Thách thức trong đào tạo nghề cho người khuyết tật

2020-06-11 10:43:07 0 Bình luận
Theo thống kê của Unicef năm 2019, có hơn 7% dân số 2 tuổi trở lên - khoảng hơn 6,2 triệu người, là người khuyết tật. Bên cạnh đó, có 13% dân số - gần 12 triệu người, sống chung trong hộ gia đình có người khuyết tật.

Theo kết quả điều tra, những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, trẻ em khuyết tật có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật  cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Cho dù người khuyết tật là đối tượng được hưởng chính sách BHYT và nghèo không phải là rào cản đối với việc tiếp cận các cơ sở y tế, nhưng rất ít người khuyết tật (2.3%) tiếp cận được với dịch vụ phục hồi chức năng khi bị ốm hoặc bị thương. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những bất bình đẳng về mức sống và tham gia xã hội đối với người khuyết tật.

Ảnh minh họa

Theo thống kê năm 2019, cả nước có 44.391 người tàn tật tham gia học nghề trong đó có khoảng 50% ở độ tuổi  từ 19 đến 35. Số giáo viên tham gia dạy nghề cho người khuyết tật khoảng 3.359 giáo viên trong đó biên chế 824 giáo viên, có 1.130 cơ sở tham gia dạy nghề đầy đủ cho người khuyết tật, trong đó có 744 cơ sở công lập, 386 cơ sở tư thục, 225 cơ sở chuyên biệt, có 15.581 người khuyết tật được tạo việc làm.

Thách thức trong đào tạo nghề

Số người trong độ tuổi lao động đi học nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ tính trên tổng số người khuyết tật. Nguyên nhân chủ yếu là do đa phần người khuyết tật thuộc hộ gia đình khó khăn, phần lớn ở nông thôn; tuy được miễn học phí nhưng chi phí ăn ở, đi lại đối với họ cũng là phần kinh phí tương đối lớn,.; vì vậy tâm lý phần lớn là chọn học một nghề thủ công trong thời gian ngắn tại địa phương, theo kinh nghiệm người nọ truyền cho người kia  (may vá, đan lát, thêu thùa…) chưa có điều kiện đi học tập trung.

Một số học sinh có điều kiện học những ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao nhưng ra trường rất khó khăn trong việc xin việc làm ờ các doanh nghiệp lớn, do có rất ít doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng người khuyết tật (do tâm lý e ngại lao động khuyết tật hiệu suất làm việc thấp, có nhiều ràng buộc trong sử dụng lao động là người khuyết tật); phần lớn học chỉ làm ở những cơ sở sản xuất nhỏ, cơ sở từ thiện hoặc tự tạo việc làm, do vậy thu nhập không ổn định và chưa theer nuôi sống được bản thân.

Theo thông tư 09/2016 của liên Bộ Giáo dục Đào tạo – Lao động TBXH – Tài chính hướng dẫn nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định chặt chẽ hơn đối tượng học sinh khuyết tật được miễn học phí (học sinh khuyết tật phải thuộc hộ nghèo hoặc cận nghèo mới được miễn học phí). Trong khi thực tế ở một số địa phương việc xét duyệt cấp chứng nhận cho người khuyết tật, hộ nghèo – cận nghèo chưa được nhìn nhận đầy đủ và thực hiện chưa kịp thời; còn bỏ sót nhiều đối tượng.

Chế độ học bổng chính sách cho học sinh khuyết tật còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế so với chỉ số giá tiêu dùng hiện nay.

Đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn dạy nghề nhưng về mặt giảng dạy cho người khuyết tật hầu như chưa được đào tạo chuẩn mà chỉ dựa trên kinh nghiệm và theo những khóa bồi dưỡng ngắn hạn

Chưa có chương trình đào tạo chuẩn về dạy nghề cho người khuyết tật; hầu hết đều do các trường tự biên soạn; trong khi trình độ của người khuyết tật lại không đồng đều, nhận thức hạn chế, độ tuổi khác nhau vì vậy ảnh hướng không ít đến chất lượng dạy nghề

Một số giải pháp khắc phục khó khăn

- Cần có sự thống nhất, đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật, nhất là việc xác định dạng tật và mức độ khuyết tật.

- Hội đồng giám định y khoa cần có kết luận về dạng tật và mức độ khuyết tật đầy đủ, rõ ràng (theo đúng quy định tại Thông tư số 34) tạo điều kiện cho các địa phương có đủ cơ sở thực hiện chính sách đối với người khuyết tật được kịp thời chính xác, tránh gây hiểu nhầm thắc mắc trong quần chúng nhân dân.

- Đề nghị Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Bộ Y tế xác định rõ trường hợp suy thận, suy tim, ung thư ... có phải là khuyết tật hay không, để các địa phương thực hiện đồng bộ (vì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của xã cho rằng đó là bệnh, nhưng Hội đồng Giám định y khoa kết luật dạng tật).

- Đề nghị Chính phủ cho triển khai thực hiện đồng loạt việc trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, trong đó có người khuyết tật tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP;

- Đề nghị ưu tiên, giảm thủ tục hành chính khi người khuyết tật khám chữa bệnh như người khuyết tật tâm thần, người khuyết tật vận động không có chứng minh thư nhân dân khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

- Kinh phí hỗ trợ cho người khuyết tật học nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 48 còn vướng mắc, đề nghị Chính phủ, Bộ ban ngành liên quan có chính sách, tháo gỡ để việc dạy nghề đối với người khuyết tật được triển khai thuận lợi.

Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho người khuyết tật cần thực hiện được một số nội dung sau:

- Có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành và sự quan tâm của cả cộng đồng, đặc biệt chính quyền địa phương nơi cư trú, cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp địa phương để phối hợp giải quyết đầu ra sau khi học nghề cho người khuyết tật.

- Hoàn thiện chính sách và có quy định linh hoạt đối với dạy nghề cho người khuyết tật (ví dụ về thời gian đào tạo – cùng hệ đào tạo, nghề đào tạo nhưng người khuyết tật không thể học trong thời gian quy định chung của người không khuyết tật mà cần phải đào tạo dài hơn)

- Ban hành chương trình dạy nghề phù hợp đối với đối tượng học sinh khuyết tật

- Đa dạng hóa các hình thức đào tạo: từ dạy tập trung, dạy ở cộng đồng       

- Tăng mức kinh phí hỗ trợ cho học sinh khuyết tật học nghề để giảm bớt khó khăn về kinh tế cho gia đình học sinh trong thời gian các em theo học.

- Có hỗ trợ kinh phí khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh khuyết tật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những thương binh đất Tổ

Bằng ý chí sắt đá của người lính, sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, bè bạn và cộng đồng, những thương binh đất Tổ đã thắp sáng tinh thần của những người lính “tàn nhưng không phế”.
2025-01-09 15:36:00

TP. Hạ Long: Sơ kết một năm thực hiện Nghị quyết số 78 -NQ/TU

Ngày 02/01/2024, Ban thường vụ (BTV) Thành ủy Hạ Long đã ban hành Nghị quyết số 78 -NQ/TU về ưu tiên nguồn lực, khai thác tiềm năng, thúc đẩy phát triển kinh tế các xã đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
2025-01-09 14:37:50

Tập đoàn Bell Việt Nam: Điểm nhấn một năm phát triển với những đóng góp tích cực cho cộng đồng

Ngày 5 tháng 1 năm 2025, tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, Tập đoàn Bell Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành xưởng nhà máy thứ 5 với quy mô 50000 m2, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất của tập đoàn. Sự kiện không chỉ thể hiện sự lớn mạnh của Tập đoàn Bell trong lĩnh vực sản xuất mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ của đơn vị trong việc hỗ trợ tạo công ăn việc làm cho nhóm người khuyết tật trong xã hội.
2025-01-09 13:57:45

Thái Bình: Nỗ lực đền ơn đáp nghĩa và chăm lo người có công trong năm 2024

Năm 2024, công tác đền ơn đáp nghĩa và chăm lo đời sống cho người có công với cách mạng tại tỉnh Thái Bình tiếp tục được triển khai mạnh mẽ. Các hoạt động hỗ trợ về vật chất và tinh thần không ngừng được mở rộng, thể hiện sự quan tâm, tôn vinh đối với những cống hiến của các anh hùng liệt sĩ và người có công.
2025-01-09 10:32:56

Hà Nội triển khai công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua ADN: Tri ân và ghi nhận những hy sinh cao cả

Công tác xác định thân nhân liệt sĩ qua xét nghiệm ADN đang được triển khai tại Hà Nội, nhằm làm rõ danh tính các anh hùng đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Đây là một nỗ lực lớn để đảm bảo những hy sinh của các liệt sĩ được tri ân xứng đáng, đồng thời giúp các gia đình liệt sĩ nhận được quyền lợi hợp pháp.
2025-01-09 10:22:09

Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Hành trình binh nghiệp qua 7 ký ức vàng son

Năm 2025 đánh dấu những cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Tướng Nguyễn Huy Hiệu, người đã dẫn dắt nhiều chiến công vàng son trong lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ những chiến dịch thần tốc cho đến những lời dạy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bài viết này khám phá 7 ký ức đáng nhớ trong cuộc đời binh nghiệp lẫy lẫng của ông.
2025-01-08 13:27:14
Đang tải...