

Theo đánh giá của lãnh đạo NHNN, đến nay, chưa thể biết dịch bệnh trên thế giới diễn biến thế nào, trong khi kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, các nước chưa kiểm soát được dịch, nên các doanh nghiệp gặp khó, không có khả năng trả nợ, nợ xấu sẽ tăng, có thể cao hơn 3,67% vào cuối năm nay. Thậm chí, tỷ lệ nợ xấu còn có thể cao hơn nếu doanh nghiệp chậm hồi phục, thị trường xuất khẩu tiếp tục gián đoạn. Xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng tài sản là yêu cầu quan trọng nhất đối với Đề án tái cơ cấu giai đoạn mới của hệ thống các TCTD. Do đó các ngân hàng phải có biện pháp khắc phục căn bản nợ xấu kể cả nợ xấu quá khứ để lại và mới hình thành trong giai đoạn chịu tác động từ Covid-19.

Để đối phó với tình trạng nợ xấu gia tăng, bên cạnh tập trung hỗ trợ để khách hàng không rơi vào nhóm nợ xấu, ngân hàng phải chấp nhận giảm lợi nhuận, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Đồng thời, phải siết chặt chất lượng tín dụng các khoản vay mới, tránh làm nợ xấu phát sinh thêm. Tốc độ xử lý nợ xấu nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của thị trường bất động sản vì tài sản đảm bảo cho các khoản nợ chủ yếu là bất động sản.

Một yêu cầu trọng tâm khác cần được đưa vào trong Đề án tái cơ cấu giai đoạn tiếp theo được gợi ý là đổi mới căn bản quản trị hoạt động theo hướng số hóa. Trong quá trình phát triển nhân loại có thay đổi lớn về công nghệ, kéo theo thay đổi cả thời đại kinh tế. Nhưng hiện tại so với thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang khá chậm chạp trong số hóa hoạt động quản trị. Đây là thách thức lớn đối với ngành Ngân hàng không chỉ về quản trị mà cả về hệ thống thanh toán, đào tạo lại nhân lực... đều phải hoạt động trên nền tảng số hóa. Chỉ có số hóa mới một mặt tạo năng suất lao động mới, mặt khác tiết giảm chi phí hoạt động. Tiết giảm được chi phí mới giảm nhẹ gánh nặng nợ xấu trong quá khứ và tương lai duy trì nền tảng tài chính của các NHTM ổn định. Chi phí hoạt động trên tổng chi phí của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn ở mức 16-18%. Nếu làm tốt được việc số hóa hoạt động có thể giảm về mức khá trong khu vực Đông Nam Á ở mức 12-14%.

Về các chuẩn mực an toàn nói chung, vẫn còn khoảng cách so với chuẩn mực quốc tế. Đơn cử hiện nhiều ngân hàng vẫn chưa đáp ứng hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo chuẩn Basel II. Nếu tính một cách chi li thì tỷ lệ CAR của nhiều ngân hàng vẫn còn thấp so với chuẩn của Việt Nam chưa nói đến chuẩn quốc tế. Thậm chí tỷ lệ này ở ngân hàng quốc doanh còn thấp hơn. Trong đề án tái cơ cấu sắp tới, ngoài quy định đáp ứng đủ về vốn cấp 1, cấp 2 nên cân nhắc đưa yêu cầu về đệm tài chính - khoản vốn dự phòng đối với các ngân hàng.

Ngân hàng cổ phần tích cực tăng vốn

Tại Đại hội cổ đông vừa qua, nhiều ngân hàng đã trình cổ đông kế hoạch tăng vốn. Đơn cử, VietBank có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 4.190 tỷ đồng hiện nay lên gần 4.819 tỷ đồng. Nguồn để tăng vốn điều lệ từ lợi nhuận giữ lại của năm 2017-2019, với số tiền gần 629 tỷ đồng (62,87 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu). VietBank sẽ phát hành cổ phiếu trả cổ tức cho cổ đông để tăng vốn điều lệ, với tỷ lệ dự kiến 15%. Theo Hội đồng quản trị VietBank, việc tăng vốn năm 2020 nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, tăng vốn để đảm bảo đáp ứng đầy đủ các trụ cột của Basel II, cũng như giúp ngân hàng bổ sung nguồn vốn hoạt động, mở rộng quy mô kinh doanh.

                                     Ảnh minh họa. Nguồn Internet

SCB cũng vậy. Theo Tổng giám đốc Võ Tấn Hoàng Văn, ngân hàng này đã được chấp thuận áp dụng Thông tư 41 của NHNN. Tuy nhiên, trong năm 2020, SCB sẽ tiếp tục tăng vốn để nâng cao hệ số an toàn vốn (CAR) cũng như các quy định khác của NHNN. Theo kế hoạch, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhà đầu tư trong và ngoài nước, với giá chào bán không thấp hơn 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2020 và hoàn thành phát hành trong 2020-2021. Sau khi phát hành thành công vốn điều lệ SCB sẽ tăng từ 15.232 tỷ đồng lên 20.231 tỷ đồng. Với số tiền thu về, theo dự kiến, ngân hàng chi 4.000 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn kinh doanh, số còn lại chi đầu tư vào tài sản cố định và công nghệ thông tin...

Với Nam A Bank, mặc dù vừa được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ mức hơn 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng trong năm 2020, nhưng ngân hàng đang đặt mục tiêu niêm yết sàn HoSE và kỳ vọng thu hút thêm nguồn vốn nước ngoài để tăng vốn, củng cố nguồn lực tài chính vững chắc hơn.

Việc các ngân hàng, không kể lớn hay nhỏ, đều tích cực tăng vốn trong thời điểm này là điều cần thiết. Bởi dịch bệnh đang ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tiềm ẩn khả năng nợ xấu tăng, làm suy giảm “sức khỏe” của ngân hàng. Vì vậy, tăng vốn không chỉ giúp ngân hàng có khả năng “chống chọi” tốt hơn đối với những khó khăn do dịch bệnh gây ra, mà còn tăng khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Đồng quan điểm như vậy, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, mặc dù điều kiện hiện tại không mấy thuận lợi, song việc tăng vốn đối với các ngân hàng là không thể lùi. Bởi việc tăng vốn quyết định đến sự sống còn của ngân hàng. Vốn chủ sở hữu là gối đệm giúp cho ngân hàng “hấp thụ” những thiệt hại khi gặp rủi ro. Nên ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu mạnh sẽ vững vàng vượt qua các cú sốc; còn ngân hàng nào vốn chủ sở hữu mỏng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mạnh hơn. Điều đó lại càng quan trọng khi mà hiện kinh tế thế giới và cả Việt Nam đang bị tác động mạnh bởi dịch bệnh.

Lý do nữa khiến các ngân hàng phải đẩy nhanh kế hoạch tăng vốn là theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN, từ 01/10/2021 tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ giảm xuống còn 34% và sẽ giảm tiếp xuống còn 30% từ sau 01/10/2022. Nếu không tăng được vốn, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng cung ứng vốn trung dài hạn của các nhà băng.

Thực tế giai đoạn này thị trường chứng khoán đang tăng trưởng tốt, nhất là cổ phiếu ngân hàng đang tiếp tục dẫn dắt thị trường việc tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu mới cho các nhà đầu tư có thể là một lựa chọn tốt. Tuy nhiên, theo một chuyên gia chứng khoán, cổ phiếu các ngân hàng nhỏ vẫn chưa nhận được sự đón nhận tích cực từ nhà đầu tư do kết quả kinh doanh cũng còn khiêm tốn, chiến lược kinh doanh chưa có điểm nhấn so với các ngân hàng lớn.

Đáng lưu ý, trong kế hoạch tăng vốn của các ngân hàng đều có phương án gọi vốn từ các nhà đầu tư ngoại. Đây là phương án được đánh giá là phù hợp vì dòng tiền dài hạn của nhà đầu tư nội nhiều năm nay bị chững lại. Nhất là thời điểm này những nhà đầu tư lớn đang gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh thì khả năng huy động vốn từ nhóm nhà đầu tư này là không dễ. Thực tế phát đi tín hiệu tích cực sau một thời gian bán ròng liên tục từ nhà đầu tư ngoại đã quay trở lại mua ròng cổ phiếu. Cơ hội rộng mở hơn khi Việt Nam tham gia hiệp định thương mại lớn như EVFTA, CPTPP... Tuy nhiên, để thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư thì ngoài lợi nhuận khả quan, các ngân hàng phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe như chất lượng tài sản, tình hình tài chính minh bạch...

Trong bối cảnh nhiều ngân hàng nỗ lực tăng huy động vốn ngoại nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, đẩy mạnh tái cơ cấu, đáp ứng chuẩn quốc tế, Chính phủ nên cho phép nới room ngoại tại ngân hàng tăng từ 30% lên 49%. Vì các nhà đầu tư luôn mong muốn có tỷ lệ sở hữu cao hơn để có thể tham gia sâu hơn vào quản trị, điều hành.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...