Thủ tướng: Huế cần đi đầu trong vận dụng vốn tri thức phục vụ phát triển

2019-06-11 09:52:11 0 Bình luận
Chiều 10/6, làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Huế là một trung tâm trí tuệ của Việt Nam, cần đi đầu trong vận dụng vốn tri thức phục vụ phát triển, học kết hợp với hành. Đây mới là những thước đo mới, tư duy mới về cơ cấu kinh tế.

Thủ tướng đánh giá cao ý tưởng sử dụng bình nước thuỷ tinh thay thế chai nhựa và phong trào Chủ nhật Xanh của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế - Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế Phạm Ngọc Thọ cho biết, thời gian qua tỉnh đón nhận 2 tin vui, đó là được Thủ tướng gửi thư khen về công tác bảo vệ môi trường, nói không với túi nylon và sản phẩm nhựa sử dụng một lần và Dự án Trung tâm điều hành đô thị thông minh của tỉnh Thừa Thiên-Huế được giải thưởng Viễn thông châu Á (Telecom Asia Awards 2019) ở hạng mục Dự án thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á.

Nhân dịp này, lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tặng Thủ tướng bình nước thủy tinh mà tỉnh đang đưa vào sử dụng rộng rãi nhằm thay chai nhựa dùng một lần.

Về vấn đề kinh tế-xã hội 5 tháng qua, ông Phạm Ngọc Thọ cho biết, tăng trưởng kinh tế đạt 6,87%, trong đó, du lịch dịch vụ tăng 6,37%.

Nhân dịp này, tỉnh nêu một số vướng mắc và kiến nghị như hỗ trợ kinh phí di dời dân cư tại khu vực 1 Kinh thành Huế. Dự kiến trong tháng 9, tỉnh sẽ hoàn thành khu tái định cư và thực hiện di dời các hộ thuộc khu vực Thượng Thành trong tháng 10/2019 (523 hộ). Tuy nhiên, với quy mô kinh phí chi trả cho người dân lên đến 1.880 tỷ đồng trong giai đoạn 2019-2021 là quá lớn so với khả năng ngân sách địa phương. Đến nay, Chính phủ đã bố trí 100 tỷ đồng, ngân sách địa phương chủ yếu tập trung cho việc xây dựng khu tái định cư, vì vậy sẽ rất khó khăn trong triển khai thực hiện kế hoạch bồi thường trong giai đoạn 2019-2021.

Sau khi lắng nghe các ý kiến của lãnh đạo một số bộ, ngành, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng biểu dương Thừa Thiên-Huế chủ động phát động phong trào không sử dụng bao bì nhựa dùng một lần để Huế xanh hơn, sạch hơn, xứng đáng là trung tâm du lịch quốc gia. Phong trào này cần tiếp tục nhân rộng, chứ không chỉ làm một lần là xong và các tỉnh, thành phố khác cần nghiên cứu, học hỏi, làm theo.

Về tình hình kinh tế-xã hội, Thủ tướng nhìn nhận, tỉnh phát triển khá toàn diện, đáng lưu ý là dịch vụ chiếm gần 50% cơ cấu kinh tế. Đây là một trong những địa phương có mức chênh lệnh giàu nghèo thấp nhất cả nước.

Thủ tướng đánh giá cao sáng kiến, nỗ lực di dời dân ra khỏi khu Đại Nội, Kinh thành Huế. Đây cũng là kiến nghị mà mỗi lần làm việc với Thủ tướng, Thừa Thiên-Huế đều nêu ra, coi đây là kiến nghị cần quan tâm số 1.

Thẳng thắn chỉ ra mặt tồn tại, hạn chế, Thủ tướng cho rằng, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ, GDP bình quân đầu người thấp nhất trong 5 tỉnh khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Chưa thấy xuất hiện động lực tăng trưởng mới. “Một câu hỏi đặt ra là vì sao Thừa Thiên-Huế là một trong những địa phương đi đầu trong cải cách hành chính, tăng đến 7 bậc, nhưng chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh lại giảm 6 bậc, xếp thứ 43”, Thủ tướng nói. Chỉ số PCI năm 2018 xếp thứ 30, giảm 1 bậc. “Phải chăng những thủ tục hành chính liên quan đến kinh doanh có sự thụt lùi đáng kể?”. Tỉnh cần xem lại các thành tố còn yếu như tính năng động, hỗ trợ doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng…

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn ít, quy mô nhỏ, đang thiếu vắng nhiều doanh nghiệp lớn, tinh thông, có khả năng dẫn dắt nền kinh tế đi lên. “Tôi biết có một số doanh nghiệp đã vào đây nhưng còn chưa quyết tâm để làm một số công trình, dự án lớn”, Thủ tướng nói.


Ảnh: VGP/Quang Hiếu


Gợi mở định hướng lớn cho Thừa Thiên-Huế thời gian tới, trước hết, Thủ tướng nêu rõ, Huế có một hệ sinh thái đa dạng, tài nguyên di sản đặc sắc. Do đó tỉnh phải nỗ lực dựa vào các thế mạnh, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch năm 2019 và chuẩn bị xây dựng các mục tiêu của giai đoạn 2020-2025. Phải hướng tới mục tiêu xây dựng Thừa Thiên-Huế là một trung tâm văn hóa, du lịch, trung tâm y tế chuyên sâu, trung tâm KHCN, trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của miền Trung và cả nước, là nơi hội tụ các tiềm năng, thế mạnh đa dạng của vùng.

Quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế của Thừa Thiên-Huế là tích cực nhưng cần tiên phong sử dụng các thước đo khác như cơ cấu giá trị kinh tế có sự dịch chuyển lên nấc cao hơn của chuỗi giá trị, mức tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ. Huế là một trung tâm trí tuệ của Việt Nam, cần đi đầu trong vận dụng vốn tri thức phục vụ phát triển, học kết hợp với hành, đây mới là những thước đo mới, tư duy mới về cơ cấu kinh tế. Văn hóa vật thể và phi vật thể của Huế rất phong phú, không có nơi nào hội tụ nhiều tài hoa và trung tâm trí tuệ như thế đối với sự phát triển. Đây là nguồn lực rất quý hóa, một vốn trí thức mà không phải nơi nào cũng có được.

Vì vậy, theo Thủ tướng, mô hình phát triển của Thừa Thiên-Huế là tối ưu hóa các lợi thế cạnh tranh của địa phương và các liên kết trong phát triển, nhất là liên kết du lịch, dịch vụ, kết nối hạ tầng, liên kết các chuỗi đô thị ven biển, giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu với nhu cầu phát triển của Huế trong tương lai.

Đi liền với đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh rà soát và hoàn thiện các quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển mới; sử dụng đất đai hợp lý để có thành phố lớn trực thuộc Trung ương, một thành phố xanh, hiền hòa với sông Hương-núi Ngự là điểm nhấn.

“Nhân đây, tôi cũng nói hướng giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án rất quan trọng đối với Thừa Thiên-Huế, một câu hỏi đặt ra là các đồng chí cần định vị những điểm đặc biệt gì làm cho Huế cuốn hút và hấp dẫn? Phải có một chương trình tiếp tục thúc đẩy vấn đề này. Festival cũng được đổi mới, cải tiến thu hút hơn”, Thủ tướng chia sẻ. Vì thế, cần tiếp tục nâng cao chất lượng điều hành, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở địa phương. Phát động các phong trào thúc đẩy phát triển du lịch như Huế không có túi nylon, bao bì nhựa, người dân phải biết tiếng Anh...

Tại buổi làm việc, Thủ tướng yêu cầu tỉnh khẩn trương hoàn thiện Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 48 của Bộ Chính trị khóa X (ban hành năm 2009) về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế và đô thị Huế đến năm 2020 và Thông báo số 175/2014 của Bộ Chính trị về thực hiện Kết luận số 48, trình Bộ Chính trị trong quý III/2019.

Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cho ý kiến về các kiến nghị của tỉnh, trong đó có việc tạo cơ chế hỗ trợ nguồn lực để tỉnh thực hiện di dời dân cư ra khỏi khu Đại Nội và tái định cư. Thủ tướng giao các bộ, ngành nghiên cứu các giải pháp về nguồn vốn để giúp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị khác của tỉnh trong việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đến năm 2025; điều chỉnh cục bộ đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050...

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Du khách trên sông Nho Quế tăng cao dịp lễ, CSGT căng sức điều tiết thuyền bè

Đội CSGT - TT Công an huyện Mèo Vạc đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
2024-04-30 01:24:14

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10
Đang tải...