Thách thức trong việc bồi dưỡng kiến thức quốc phòng

2024-07-11 08:32:46 0 Bình luận
Dưới sự chỉ đạo của Quân Uỷ Trung Ương và Bộ Quốc Phòng, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chính là người trực tiếp chỉ đạo công việc biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng trong thời gian từ 1995 đến 2005.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu là một sĩ quan cấp cao trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 8, 9, 10, Thường vụ Quân ủy trung ương và nguyên  Phó Tổng tham mưu trưởng (1995-1998), Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng từ 1998 đến 2011.

Năm 1995, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, sau khi về làm việc tại Bộ Quốc Phòng, đã được phân công vào khối nhà trường. Khối nhà trường khi đó bao gồm học viện quốc phòng; các học viện nhà trường trong toàn quân, trong đó có cả Học viện Lục quân Đà Lạt, Học viện Lục quân 1, Học viện Lục quân 2…; các trường quân binh chủng, tăng thiết giáp, pháo binh, công binh, hóa học…; và các trường nghề của quân đội.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Tướng Hiệu được Bộ Quốc Phòng phân công phối hợp cùng các cơ quan chức năng để soạn thảo chương trình bồi dưỡng quốc phòng cho từng trường một, bao gồm cả Trường Nghệ thuật quân đội. Cái khó nhất lúc đó, theo ông, là làm sao để kế thừa và phát huy những truyền thống và tư liệu của quân đội trong suốt giai đoạn lịch sử xây dựng và trưởng thành. Ông cũng thấy rằng cần phải soạn thảo bổ sung các chương trình để phù hợp với sự phát triển của quân đội trong giai đoạn cách mạng mới. Tất cả các giáo trình vốn được truyền lại từ xưa đến nay, có độ dày về tư liệu, đề tài được ông tổng hợp để bổ sung.

Trong lĩnh vực nâng cao trình độ kiến thức quốc phòng, một thách thức khác là Đảng và Nhà nước khi đó cần bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các bộ, ban, ngành. Chương trình ấy khác hoàn toàn so với các chuyên ngành về quân sự, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, quân binh chủng, các chuyên ngành mà Tướng Hiệu vốn quen thuộc. Ban đầu, với mục đích bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho dân sự và cả quân nhân, ông đã làm việc cùng với nhà trường, các viện chiến lược, viện lịch sử, các học viện nhà trường… để biên soạn bộ giáo trình. Khi đó giáo trình ấy được gọi là đề tài, sau khi nghiên cứu toàn diện xong thì Tướng Hiệu đề xuất được 8 đề cương. Trong quá trình giảng dạy, các đề cương này còn được bổ sung và phát triển thêm để trở thành bài giảng hoàn chỉnh.

Đối tượng học viên đầu tiên bao gồm cả trong và ngoài quân đội, nhiều đối tượng ở các bộ, ngành; bí thư của các tỉnh… Sau khi học xong 8 chuyên đề này, các học viên đã đưa ra nhận xét về những gì cần bổ sung thêm vào bài giảng để họ có thể tiếp thu một cách có hệ thống, bằng cách nhận xét trực tiếp, qua văn bản hay hội thảo… Cho đến nay, bộ sách giáo khoa về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng đã trở thành một công trình đồ sộ. Cùng soạn thảo giáo trình với Tướng Hiệu trong những năm đó là Tướng Nguyễn Văn Chiến - Cục trưởng Cục nhà trường và Tướng Hoàng Châu Sơn - Cục trưởng Cục chiến quân. Hai Cục trưởng này đã hỗ trợ tư vấn và tham mưu rất đắc lực cho Tướng Hiệu.

Một vấn đề khó khăn nữa là làm cách nào để bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho Trường Nghệ thuật quân đội, để kiến thức quốc phòng này gắn liền với giới văn nghệ sĩ. Khi đó, Thiếu Tướng - nhạc sĩ An Thuyên đã giúp đỡ Tướng Hiệu bằng cách bàn thảo, trao đổi với giới văn nghệ sĩ để được nghe tư vấn về việc nên bồi dưỡng những nội dung gì. Một khó khăn khác nảy sinh khi Tướng Hiệu làm việc với các cái trường nghề. Khi bộ đội hết nghĩa vụ quân sự rồi, họ sẽ về học tại các trường nghề này để có tay nghề và sau đó đóng góp sức lao động phục vụ nền kinh tế quốc dân. Đề tài này rất khó vì cần kết hợp giữa kiến thức kinh tế và lĩnh vực quốc phòng. Muốn dạy nghề dân sinh thì phải liên kết với các trường trong toàn quân và trong toàn quốc, đặc biệt là liên kết với các trường nghề của quốc gia để họ truyền tải lại các nội dung đào tạo chuyên sâu từng nghề. Đòi hỏi hết sức quan trọng khi ấy là phải giải quyết vấn đề cho các anh em hết nghĩa vụ quân sự, cần phải bồi dưỡng cho họ có nghề nghiệp để tiếp tục phục vụ nền kinh tế quốc dân. Khi có nghề, họ cũng có thể xuất khẩu lao động. Nguồn nhân lực xuất khẩu lao động cũng đến từ những trường nghề này.

Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu đã vượt qua nhiều thử thách để cố gắng kế thừa những gì tốt nhất từ tư liệu sẵn có về kiến thức quốc phòng, sau đó phát triển thành giáo trình mới một cách sáng tạo để phù hợp với tình hình thực tiễn. Thêm vào đó, ông cũng chắt lọc từ rất nhiều nguồn thông tin và tiếp thu ý kiến tư vấn của các chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác. Thành công của ông là một bài học hữu ích về cách tạo ra sản phẩm giáo dục phù hợp thực tế để tiếp cận học viên thực sự hiệu quả.

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thái Nguyên vinh danh các cựu binh gương mẫu

10 tập thể, 23 cá nhân được Trung ương Hội CCB Việt Nam trao Bằng khen; UBND tỉnh Thái Nguyên trao Bằng khen cho 6 tập thể, 7 cá nhân; Hội CCB tỉnh Thái Nguyên cũng trao Giấy khen cho 36 tập thể, 60 cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước “CCB gương mẫu” giai đoạn 2019-2024 tại Đại hội thi đua yêu nước vừa được tổ chức sáng 15/10.
2024-10-15 21:42:00

Khánh thành 2 công trình lớp học trị giá 12,5 tỷ đồng tại tỉnh Điện Biên do SHB trao tặng

Vượt qua những điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, giao thông và địa hình, hai công trình lớp học do SHB tài trợ xây dựng tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đã chính thức được khánh thành và đưa vào hoạt động.
2024-10-15 17:14:00

Nghề xoa bóp bấm huyệt giúp người mù huyện Nam Trực vững tin hòa nhập

Với 6 cơ sở xoa bóp bấm huyệt (XBBH), tạo việc làm cho hơn 30 lao động với mức thu nhập bình quân mỗi tháng 4,5 triệu đồng/người, riêng những hội viên có sức khỏe, kỹ thuật cao tại cơ sở XBBH số 195 Quán Chiền, TL490C, xã Nam Dương đạt mức thu nhập mỗi tháng 9 triệu đồng/người, Hội Người mù huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định đang tự tin, gắn bó với nghề, nỗ lực vươn lên hòa nhập cộng đồng.
2024-10-15 15:57:44

Tân sinh viên trường báo hào hứng check in 'photo booth' ngày nhập học

Nằm trong khuôn khổ chương trình chào tân sinh viên “FPS 2024 - Time Capsule”, sự kiện check - in photo booth diễn ra từ ngày 14/10 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thu hút nhiều bạn sinh viên tham gia.
2024-10-15 13:49:42

Xác lập kỷ lục thế giới “Tháp Thần nông - tạo hình hạt lúa”

Trong các ngày từ 11 - 13/10/2024, tại Trung tâm sát hạch lái xe Đông Đô - KCN Lâm Bình, Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích và Xúc tiến du lịch Bắc Ninh tổ chức Liên hoan bánh dân gian ba miền và kết nối du lịch Bắc Ninh.
2024-10-14 19:35:00

Để gậy trắng thực sự là bạn đồng hành của người khiếm thị

Gậy trắng đã trở thành biểu tượng quen thuộc của những người khiếm thị trên toàn thế giới. Nó không chỉ là một công cụ hỗ trợ di chuyển mà còn là dấu hiệu nhận biết giúp cộng đồng dễ dàng nhận diện và hỗ trợ người khiếm thị. Tuy nhiên, tại Việt Nam, số lượng người khiếm thị sử dụng gậy trắng vẫn còn rất ít.
2024-10-14 16:11:56
Đang tải...