Tai nạn lao động dồn dập

2015-11-11 08:37:53 0 Bình luận
Doanh nghiệp không tuân thủ quy định về an toàn lao động dẫn đến chết người sẽ bị thanh tra lao động đề nghị khởi tố

Thời gian qua, Báo Người Lao Động nhận rất nhiều phản ánh của người lao động (NLĐ) về việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) bỏ rơi sau khi bị tai nạn lao động (TNLĐ). “Tôi bị TNLĐ, công ty không bồi thường mà chỉ nhận lại làm việc. Thực tế, công ty cũng nhận lại làm việc nhưng chỉ một thời gian ngắn thì cho nghỉ. Sức khỏe giảm sút, không tìm được việc làm mới, gia đình tôi lâm vào cảnh khó khăn” - ông Trần Minh Trí (ngụ xã Long Định, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) trình bày.

Sơ sẩy là tàn phế

Theo ông Trí, tháng 5-2005, ông vào làm việc tại Công ty TNHH Thép Nguyễn Minh (nay là Công ty CP Sản xuất Thép Vina One ở xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Đến tháng 6-2005, ông bị TNLĐ phải cắt bỏ bàn tay phải. Trong quá trình điều trị, công ty cử người đến thỏa thuận sẽ không bồi thường nhưng bảo đảm việc làm cho đến hết tuổi lao động. Sau khi vết thương tạm ổn, ông được bố trí công việc. Bất ngờ, vào tháng 3-2014, công ty cho ông nghỉ việc.

 

Ông Trần Minh Trí bị TNLĐ mất một tay và mất việc
Ông Trần Minh Trí bị TNLĐ mất một tay và mất việc

 

Tương tự, ông Nguyễn Văn Minh, Phạm Long Hải cùng làm việc tại Công ty TNHH MTV Công trình đô thị TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang). Trong quá trình làm việc, ông Minh bị rơi từ nóc nhà xuống đất gãy tay phải, ông Hải đang làm việc trên xe cẩu thì bất ngờ bị lật, gãy cả hai tay.

Còn trường hợp của ông Nguyễn Hữu Phi (ngụ xã An Bình, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) bi đát hơn. “Tháng 10-2014, tôi làm việc cho một công trình xây dựng ở quận Tân Bình, TP HCM. Trong khi làm việc, tôi ngã từ trên cao xuống đất nên bị chấn thương đầu, cột sống, ngực; dập phổi phải; liệt hai chân... Là lao động chính của gia đình, sau khi bị TNLĐ, tôi trở thành người tàn phế. Mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người cha đã lớn tuổi” - ông Phi rưng rưng nước mắt.

Một nạn nhân gián tiếp của TNLĐ, chị Hồ Thị Thanh Tuyền (ngụ quận Thủ Đức, TP HCM) cho biết: “TNLĐ đã cướp đi sinh mạng của chồng tôi, trong khi nghề nghiệp của tôi không ổn định, phải nuôi 3 con nhỏ. Công ty TNHH MTV Nga Nguyễn (quận 8, TP HCM), nơi chồng tôi làm việc, không bồi thường, đã đẩy gia đình tôi vào nghịch cảnh”.

Vi phạm an toàn lao động

Theo ông Nguyễn Quốc Việt, Trưởng Phòng An toàn lao động Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) TP HCM, nguyên nhân xảy ra TNLĐ là do vi phạm những quy tắc về ATLĐ. Đối với TNLĐ chết người và bị thương nặng từ 2 người trở lên thì trách nhiệm của NSDLĐ là phải khai báo với thanh tra Sở LĐ-TB-XH để điều tra. Nếu xảy ra TNLĐ nhẹ và làm bị thương nặng một người thì doanh nghiệp phải tự tổ chức điều tra. Cơ quan có thẩm quyền phải phân tích rõ nguyên nhân gây nên TNLĐ để đưa ra biện pháp phòng ngừa.

Pháp luật hiện hành quy định rất rõ: Cơ quan thanh tra có quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu lỗi do NSDLĐ hoặc đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự khi xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trong quá trình điều tra, nếu phát hiện lỗi của NLĐ thì NLĐ được NSDLĐ hỗ trợ; nếu lỗi của NSDLĐ thì NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ. Khi xảy ra TNLĐ, NSDLĐ phải có trách nhiệm điều trị cho NLĐ. Nếu NSDLĐ không trả chi phí điều trị cho NLĐ thì NLĐ có quyền khiếu nại đến các cơ quan chức năng hoặc thanh tra sở LĐ-TB-XH.

 

Năm 2014, TP HCM xảy ra 102 vụ TNLĐ, trong đó thanh tra đã đề nghị khởi tố 9 vụ. Từ đầu năm 2015 đến nay đã xảy ra 90 vụ TNLĐ, đề nghị khởi tố 5 vụ.


Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thái Nguyên vinh danh các cựu binh gương mẫu

10 tập thể, 23 cá nhân được Trung ương Hội CCB Việt Nam trao Bằng khen; UBND tỉnh Thái Nguyên trao Bằng khen cho 6 tập thể, 7 cá nhân; Hội CCB tỉnh Thái Nguyên cũng trao Giấy khen cho 36 tập thể, 60 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu” giai đoạn 2019-2024 tại Đại hội thi đua yêu nước vừa được tổ chức sáng 15/10.
2024-10-15 21:42:00

Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.
2024-10-15 17:14:00

Nghề xoa bóp bấm huyệt giúp người mù huyện Nam Trực vững tin hòa nhập

Với 6 cơ sở xoa bóp bấm huyệt (XBBH), tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 4,5 triệu đồng/người, riêng những hội viên có sức khỏe, kỹ thuật cao tại cơ sở XBBH số 195 Quán Chiền, TL490C, xã Nam Dương đạt mức thu nhập mỗi tháng 9 triệu đồng/người, Hội Người mù huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang tự tin, gắn bó với nghề, nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2024-10-15 15:57:44

Tân sinh viên trường báo hào hứng check in 'photo booth' ngày nhập học

Nằm trong khuôn khổ chương trình chào tân sinh viên “FPS 2024 - Time Capsule”, sự kiện check - in photo booth diễn ra từ ngày 14/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia.
2024-10-15 13:49:42

Xác lập kỷ lục thế giới “Tháp Thần nông - tạo hình hạt lúa”

Trong các ngày từ 11 - 13/10/2024, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô - KCN Lâm Bình, Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh.
2024-10-14 19:35:00

Để gậy trắng thực sự là bạn đồng hành của người khiếm thị

Gậy trắng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của những người khiếm thị trên toàn thế giới. Nó không chỉ là một công cụ hỗ trợ di chuyển mà còn là dấu hiệu nhận biết giúp cộng đồng dễ dàng nhận diện và hỗ trợ người khiếm thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng người khiếm thị sử dụng gậy trắng vẫn còn rất ít.
2024-10-14 16:11:56
Đang tải...