Thách thức ngân hàng số Việt Nam

2017-08-03 14:42:38 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Ngân hàng số phát triển đang làm thay đổi các phương thức cung cấp dịch vụ tài chính, tạo ra sự đa dạng kênh cung ứng và giảm đi sự cách biệt về các cơ hội tiếp cận của người dân. Nhưng với thị trường Việt Nam, ngân hàng số vẫn phải vượt qua nhiều rào cản lớn.
Trong một cuộc khảo sát của Ngân hàng Thế giới (WB) về những nhân tố cản trở kinh doanh hàng đầu tại Việt nam thì 21,8% DN cho biết rào cản lớn nhất là về “tiếp cận tài chính”, so với mức trung bình của khu vực Đông Á – Thái Bình Dương yếu tố này chỉ chiếm 11,5%. Một yếu tố khác làm giảm cơ hội tiếp cận tài chính tại Việt Nam là số liệu năm 2016 cho thấy chỉ 39,8% số người trên 15 tuổi có tài khoản ngân hàng, là mức thấp trong khu vực.




Các chỉ số tiếp cận tài chính cơ bản khác như số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại và máy ATM tính bình quân trên 100.000 người trưởng thành của Việt Nam cũng ở mức thấp trong khu vực với lần lượt 14,25% và 24,01%. Mặc dù doanh số sử dụng thẻ tại Việt Nam đạt đến 1,87 triệu tỉ đồng năm 2015, nhưng TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính ngân hàng nhấn mạnh tỉ lệ sử dụng thẻ tín dụng của Việt Nam còn quá thấp, chiếm chưa đến 1% là một nghịch lý lớn với con số phát hành thẻ đạt được đến nay – hơn 111 triệu thẻ, gồm 99 triệu thẻ nội địa và 12 triệu thẻ quốc tế.

Dịch vụ tài chính là nhắm đến hỗ trợ người dân có thể quản lý chi phí, tiếp cận vốn để tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tín dụng đen hoặc gia tăng tiết kiệm góp phần bình ổn xã hội và giảm các cú sốc về kinh tế, gia tăng phúc lợi xã hội hay giảm bất bình đẳng giới và thu nhập. Như vậy, tài chính số sẽ là thách thức lớn để thay đổi hiện trạng nền tài chính và gia tăng độ tiếp cận của người dân theo hướng chuyên nghiệp.

Theo ông Lực, các tổ chức tài chính vi mô hiện hoạt động còn mang tính tự phát, hành lang pháp lý còn nhiều khoảng trống và quy mô hoạt động còn nhỏ (chỉ chiếm 3,25% tổng tài sản hệ thống tài chính), sản phẩm dịch vụ nghèo nàn với chất lượng thấp… Hệ thống tài chính không chính thức như  vay mượn (từ gia đình, bạn bè và láng giềng, tín dụng đen, cầm cố, hụi phường, vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, cửa hàng cầm đồ…) chưa được kiểm soát chặt chẽ. “Hành vi của khách hàng thay đổi sẽ tạo ra sức ép cho các định chế tài chính cải cách và tái cấu trúc kinh doanh, nếu không sẽ bị các xu thế mới cạnh tranh tác động và loại trừ như sự phát triển của các tổ chức phi ngân hàng (Fintech) và sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ thay thế (như BitCoin, Crowd Funding, ngân hàng – tài chính ngầm…)”, TS. Cấn Văn Lực nhận định.

Tương tự, theo bà Nguyễn Thị Hòa, Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN), thống kê của WB cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa tỉ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính với GDP bình quân đầu người và theo đó quốc gia có tỉ lệ tiếp cận dịch vụ tài chính lớn thì GDP đầu người tăng. Nó thúc đẩy tăng trưởng việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho xã hội và sự phát triển ổn định của hệ thống tài chính đem lại sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Các quốc gia thực hiện tài chính toàn diện được kỳ vọng đẩy nhanh tốc độ và động lực cải cách để tạo ra một môi trường chính sách phù hợp và khuyến khích sự cạnh tranh cho phép các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng đổi mới và mở rộng cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, cùng với việc tạo ra không gian sáng tạo và cạnh tranh phải kèm theo các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng thích hợp và có các quy định để đảm bảo trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ tài chính.

Trong một thập kỷ vừa qua chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ, lĩnh vực tài chính là lĩnh vực đi đầu trong ứng dụng và cung cấp dịch vụ. Tài chính toàn diện trên nền tảng công nghệ số (digital financial inclusion) đã đem lại các lợi ích rõ rệt về gia tăng tiếp cận các kênh điện tử để bổ sung các dịch vụ phù hợp với khách hàng trên nền công nghệ số. Song song đó, là cơ hội giảm chi phí cho cả nhà cung cấp lẫn người sử dụng; đồng thời cũng giảm rủi ro mất mát, gian lận như trong các giao dịch tiền mặt.

Bà Hòa cho rằng, còn nhiều hạn chế cho nên tài chính toàn diện Việt Nam bởi tỉ lệ tín dụng cấp cho SMEs chỉ khoảng 22% tổng dư nợ và việc tiếp cận dịch vụ cũng không đồng đều giữa các nhóm dân cư với tổ chức kinh tế khi người dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa có tỉ lệ tiếp cận dịch vụ thấp (với tỉ lệ người dân có tài khoản tại khu vực nông thôn mới chỉ đạt 27%). Ngay cả trong nhóm dân cư đã tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhiều người vẫn chưa sử dụng đầy đủ các dịch vụ như mong muốn.


Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu chủ trì cuộc hội thảo


Vấn đề cần giải quyết theo bà Hòa: “Đa dạng kênh dịch vụ nhưng chú trọng vào các kênh số hóa có hiệu quả cao song song với nâng cao sự hiểu biết về các kĩ năng tài chính của người dân để họ tiếp cận dịch vụ dễ dàng. Khuôn khổ pháp lý cũng phải bảo vệ được người tiêu dùng và nâng cao khả năng giám sát quản lý đối với các tổ chức tư vấn, cung cấp dịch vụ”.

Công nghệ thay đổi khiến thị trường thay đổi nhanh chóng. Điều này đang gây sức ép lên các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà thiết kế chính sách phải thay đổi theo để đảm bảo các bên vận hành hiệu quả và nâng cao tính cạnh tranh.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây vừa công bố gia tăng thêm quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, biến sản phẩm của ngân hàng này trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.
2024-11-21 16:16:15

Quảng Ninh kích cầu du lịch giảm giá dịch vụ đến 50%

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn.
2024-11-21 10:43:15

Chính trị là linh hồn tạo nên sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ những trang sử oai hùng của dân tộc, không khó để thấy rằng, qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của quân đội cách mạng Việt Nam.
2024-11-21 07:52:16

Xây dựng vườn mẫu, nông thôn mới tại xã Yên Hoá

Nhiều năm qua, chính quyền địa phương huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững.
2024-11-20 19:55:00

MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature

Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
2024-11-20 13:46:03

VPBank khai trương phòng chờ sân bay siêu VIP dành cho nhóm khách hàng thượng lưu

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.
2024-11-20 13:40:19
Đang tải...