Luật sư Hoàng Hương Giang: Cần xem xét trách nhiệm người đứng đầu địa phương có sai phạm

2023-04-04 07:30:00 0 Bình luận
Theo khảo sát về thực trạng tuân thủ pháp luật các doanh nghiệp xây dựng và vai trò giám sát của chính quyền địa phương trên địa bà Hà Nội, điển hình xãTân Triều, huyện Thanh Trì có nhiều doanh nghiệp cố tình vi phạm xây dựng trong khu dân cư và đất nông nghiệp.

Trong những năm vừa qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thường phức tạp do cơ chế thị trường, áp lực về lợi nhuận, những biến động của tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn đặt doanh nghiệp trước những bài toán khó. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng sự sơ hở của chính sách, pháp luật, sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật. Việc tuân thủ pháp luật sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, tạo tiền đề phát triển bền vững.

Hiện nay, vấn đề quản lý, xử lý doanh nghiệp xây dựng vi phạm về trật tự xây dựng đã trở thành chủ đề nóng được dư luận đặc biệt quan tâm tại Hà Nội. Do đó, UBND TP. Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các quận, huyện phải xử lý nghiêm tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, tránh tái diễn, kéo dài.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 14-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội. Trong đó có nội dung đáng chú ý là yêu cầu các cấp, ngành, đặc biệt là UBND các quận, huyện, thị xã chấn chỉnh kỷ cương, thực hiện chế độ xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra vi phạm trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) trên địa bàn.

Mới đây, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 44/CT-UBND về việc tăng cường công tác chỉ đạo khắc phục tồn tại, xử lý vi phạm các công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) đã đưa vào hoạt động và các công trình xây dựng không phép, trái phép (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, hành lang bảo vệ đê điều, lưới điện, hành lang bảo vệ rừng, sai mục đích sử dụng đất) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Mặc dù Chỉ thị của Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố đã ban hành nhưng hàng loạt công trình nhà ở, kho bãi, nhà hàng… xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn đua nhau “mọc” lên trên nhiều địa bàn phường,xã của thành phố Hà Nội. Thông thường, khi xử lý sai phạm, cơ quan quản lý thường xử lý chủ đầu tư, nhưng chưa thấy có chế tài để xử lý những doanh nghiệp là nhà thầu thi công các công trình này, thấy sai những vẫn cố tình thi công trái quy định về quy hoạch. 

Với mong muốn đồng hành cùng Thủ đô trong công cuộc chống sai phạm liên quan đến đất đai và trật tự xây dựng, Tạp chí điện tử Hòa Nhập tổ chức chuỗi Tọa đàm: Nâng cao trách nhiệm tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng và vai trò giám sát của chính quyền địa phương", Tọa đàm là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, chuyên gia, nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến, chia sẻ thực trạng và giải pháp nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng, đặc biệt là phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương.

Thực trạng tại địa phương

Theo ghi nhận  hàng loạt công trình được các doanh nghiệp,chủ đầu tư thi công, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, sai phép trong khu đô thị. Dường như vai trò giám sát của chính quyền địa phương chưa được phát huy khiến các sai phạm này không được khắc phục, thậm chí có dấu hiệu buông lỏng để chủ đầu tư, các doanh nghiệp xây dựng công khai. 

Mặc dù đã trải qua các cuộc thanh tra, nhưng hiện tại những công trình mới xây dựng trên đất nông nghiệp lại tiếp tục được mọc lên, các công trình này đều được xây dựng với quy mô từ 3-4 tầng nhưng vẫn được các doanh nghiệp thi công, hoàn thiện để chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

Trường hợp nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, đối tượng miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Điểm K, Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, UBND huyện Thanh Trì đã ra công văn số 1022/UBND-QLĐT về việc thực hiện quy định miễn phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nông thôn. Kể từ khi Quyết định số 3406/2018/QĐ-UBND của UBND TP đi vào thực tế, các công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn phải tuân thủ theo đúng quy hoạch hoặc quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đã được phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều công trình “đồ sộ” vượt tầng so với các nhà lân cận, phá vỡ quy hoạch, nhưng chính quyền sở tại lại vờ như không biết.

Theo kết luận thanh tra Thành Phố Hà Nội, trên địa bàn huyện Thanh Trì có 32 đơn vị, tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng sử dụng không đúng mục đích, chưa đưa đất vào sử dụng hiệu quả; 9 đơn vị được giao đất bị các hộ dân, tổ chức sử dụng đất liền kề lấn chiếm; 12 đơn vị được UBND TP Hà Nội giao đất để thực hiện dự án nhưng chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, sử dụng sai mục đích hoặc cho thuê lại.

UBND xã Tân Triều, đã ký hợp đồng cho các tổ chức, cá nhân thuê đất công để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản trái với quy định của Luật Đất đai năm 2003. Việc chi số tiền thu từ cho thuê đất công và đất công ích vào mục đích chi thường xuyên tại các xã là sai quy định pháp luật

Tại xã Tân Triều có khoảng 150 hộ gia đình san lấp, lấn chiếm đất công (nằm trong quy hoạch điểm dân cư nông thôn) từ trước ngày 1-7-2004; 16 hộ lấn chiếm 2.000m2 đất tại thôn Yên Xá (hiện đã xây nhà cấp 4); 108 hộ xây dựng nhà cấp 4 trên đất nông nghiệp nằm dọc hai bên đường Phan Trọng Tuệ thuộc thôn Yên Xá với tổng diện tích khoảng 6.800m2

Trước thực trạng trên, Tạp chí điện tử Hòa Nhập đã gửi thư mời tham gia tọa đàm tới UBND một số địa phương để chính quyền địa phương chia sẻ liên quan thực trạng và những giải pháp đã thực hiện để giám sát nhằm hạn chế những sai phạm tái diễn, nhưng chính quyền địa phương đã từ chối không tham gia.

Cần quy trách nhiệm giám sát của chính quyền địa phương

Liên quan đến vấn đề tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng và vai trò giám sát của chính quyền địa phương, Luật sư Hoàng Hương Giang - Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, phát biểu, cần thẳng thắn xem xét nguyên nhân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức từ chủ đầu tư đến chính quyền, cơ quan quản lý.

Bên cạnh tư duy làm ăn “chộp giật”, không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chủ đầu tư khiến tình trạng sai phạm trong xây dựng ngày càng nhức nhối, Luật sư Giang cũng chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương “Để xảy ra sai phạm có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Sở xây dựng, UBND phường, UBND quận, UBND thành phố đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, không giám sát hoặc giám sát mang nặng tính hình thức để cho các chủ đầu tư ngang nhiên vi phạm”. Theo tư liệu được cung cấp về thực trạng tại xã Tân Triều, Luật sư Giang cho rằng cần phải quy trách nhiệm và có chế tài xử lý nghiêm với người đứng đầu địa phương. 

Ngoài ra, theo Luật sư Giang, để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp xây dựng, ngoài phát huy vai trò giám sát của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng cần tham mưu, xây dựng chế tài đủ mạnh để xử lý doanh nghiệp thấy sai những vẫn cố tình thi công. 

Cùng trao đổi ý kiến về nội dung này, ông Lương Văn Dũng, Giám đốc công ty xây dựng Hà Thành, đưa ra giải pháp để nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp xây dựng: 

Thứ nhất, trong hợp đồng ký kết thi công với chủ đầu tư, doanh nghiệp cần phải căn cứ vào giấy phép xây dựng, các quy định pháp luật hiện hành về xây dựng, quy hoạch để làm cơ sở ký kết hợp đồng. Nếu hợp đồng sai với giấy phép xây dựng thì dứt khoát không ký kết hợp đồng thi công phần sai phép đó. 

Thứ hai, chủ doanh nghiệp nâng cao nhận thức về trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bỏ tư duy chộp giật, thấy lợi ích trước mắt sẵn sàng sai phạm. 

Thứ ba, Cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật về xây dựng, quy hoạch, đất đai.

Thứ tư, Chính quyền địa phương chủ động tổ chức các buổi ký kết biên bản ghi nhớ với các doanh nghiệp tại địa phương về cam kết tuân thủ pháp luật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tiểu sử Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Đặng Xuân Phong

Sáng 30/6, tại TP. Việt Trì diễn ra lễ công bố các Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính của tỉnh Phú Thọ. Trung ương chỉ định ông Đặng Xuân Phong, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.
2025-07-01 15:06:59

Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch tỉnh Ninh Bình mới

Giữa làn sóng dịch chuyển sản xuất và phát triển hạ tầng du lịch tâm linh khu vực Nam Hà Nội, Flamingo Golden Hill nổi lên là tâm điểm sinh lời mới, hội tụ cả lợi thế vị trí vàng, pháp lý hoàn chỉnh, cùng dòng khách thuê chuyên gia quốc tế ổn định. Dự án này đang thu hút mạnh mẽ giới đầu tư săn tìm bất động sản có dòng tiền sinh lời bền vững và tiềm năng tăng trưởng bứt phá.
2025-07-01 09:03:32

Hà Nội: Đất công ngõ đi có biến thành đất tư?

Con Hẻm 305/46/40, đã được nhân dân đồng thuận và UBND xã Ninh Hiệp quy hoạch tôn tạo mở rộng từ năm 1994 làm lối đi chung khi thanh lý đất cho các hộ gia đình, nhưng hiện nay đang có nguy cơ bị quy thành đất sử dụng riêng.
2025-06-30 20:57:00

Hà Nội: Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp cho thương binh Trần Xuân Thủy!

Ông Trần Xuân Thủy, sinh năm 1948, là thương binh nặng ¼ (tỷ lệ thương tật 81%). Ông Trần Xuân Thủy nguyên là ủy viên Ban chấp hành, Trưởng ban Kiểm tra của Hiệp hội doanh nghiệp của thương binh và NKT Việt Nam và vợ là bà Trịnh Thị Ngào, sinh năm 1952 (hiện đang sống tại nhà số 10, ngõ 22, Phố Văn La, Phú La, Hà Đông, Hà Nội) vừa có đơn kêu cứu gửi đến Tạp chí điện tử Hòa Nhập.
2025-06-30 20:19:00

Chủ tịch UBND 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Sau đây là hình ảnh Chủ tịch HĐND 23 tỉnh, thành phố sau sắp xếp và Chủ tịch HĐND các tỉnh, thành phố không thực hiện sắp xếp:‌
2025-06-30 18:36:03

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng nay, 30/6, tại các tỉnh, thành phố hình thành sau hợp nhất, sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội đã diễn ra Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
2025-06-30 17:58:59
Đang tải...