Tập huấn xử trí sốc phản vệ, ghi chép điều dưỡng và 5s cho CBNV trong bệnh viện
2017-06-22 11:25:00
0 Bình luận
HOANHAP.VN - Sốc phản vệ hay phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nhanh chóng trong vòng một vài phút, nhưng nếu được cấp cứu kịp thời, đúng cách 80 – 90% bệnh nhân sốc phản vệ sẽ được cứu sống.
Để nâng cao năng lực chuyên môn về xử trí sốc phản vệ, giúp hạn chế tai biến, giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do sốc phản vệ. Ngày 2/6/2017, Bệnh viện đa khoa Hà Đông tổ chức Lớp tập huấn “Chẩn đoán và xử trí phản vệ” cho cán bộ nhân viên trong bệnh viện.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn BS. CKII Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc bệnh viện cho biết: thông qua buổi tập huấn, mong rằng các Cán bộ nhân viên (CBNV) có thể nhận biết sớm các dấu hiệu sốc phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân để phòng tránh.
Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày, ngày thứ nhất giảng viên Chu Chí Hiếu – TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về: Tử vong do phản vệ; Hiệu quả hướng dẫn điều trị; Những điểm mới trong hướng dẫn và xử trí phản vệ…trong chương trình tập huấn, cán bộ nhân viên (CBNV) được cập nhật kiến thức chuyên sâu về phản vệ , các nguyên nhân thường gặp trong thức ăn, các loại thuốc, nọc côn trùng… Các triệu chứng cần lưu ý của phản ứng phản vệ cần lưu ý là nhịp tim nhanh, da đỏ, mày đay/ngứa/co thắt phế quản… Ngoài ra còn có các lưu ý về sự cần thiết chuyển bệnh nhân khám chuyên khoa dị ứng sau phản ứng phản vệ, khuyến cáo test dị ứng theo quy định, cách sử dựng tiêm adrenanlin với bệnh nhân có phản ứng phản vệ.
Với buổi chia sẻ nhiệt tình, tích cực ngoài việc cung cấp kiến thức về phản vệ giảng viên Chu Chí Hiếu cũng đã đưa ra từng triệu chứng của phản ứng phản vệ giúp CBNV hiểu rõ và thuần thục hơn khi tiếp cận xử trí các trường hợp bị phản vệ và cũng có rất nhiều câu hỏi đã được giải đáp và chia sẻ trong lớp học.
Tham gia chia sẻ trong ngày thứ 2 và thứ 3 là BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BSCKI Nguyễn Thị Hằng – Phòng QLCL và Cử nhân Nguyễn Thị Phương Điều dưỡng Trưởng khối ngoại của phòng Điều Dưỡng.
Với chủ đề tập huấn về Sốc phản vệ BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực chia sẻ:
Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong chớp nhoáng trong vòng một vài phút. Nó tác động xấu đến rất nhiều hệ thống cơ quan của người bệnh cùng một lúc, do sự giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…
Phản ứng phản vệ là phản ứng có biểu hiện lâm sàng tương tự sốc phản vệ,̣ những khác cơ chế với sốc phản vệ, không qua trung gian IgE, gây giải phóng trực tiếp các hóa chất trung gian, và có khác biệt trong điều trị kéo dài và dự phòng bằng corticoid và kháng histamine.
Hiện nay, tình hình sốc phản vệ trên thế giới có xu hướng gia tăng: Năm 2010: cứ 100.000 người có 6,7 người bị sốc phản vệ, đến năm 2015 tỷ lệ này lên đến 7,9. Tại Việt Nam, theo số liệu của Trung tâm DI & ADR quốc gia, năm 2015 ghi nhận có tới 632 ca sốc phản vệ.Bên cạnh đó BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh cũng đưa tiêu chuẩn chẩn đoán về sốc phản vệ
Qua 3 ngày, lớp tập huấn đã trang bị cho CBNV bệnh viện những kiến thức cần thiết về nhận biết, xử trí khi gặp phải sốc phản vệ, góp phần hạn chế những hậu quả do sốc phản vệ gây ra, nâng cao hơn nữa an toàn cho người bệnh.
Với chủ đề tập huấn về 5s BS.CKI. Nguyễn Thị Hằng – Phó phòng Quản lý Chất lượng chia sẻ:
Với phương châm: “5s Quản lý chất lượng – An toàn người bệnh” trong mọi hoạt động khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện. Với mục tiêu đó việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt 5S tại mỗi khoa phòng trong toàn Bệnh viện sẽ tạo nên cảnh quan, môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, an toàn từ đó phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tạo lập thói quen làm việc nề nếp. Việc triển khai thực hiện là thiết thực và tốn ít chi phí. Các buổi tập huấn thực hiện 5S đã thể hiện quyết tâm cải tiến chất lượng Bệnh viện của toàn thể nhân viên của BVĐK Hà Đông, nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học, an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem đến sự hài lòng cho người bệnh.
Tại lớp tập huấn CBNV được tìm hiểu các kỹ năng cải tiến quản lý thông qua hoạt động 5S; hướng dẫn cách thực hành 5S; mục đích của việc đánh giá 5S, cách đánh giá thực hành tốt 5S tại một số khoa như: khoa Huyết học Truyền máu, khoa Nội thận Tiết niệu.
Qua tập huấn đem lại lợi ích rất thiết thực cho tất cả nhân viên bệnh viện; nắm vững được nội dung thực hiện 5S; hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp 5S. Áp dụng kiến thức cải tiến quản lý chất lượng thông qua hoạt động 5S triển khai tại từng khoa, phòng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Với chủ đề tập huấn về ghi chép điều dưỡng – Phòng Điều dưỡng do Cử nhân Nguyễn Thị Phương – Điều dưỡng Trưởng khối ngoại chia sẻ: Thực hiện Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Theo quy định này, ghi chép phiếu chăm sóc là nhiệm vụ của người điều dưỡng. Phiếu chăm sóc thể hiện những công việc được thực hiện trên người bệnh, ghi chép lại những diễn biến, tình trạng người bệnh, cách theo dõi và xử trí của điều dưỡng và đây là tài liệu pháp lý xem xét đánh giá trách nhiệm trong phạm vi và chức năng của mình trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Chất lượng công tác khám chữa bệnh đạt kết quả tốt hay không? trong đó có vai trò không nhỏ của đội ngũ cán bộ điều dưỡng. do đó công tác điều dưỡng cần tập trung xây dựng kế hoạch cho từng phân khúc cần có mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, giải pháp cụ thể; tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật…Lớp tập huấn hướng dẫn cụ thể nguyên tắc, nội dung kế hoạch chăm sóc người bệnh. Đặc biệt là cách thực hiện sổ y lệnh mới, Phiếu tổng hợp y lệnh, qua đó giúp đội ngũ cán bộ điều dưỡng đáp ứng được các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện hơn.
Kết thúc buổi tập huấn toàn thề CBNV đều có chung một quyết tâm vì một môi trường làm việc chất lượng tốt, hiệu quả cao hướng đến “ Sự hài lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi”.
Phát biểu khai mạc lớp tập huấn BS. CKII Lê Hoàng Tú – Phó giám đốc bệnh viện cho biết: thông qua buổi tập huấn, mong rằng các Cán bộ nhân viên (CBNV) có thể nhận biết sớm các dấu hiệu sốc phản vệ, biết xử lý cấp cứu ban đầu một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả bằng tiêm bắp thuốc adrenalin, cách theo dõi bệnh nhân sau sốc, các phương pháp xác định nguyên nhân để phòng tránh.
BS.CKII – Phó giám đốc Lê Hoàng Tú phát biểu tại buổi khai mạc |
Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày, ngày thứ nhất giảng viên Chu Chí Hiếu – TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về: Tử vong do phản vệ; Hiệu quả hướng dẫn điều trị; Những điểm mới trong hướng dẫn và xử trí phản vệ…trong chương trình tập huấn, cán bộ nhân viên (CBNV) được cập nhật kiến thức chuyên sâu về phản vệ , các nguyên nhân thường gặp trong thức ăn, các loại thuốc, nọc côn trùng… Các triệu chứng cần lưu ý của phản ứng phản vệ cần lưu ý là nhịp tim nhanh, da đỏ, mày đay/ngứa/co thắt phế quản… Ngoài ra còn có các lưu ý về sự cần thiết chuyển bệnh nhân khám chuyên khoa dị ứng sau phản ứng phản vệ, khuyến cáo test dị ứng theo quy định, cách sử dựng tiêm adrenanlin với bệnh nhân có phản ứng phản vệ.
Giảng viên Chu Chí Hiếu – TT Dị ứng Miễn dịch Lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ về phản vệ |
Với buổi chia sẻ nhiệt tình, tích cực ngoài việc cung cấp kiến thức về phản vệ giảng viên Chu Chí Hiếu cũng đã đưa ra từng triệu chứng của phản ứng phản vệ giúp CBNV hiểu rõ và thuần thục hơn khi tiếp cận xử trí các trường hợp bị phản vệ và cũng có rất nhiều câu hỏi đã được giải đáp và chia sẻ trong lớp học.
Tham gia chia sẻ trong ngày thứ 2 và thứ 3 là BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, BSCKI Nguyễn Thị Hằng – Phòng QLCL và Cử nhân Nguyễn Thị Phương Điều dưỡng Trưởng khối ngoại của phòng Điều Dưỡng.
Với chủ đề tập huấn về Sốc phản vệ BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực chia sẻ:
Sốc phản vệ là một trong những phản ứng dị ứng tức thì nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong chớp nhoáng trong vòng một vài phút. Nó tác động xấu đến rất nhiều hệ thống cơ quan của người bệnh cùng một lúc, do sự giải phóng ồ ạt các hóa chất trung gian từ các tế bào mast, basophil…
Phản ứng phản vệ là phản ứng có biểu hiện lâm sàng tương tự sốc phản vệ,̣ những khác cơ chế với sốc phản vệ, không qua trung gian IgE, gây giải phóng trực tiếp các hóa chất trung gian, và có khác biệt trong điều trị kéo dài và dự phòng bằng corticoid và kháng histamine.
BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh – Trưởng khoa Hồi sức Tích cực chia sẻ về sốc phản vệ |
Hiện nay, tình hình sốc phản vệ trên thế giới có xu hướng gia tăng: Năm 2010: cứ 100.000 người có 6,7 người bị sốc phản vệ, đến năm 2015 tỷ lệ này lên đến 7,9. Tại Việt Nam, theo số liệu của Trung tâm DI & ADR quốc gia, năm 2015 ghi nhận có tới 632 ca sốc phản vệ.Bên cạnh đó BS.CKII Đoàn Bình Tĩnh cũng đưa tiêu chuẩn chẩn đoán về sốc phản vệ
Qua 3 ngày, lớp tập huấn đã trang bị cho CBNV bệnh viện những kiến thức cần thiết về nhận biết, xử trí khi gặp phải sốc phản vệ, góp phần hạn chế những hậu quả do sốc phản vệ gây ra, nâng cao hơn nữa an toàn cho người bệnh.
Với chủ đề tập huấn về 5s BS.CKI. Nguyễn Thị Hằng – Phó phòng Quản lý Chất lượng chia sẻ:
Với phương châm: “5s Quản lý chất lượng – An toàn người bệnh” trong mọi hoạt động khám bệnh chữa bệnh tại bệnh viện. Với mục tiêu đó việc xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt 5S tại mỗi khoa phòng trong toàn Bệnh viện sẽ tạo nên cảnh quan, môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, an toàn từ đó phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tạo lập thói quen làm việc nề nếp. Việc triển khai thực hiện là thiết thực và tốn ít chi phí. Các buổi tập huấn thực hiện 5S đã thể hiện quyết tâm cải tiến chất lượng Bệnh viện của toàn thể nhân viên của BVĐK Hà Đông, nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học, an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem đến sự hài lòng cho người bệnh.
Nguyễn Thị Hằng – Phó phòng Quản lý Chất lượng chia sẻ về 5s |
Tại lớp tập huấn CBNV được tìm hiểu các kỹ năng cải tiến quản lý thông qua hoạt động 5S; hướng dẫn cách thực hành 5S; mục đích của việc đánh giá 5S, cách đánh giá thực hành tốt 5S tại một số khoa như: khoa Huyết học Truyền máu, khoa Nội thận Tiết niệu.
Qua tập huấn đem lại lợi ích rất thiết thực cho tất cả nhân viên bệnh viện; nắm vững được nội dung thực hiện 5S; hiểu được vai trò, ý nghĩa, tác dụng của phương pháp 5S. Áp dụng kiến thức cải tiến quản lý chất lượng thông qua hoạt động 5S triển khai tại từng khoa, phòng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.
Với chủ đề tập huấn về ghi chép điều dưỡng – Phòng Điều dưỡng do Cử nhân Nguyễn Thị Phương – Điều dưỡng Trưởng khối ngoại chia sẻ: Thực hiện Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26/1/2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.
Theo quy định này, ghi chép phiếu chăm sóc là nhiệm vụ của người điều dưỡng. Phiếu chăm sóc thể hiện những công việc được thực hiện trên người bệnh, ghi chép lại những diễn biến, tình trạng người bệnh, cách theo dõi và xử trí của điều dưỡng và đây là tài liệu pháp lý xem xét đánh giá trách nhiệm trong phạm vi và chức năng của mình trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Điều dưỡng Trưởng khối ngoại Nguyễn Thị Phương – Phòng Điều dưỡng chia sẻ về ghi chép điều dưỡng |
Chất lượng công tác khám chữa bệnh đạt kết quả tốt hay không? trong đó có vai trò không nhỏ của đội ngũ cán bộ điều dưỡng. do đó công tác điều dưỡng cần tập trung xây dựng kế hoạch cho từng phân khúc cần có mục tiêu, chỉ tiêu rõ ràng, giải pháp cụ thể; tăng cường giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật…Lớp tập huấn hướng dẫn cụ thể nguyên tắc, nội dung kế hoạch chăm sóc người bệnh. Đặc biệt là cách thực hiện sổ y lệnh mới, Phiếu tổng hợp y lệnh, qua đó giúp đội ngũ cán bộ điều dưỡng đáp ứng được các giải pháp tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện hơn.
Kết thúc buổi tập huấn toàn thề CBNV đều có chung một quyết tâm vì một môi trường làm việc chất lượng tốt, hiệu quả cao hướng đến “ Sự hài lòng của người bệnh là uy tín của chúng tôi”.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Đào Hiền