Thi THPT Quốc gia 2017: Cần có ngân hàng đề thi trắc nghiệm
2016-10-10 09:04:53
0 Bình luận
Đề thi THPT Quốc gia năm 2017 phải kiểm tra được tư duy, kỹ năng của thí sinh. Vì thế, Bộ GD-ĐT cần có ngân hàng đề thi đủ lớn và đạt chất lượng tốt.
Bộ GD-ĐT vừa công bố phương án kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Theo đó, kỳ thi có nhiều điểm mới là thí sinh sẽ làm 5 bài gồm 3 bài thi độc lập: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; 2 bài thi tổ hợp Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với Giáo dục thường xuyên).
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN). Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Đề thi cho mỗi môn thành phần của các bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm; đề thi của bài thi Toán, bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời với duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Đề bài thi Ngữ văn có phần Đọc hiểu và phần Làm văn.
Với phương án thi mà Bộ GD-ĐT đưa ra, nhiều giáo viên, học sinh và một số chuyên gia giáo dục đang rất băn khoăn về câu hỏi cũng như việc đảm bảo chất lượng của đề thi trắc nghiệm các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.
Đóng góp vào việc xây dựng bộ đề và ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm, Tiến sĩ Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội từng tham gia chỉ đạo xây dựng bộ đề thi của trường cho rằng, các câu hỏi trắc nghiệm phải được thiết kế khoa học để học sinh có thể giải được.
Ngoài quy tắc thì còn có những nội dung liên quan có thể đo năng lực của thí sinh ở các cấp độ. Ví dụ như môn Toán ở cấp độ dễ thì thí sinh phải trải qua bao nhiêu bước tư duy sẽ ra được kết quả. Tương tự như vậy, để kiểm tra trình độ của thí sinh ở các cấp độ khá, giỏi thì thí sinh cũng cần phải nắm rõ kiến thức và trải qua những bước tư duy phức tạp hơn.
Việc ra, các câu hỏi trắc nghiệm phải trải qua nhiều quá trình chuẩn hóa. Khi chọn câu hỏi cho đề thi thì phải cân nhắc vì gần như có nhiều đề thi tương đương nhau về độ khó. Điều này nhằm tránh sự không công bằng cho thí sinh khi băn khoăn giữa đề này khó, đề kia dễ.
Đề thi chuẩn hóa khác đề thi thông thường là có thử nghiệm trực tiếp ở thí sinh lớp 12 và để phân tích các mức độ khó. Việc ra đề, chọn đề thi cũng như chúng ta "bốc thuốc bắc". Đề thi có 50 câu với 50 ô vuông có nhiều vị được chặt ra những đoạn bằng nhau và máy tính có thể tự động chọn lựa 50 câu tương ứng như vậy. Đây là những điều cần phải làm để giải thủ thuật toán.
ĐH Quốc gia Hà Nội ra đề thi có cấu trúc đề bài tự chọn chỉ có 40 câu hỏi. Qua quá trình chấm thi, nhà trường nhận thấy khả năng phân tích đề của thí sinh tương đối tốt.
Trong khoa học đã chứng minh, số câu hỏi càng ít nhưng có độ phân loại được thí sinh thì đề thi đó có độ tin cậy và có giá trị cao.
Trong cấu trúc đề thi mới và với lượng câu hỏi như vậy có thể đánh giá được trình độ, khả năng và sự phân loại của thí sinh ở các cấp độ.
Để có đề thi kiểm tra được tư duy của thí sinh thì Bộ GD-ĐT cần có một ngân hàng đề thi đủ lớn. Với mỗi phương án đưa ra, Bộ cũng phải tính toán để tính khả thi cao nhất.
Với kinh nghiệm ra đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội trong 4 năm qua, đến nay, nhà trường có khoảng 17.000 câu hỏi đề thi chuẩn hóa. Cách đây 5 năm, ĐH Quốc gia Hà Nội đã được Bộ GD-ĐT giao cho thí điểm đổi mới tuyển sinh nên trường đã nghiên cứu ra đề theo hướng đánh giá năng lực.
Với ngân hàng câu hỏi đề thi đó, theo chỉ đạo của Bộ là sẽ sử dụng các câu hỏi chuẩn hóa phù hợp với “ma trận” đề thi mới trong kỳ thi THPT Quốc gia và bù đắp thêm một số câu hỏi khác để sao cho thí sinh có 1 đề thi và làm được trên máy tính.
Từ nay cho đến tháng 5/2017 để hoàn thiện đề thi, chúng ta có đủ thời gian để cập nhật, bổ sung những câu hỏi, phần còn trống, còn thiếu và rà soát lại tất cả các câu hỏi của đề thi.
Trước khi tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chính thức đối với thí sinh, ĐH Quốc gia Hà Nội đều đưa ra những đề thi mẫu để các em tham khảo. Nhiều thí sinh ở những vùng khó khăn, người dân tộc khi tham dự kỳ thi đều làm được bài.
Cấu trúc đề thi phải có sự phân loại năng lực của thí sinh
Điều quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 là Bộ GD-ĐT phải có một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và có chất lượng. Đó là quan điểm của PGS.TS Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Theo bà Phương Nga, ưu điểm của việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm là khi chấm điểm sẽ thực hiện bằng máy là ra kết quả chính xác, khách quan. Điều này sẽ khắc phục được bất cập khi giáo viên A, B, C chấm bài lệch nhau trong những tâm trạng khác nhau nên kết quả có thể vênh từ 0,25 đến 0,5 điểm.
Việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm không hề ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy THPT mà có thể đo được tư duy, logic, lập luận, phân tích của thí sinh để chọn ra phương án đúng nên việc ra đề thi trắc nghiệm khó hơn rất nhiều so với ra để theo hình thức tự luận.
Theo bà Phương Nga, thời gian công bố thi theo hình thức 5 bài thi của Bộ GD-ĐT ngay từ đầu năm học 2016-2017 là hợp lý. Lượng kiến thức kiểm tra đều nằm trong chương trình lớp 12 THPT nên học sinh đều có thời gian, tâm lý để chuẩn bị ôn tập tốt. Còn nếu Bộ GD-ĐT cứ để 3 năm nữa mới thi theo hình thức mới thì vẫn còn xảy ra tình trạng “học tủ, học lệch”. Điều này là rất bất cập và ảnh hưởng lớn đến học sinh.
Cấu trúc của đề thi cũng cần được quan tâm là Bộ GD-ĐT ra bao nhiêu câu hỏi dễ, trung bình và khó, gồm những kiến thức và kỹ năng gì. Các câu hỏi dễ, trung bình được có thể là học sinh có học lực từ mức Trung bình khá có thể làm được để đỗ tốt nghiệp THPT. Còn câu hỏi khó là dành cho thí sinh có học lực khá, giỏi và thông qua các câu hỏi này, các trường ĐH, CĐ có thể lựa chọn thí sinh vào trường nếu sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển.
Bộ GD-ĐT có thể tham khảo mô hình tổ chức và ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm của ĐH Quốc gia Hà Nội đã thực hiện để xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn và đạt chất lượng để mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng./.
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan. Mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng; thí sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm (Phiếu TLTN). Kết quả làm bài của thí sinh trên Phiếu TLTN được chấm bằng phần mềm máy tính. Bài thi Ngữ văn thi theo hình thức tự luận.
Đề thi cho mỗi môn thành phần của các bài thi Khoa học Tự nhiên, Khoa học Xã hội có 40 câu hỏi trắc nghiệm; đề thi của bài thi Toán, bài thi Ngoại ngữ có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án trả lời với duy nhất 1 phương án trả lời đúng. Đề bài thi Ngữ văn có phần Đọc hiểu và phần Làm văn.
Với phương án thi mà Bộ GD-ĐT đưa ra, nhiều giáo viên, học sinh và một số chuyên gia giáo dục đang rất băn khoăn về câu hỏi cũng như việc đảm bảo chất lượng của đề thi trắc nghiệm các môn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.
Đóng góp vào việc xây dựng bộ đề và ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm, Tiến sĩ Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội từng tham gia chỉ đạo xây dựng bộ đề thi của trường cho rằng, các câu hỏi trắc nghiệm phải được thiết kế khoa học để học sinh có thể giải được.
Ngoài quy tắc thì còn có những nội dung liên quan có thể đo năng lực của thí sinh ở các cấp độ. Ví dụ như môn Toán ở cấp độ dễ thì thí sinh phải trải qua bao nhiêu bước tư duy sẽ ra được kết quả. Tương tự như vậy, để kiểm tra trình độ của thí sinh ở các cấp độ khá, giỏi thì thí sinh cũng cần phải nắm rõ kiến thức và trải qua những bước tư duy phức tạp hơn.
Việc ra, các câu hỏi trắc nghiệm phải trải qua nhiều quá trình chuẩn hóa. Khi chọn câu hỏi cho đề thi thì phải cân nhắc vì gần như có nhiều đề thi tương đương nhau về độ khó. Điều này nhằm tránh sự không công bằng cho thí sinh khi băn khoăn giữa đề này khó, đề kia dễ.
Đề thi chuẩn hóa khác đề thi thông thường là có thử nghiệm trực tiếp ở thí sinh lớp 12 và để phân tích các mức độ khó. Việc ra đề, chọn đề thi cũng như chúng ta "bốc thuốc bắc". Đề thi có 50 câu với 50 ô vuông có nhiều vị được chặt ra những đoạn bằng nhau và máy tính có thể tự động chọn lựa 50 câu tương ứng như vậy. Đây là những điều cần phải làm để giải thủ thuật toán.
ĐH Quốc gia Hà Nội ra đề thi có cấu trúc đề bài tự chọn chỉ có 40 câu hỏi. Qua quá trình chấm thi, nhà trường nhận thấy khả năng phân tích đề của thí sinh tương đối tốt.
Trong khoa học đã chứng minh, số câu hỏi càng ít nhưng có độ phân loại được thí sinh thì đề thi đó có độ tin cậy và có giá trị cao.
Trong cấu trúc đề thi mới và với lượng câu hỏi như vậy có thể đánh giá được trình độ, khả năng và sự phân loại của thí sinh ở các cấp độ.
Để có đề thi kiểm tra được tư duy của thí sinh thì Bộ GD-ĐT cần có một ngân hàng đề thi đủ lớn. Với mỗi phương án đưa ra, Bộ cũng phải tính toán để tính khả thi cao nhất.
Với kinh nghiệm ra đề thi của ĐH Quốc gia Hà Nội trong 4 năm qua, đến nay, nhà trường có khoảng 17.000 câu hỏi đề thi chuẩn hóa. Cách đây 5 năm, ĐH Quốc gia Hà Nội đã được Bộ GD-ĐT giao cho thí điểm đổi mới tuyển sinh nên trường đã nghiên cứu ra đề theo hướng đánh giá năng lực.
Với ngân hàng câu hỏi đề thi đó, theo chỉ đạo của Bộ là sẽ sử dụng các câu hỏi chuẩn hóa phù hợp với “ma trận” đề thi mới trong kỳ thi THPT Quốc gia và bù đắp thêm một số câu hỏi khác để sao cho thí sinh có 1 đề thi và làm được trên máy tính.
Từ nay cho đến tháng 5/2017 để hoàn thiện đề thi, chúng ta có đủ thời gian để cập nhật, bổ sung những câu hỏi, phần còn trống, còn thiếu và rà soát lại tất cả các câu hỏi của đề thi.
Trước khi tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chính thức đối với thí sinh, ĐH Quốc gia Hà Nội đều đưa ra những đề thi mẫu để các em tham khảo. Nhiều thí sinh ở những vùng khó khăn, người dân tộc khi tham dự kỳ thi đều làm được bài.
![]() |
Bắt đầu từ năm 2017, thí sinh sẽ làm bài thi trắc nghiệm ở nhiều môn thi trong kỳ thi THPT Quốc gia (Ảnh minh họa) |
Cấu trúc đề thi phải có sự phân loại năng lực của thí sinh
Điều quan trọng trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 là Bộ GD-ĐT phải có một ngân hàng câu hỏi đủ lớn và có chất lượng. Đó là quan điểm của PGS.TS Phương Nga, Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục độc lập của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam.
Theo bà Phương Nga, ưu điểm của việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm là khi chấm điểm sẽ thực hiện bằng máy là ra kết quả chính xác, khách quan. Điều này sẽ khắc phục được bất cập khi giáo viên A, B, C chấm bài lệch nhau trong những tâm trạng khác nhau nên kết quả có thể vênh từ 0,25 đến 0,5 điểm.
Việc ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm không hề ảnh hưởng đến chương trình giảng dạy THPT mà có thể đo được tư duy, logic, lập luận, phân tích của thí sinh để chọn ra phương án đúng nên việc ra đề thi trắc nghiệm khó hơn rất nhiều so với ra để theo hình thức tự luận.
Theo bà Phương Nga, thời gian công bố thi theo hình thức 5 bài thi của Bộ GD-ĐT ngay từ đầu năm học 2016-2017 là hợp lý. Lượng kiến thức kiểm tra đều nằm trong chương trình lớp 12 THPT nên học sinh đều có thời gian, tâm lý để chuẩn bị ôn tập tốt. Còn nếu Bộ GD-ĐT cứ để 3 năm nữa mới thi theo hình thức mới thì vẫn còn xảy ra tình trạng “học tủ, học lệch”. Điều này là rất bất cập và ảnh hưởng lớn đến học sinh.
Cấu trúc của đề thi cũng cần được quan tâm là Bộ GD-ĐT ra bao nhiêu câu hỏi dễ, trung bình và khó, gồm những kiến thức và kỹ năng gì. Các câu hỏi dễ, trung bình được có thể là học sinh có học lực từ mức Trung bình khá có thể làm được để đỗ tốt nghiệp THPT. Còn câu hỏi khó là dành cho thí sinh có học lực khá, giỏi và thông qua các câu hỏi này, các trường ĐH, CĐ có thể lựa chọn thí sinh vào trường nếu sử dụng kết quả thi THPT Quốc gia để xét tuyển.
Bộ GD-ĐT có thể tham khảo mô hình tổ chức và ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm của ĐH Quốc gia Hà Nội đã thực hiện để xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn và đạt chất lượng để mỗi thí sinh trong cùng phòng thi có một mã đề thi riêng./.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo Bích Lan/vov.vn
Cánh tay robot giúp người khuyết tật tự tin trong cuộc sống
Một công ty robot đến từ Anh quốc đã phát triển cánh tay giả có khả năng cử động ngay cả khi tháo rời khỏi cơ thể. Các chi tiết của cánh tay được tạo ra bằng công nghệ in 3D có trọng lượng nhẹ và khả năng chống nước.
2025-04-23 18:30:00
ROX Key dồn lực khai phá 'mỏ vàng' dữ liệu, bứt phá doanh thu
Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 17/4/2025, ROX Key đã thông qua chiến lược tăng trưởng đầy tham vọng, lấy dữ liệu làm động lực đột phá doanh thu trong giai đoạn 2025-2027.
2025-04-23 15:25:57
Sân bay Vân Đồn mở đường bay Hàn Quốc
Chiều ngày 23/4, Đoàn công tác của Hiệp hội Du lịch tỉnh Cheongju (Hàn Quốc) đã họp bàn với lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du Lịch Quảng Ninh do Thường trực Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh chủ trì, về việc xúc tiến đường bay giữa sân bay quốc tế charter Hàn Quốc đến sân bay quốc tế Vân Đồn.
2025-04-23 13:42:00
Phường La Khê cần tích cực thực hiện quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn phường
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1601/UBND-ĐT về việc tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Thành phố trong thời gian từ nay cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính. Tuy nhiên gần đây Tạp chí điện tử Hòa nhập có nhận được kiến nghị của một số cán bộ hưu trí, thương bệnh binh trên địa bàn quận Hà Đông về việc nhiều công trình vi phạm trật tự xây dựng tại phường La Khê
2025-04-23 10:00:00
Đại hội đồng cổ đông SHB: Bứt phá vươn tầm trong kỷ nguyên mới, kế hoạch lợi nhuận tăng 25%
Ngày 22/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 tại Khách sạn Melia, Hà Nội với sự tham gia của hàng nghìn cổ đông và người được ủy quyền.
2025-04-23 09:59:04
VPBank ghi nhận lợi nhuận tích cực trong quý I, bám sát mục tiêu tỷ đô năm 2025
PBank kết thúc quý đầu tiên của năm 2025 với các chỉ tiêu tài chính tích cực: Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, tổng tài sản vượt 994.000 tỷ đồng. Cùng với đó, tăng trưởng tín dụng và huy động đồng bộ ở mức cao, vượt trội so với bình quân toàn ngành. Những kết quả này bám sát kế hoạch tham vọng mà VPBank sẽ trình cổ đông thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2025.
2025-04-23 09:44:46