Thấy gì sau công văn báo nợ của ACV với Bamboo Airways

2020-03-24 10:38:11 0 Bình luận
Sau công văn báo cáo nợ 205 tỷ đồng của ACV với Bộ GTVT, Bamboo Airways điều chỉnh phương án kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới, đồng thời thảo luận cùng ACV để tiến tới sự đồng thuận, hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Đơn vị quản lý 21 cảng hàng không dân dụng tại Việt Nam đã văn bản gửi Bộ GTVT và Cục hàng không VN về việc Bamboo Airways chậm thanh toán tiền dịch vụ và đang nợ 205 tỉ đồng.

Theo đó, phía ACV (Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam) cho rằng việc thực hiện hợp đồng về điều khoản thanh toán, Hãng Bamboo Airways thường xuyên không đúng thời hạn thanh toán và không đảm bảo mức bảo lãnh thanh toán thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của hợp đồng đã ký kết.

Hãng bay của tỉ phú Trịnh Văn Quyết thường xuyên chậm thanh toán trung bình khoảng 42 ngày so với thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng đã ký kết. Tính đến hết ngày 18-3, Bamboo Airways đang nợ ACV hơn 205 tỉ đồng.

Bamboo phải chịu phí dịch vụ cao hơn mặt bằng chung

Liên quan đến tiến trình thanh toán chi phí dịch vụ giữa ACV và Bamboo Airways, theo thông tin từ Bamboo Airways, hoạt động này thời gian qua phát sinh một số khúc mắc giữa hai bên. Trong đó, đáng nói là chi phí một số hạng mục dịch vụ ACV cung cấp cho Bamboo Airways đang ở mức cao hơn so với mặt bằng chung, cá biệt một số khoản cao hơn gấp rưỡi đến gấp đôi.

Ví dụ, chi phí sử dụng hạ tầng, trang thiết bị tại các cảng hàng không hầu hết đều đang chịu ở mức tối đa trong khung giá quy định của Bộ GTVT, mặc dù điều kiện về chất lượng hạ tầng, trang thiết bị, năng lực của các cảng hàng không là khác nhau; Giá dịch vụ mặt đất cơ bản và dịch vụ phát sinh cho chuyến bay Bamboo Airways hiện phải chi trả cao hơn đáng kể so với các hãng hàng không khác…

Hiện trạng này dẫn đến phát sinh nhiều đợt kiểm tra, rà soát từ cả hai phía trong thời gian vừa qua, kéo theo các cuộc thảo luận song phương kéo dài, dẫn đến tiến độ chi trả bị trì hoãn, trong khi chờ đợi sự thống nhất cuối cùng từ hai đơn vị.

Bên cạnh đó, biến cố dịch bệnh Covid-19 trong những tháng vừa qua đã ảnh hưởng rất lớn tới thị trường hàng không, khiến hoạt động của nhiều hãng hàng không bị đình trệ, hàng loạt chuyến bay và đường bay phải dừng khai thác, doanh thu giảm sút đột ngột, trong đó có Bamboo Airways. Thiệt hại ban đầu của việc dừng khai thác nhiều đường bay được các hãng hàng không Việt Nam tính toán sơ bộ lên tới hơn 30.000 tỷ đồng.

Trong bối cảnh này, Bamboo Airways đang tích cực điều chỉnh phương án kinh doanh để thích ứng với điều kiện mới, đồng thời đàm phán với ACV để tiến tới sự đồng thuận, hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn hiện tại.

Các hãng hàng không phải trả 20 loại thuế, phí

Theo Thông tư 53/2019 của Bộ Giao thông vận tải quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay Việt Nam, các hãng hàng không phải chịu tới 16 loại phí do Nhà nước quy định. Trong đó có 5 loại dịch vụ do Nhà nước quy định mức giá, 8 loại dịch vụ do Nhà nước quy định khung giá và 3 loại dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam, người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hàng không, trao đổi với báo chí, tổng nộp 16 loại phí nói trên của các hãng hàng không lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm. Các loại phí này, hãng hàng không nộp cho 3 đơn vị đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các cảng vụ hàng không.

Ngoài các khoản phí trên, các hãng bay phải nộp những khoản phí dịch vụ hàng không khác cho các cảng hàng không, như phí thuê quầy bán vé giờ chót, phí thuê quầy hành lý thất lạc, phí thuê phòng phòng nghỉ, trực ca cho nhân viên... Tính chung một chiếc máy bay đang phải gánh hơn 20 loại phí cả trực tiếp và gián tiếp.

Cùng với đó, mỗi chiếc máy bay cũng đang phải gánh nhiều loại thuế như thuế nhập khẩu nhiên liệu bay, bảo vệ môi trường, VAT, thu nhập doanh nghiệp... Đáng nói, trong khi hàng không phải liên tục cắt, huỷ chuyến, máy bay nằm “đắp chiếu” thì các hãng vẫn phải trả hàng loạt khoản phí: đỗ máy bay, thuê quầy làm thủ tục…

Bộ GTVT “đề xuất” ACV “độc tôn”

Trong thời gian vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đang lấy ý kiến đề xuất về “Định hướng xã hội hóa đầu tư xây dựng cảng hàng không” để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Theo đề án này, Bộ GTVT lại đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) độc quyền 22 Cảng hàng không, chỉ xã hội hoá 3 cảng tại Sa Pa, Lai Châu và Quảng Trị. Đây là các cảng hàng không nhỏ nằm địa bàn khó khăn, sản lượng khách tiềm năng không cao.

Tuy nhiên đề xuất này của Bộ GTVT đang gặp phải nhiều ý kiến trái chiều từ các bộ, ngành liên quan cũng như từ phía dư luận.

Góp ý về đề xuất nói trên, Bộ Tư pháp cũng đã có văn bản gửi tới Bộ GTVT để trả lời về đề xuất của bộ GTVT, trong đó nêu rõ, Bộ GTVT cần đánh giá tổng thể về năng lực và hiệu quả quản lý của ACV đối với 22 cảng hàng không (trừ cảng hàng không Long Thành đang trình Quốc hội cho ý kiến) đề làm cơ sở xem xét, quyết định việc thực hiện xã hội đầu tư toàn bộ cảng hàng không này hay tiếp tục giao ACV quản lý và chỉ thực hiện xã hội hoá đầu tư một số hạng mục công trình.

Đặc biệt, về đề nghị giao cho ACV chủ trì thực hiện, trên cơ sở kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng không, sân bay của Bộ GTVT, Bộ Tư pháp đề nghị cần xem xét lại vì ACV là một công ty cổ phần, không phải là cơ quan Nhà nước để thay mặt Nhà nước thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để đầu tư, xây dựng, nâng cấp các cảng hàng không.

Về việc giao cho ACV khai thác sân bay, nhiều chuyên gia nhấn mạnh, cần thiết phải qua đấu thầu chọn nhà đầu tư với công trình, dự án công được đầu tư bằng vốn nhà nước.

Tiến sĩ Lương Hoài Nam, một chuyên gia kỳ cựu trong ngành hàng không cho rằng việc duy trì vị thế độc quyền của ACV ở 22 sân và dự án sân bay Long Thành không phù hợp với xu thế thế giới và chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân của Nhà nước.

Nói thêm về việc nếu ACV tục duy trì thế độc quyền tại sân bay, PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống, chuyên gia trong lĩnh vực hàng không nhận định, cổ đông nước ngoài ở ACV sẽ tiếp tục được hưởng siêu lợi nhuận và bất công với các nhà đầu tư tiềm năng khác, cũng như bất công với các hãng hàng không và hành khách sử dụng dịch vụ.

Nhưng có một nghịch lý khai thác sân bay, trong khi doanh nghiệp khai thác cảng thu bộn tiền thì khu bay, đường băng, sân đỗ do nhà nước quản lý. Vì thế, nếu các vị trí này hỏng hóc thì nhà nước phải tự bỏ tiền ngân sách để sửa chữa.

Mới nhất gần đây là việc Bộ GTVT và ACV cùng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ việc đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng tới an toàn bay nên cần phải sửa chữa khẩn cấp. Số kinh phí dự kiến khoảng trên 4.500 tỷ đồng. Hay như trước đó, các đường băng tại sân bay Cam Ranh và Cát Bi, Hải Phòng cũng kiến nghị nhà nước bỏ tiền sửa cho doanh nghiệp.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Bách Phúc trả lời trên báo chí, cho rằng, ACV là một công ty cổ phần, là một doanh nghiệp, phải tự kinh doanh, lấy doanh thu để chi trả chi phí vận hành, trong đó có chi phí duy tu, sửa chữa... Vậy tại sao khi đường băng hỏng, Cục Hàng không Việt Nam và cả Bộ GTVT lại quay sang xin tiền ngân sách để sửa chữa?

“Lấy tiền ngân sách sửa chữa đường băng cho doanh nghiệp kinh doanh khai thác sân bay là sai luật. Bộ GTVT can thiệp vào việc này cũng là không phù hợp", TS Nguyễn Bách Phúc nhận định. Cũng theo ông Phúc, doanh thu từ các Cảng hàng không hàng năm rất lớn, bao gồm: tiền cất hạ cánh của từng máy bay của các hãng hàng không; tiền lưu bãi; tiền các dịch vụ hàng không như điều khiển không lưu, kiểm tra kỹ thuật máy bay, tiền cung cấp nhiên liệu, thức ăn cho máy bay, và tiền dịch vụ cho hành khách trong sân bay...

“Mức lãi từ kinh doanh khai thác sân bay cũng rất cao, xấp xỉ 50% so với doanh thu. Vì thế, theo quan điểm cá nhân tôi, lấy tiền ngân sách để sửa chữa đường băng cho doanh nghiệp kinh doanh, khai thác là rất phi lý”, ông Phúc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo của ACV cho biết Bamboo Airways đã liên hệ, tính toán đến việc trả khoản tiền trên.

Lãnh đạo ACV khẳng định vẫn duy trì cung cấp dịch vụ cho Bamboo Airways. "Chúng tôi có văn bản trên gửi đến cơ quan chức năng là Bộ GTVT và Cục Hàng không VN để nắm thông tin tình hình của doanh nghiệp" - vị này nói.

Trước đó, nhằm chia sẻ với doanh nghiệp, các hãng hàng không trước khó khăn chung do dịch bệnh COVID-19, ACV quyết định giảm giá 7 dịch vụ cho tất cả các hãng hàng không.

Cụ thể, ACV sẽ giảm 50% dịch vụ dẫn tàu bay, 10% dịch vụ thang ống, thuê băng chuyền, xử lý hành lý tự động, thuê quầy, phục vụ mặt đất, giảm 10%.

Còn đối với dịch vụ thuê văn phòng đại diện, các hãng hàng không dừng bay sẽ được miễn 100%, các hãng vẫn duy trì bay sẽ giảm ở mức tối đa theo quy định của nhà nước là 30%.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.
2024-04-24 20:12:49

Hoa Kỳ phối hợp cùng Việt Nam tổ chức Hội thảo khu vực về chống IUU

Ngày 23/04/2024, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cục Phòng chống ma túy và Thực thi Pháp luật quốc tế (INL) và Lực lượng Phòng vệ bờ biển Hoa Kỳ (USCG), đã phối hợp cùng Cục Kiểm Ngư tổ chức Hội thảo Khu vực về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không có báo cáo và không theo quy định (IUU) tại thành phố Đà Nẵng.
2024-04-24 09:44:47

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
2024-04-24 09:27:18

Hà Nội chuẩn bị Lễ hội Đền trong Thăng Long Tứ Trấn năm 2024

Ngày 23/4, Đoàn công tác của Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội đã có cuộc kiểm tra công tác Lễ hội truyền thống tại Di tích quốc gia đặc biệt Thăng Long Tứ Trấn Đền Kim Liên.
2024-04-23 23:56:38

“Hành trình khôi phục phòng Nam dược chuẩn Y khoa”

Ngay từ ngày đầu thành lập Y Dược Việt đã xác định rõ hướng đi cho mình là phát triển các sản phẩm từ thảo dược, dược liệu có sẵn của đất nước Việt Nam (Nam Dược).
2024-04-23 15:35:00

SHB hai năm liền được vinh danh Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB lần thứ hai liên tiếp là đại diện duy nhất tại Châu Á - Thái Bình Dương được Global Finance vinh danh là “Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất 2024”. Tín dụng xanh tại SHB 2023 tăng trưởng ấn tượng so với 2022, qua đó, khẳng định vị thế là một trong số các Ngân hàng TMCP tư nhân tích cực cho vay xanh tại Việt Nam.
2024-04-23 10:53:14
Đang tải...