Thừa Thiên-Huế: Nỗ lực khôi phục khu tràm chim ở cửa sông Ô Lâu

2020-03-19 09:45:16 0 Bình luận
Trải qua thời gian, quá trình khai hoang phục hóa để sản xuất của người dân đã tác động, làm biến đổi môi trường tự nhiên, khiến cho số lượng chim tại cửa sông Ô Lâu bị suy giảm nghiêm trọng.

Khu vực cửa sông Ô Lâu nằm trong quy hoạch xây dựng khu Tràm chim của tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Khu vực cửa sông Ô Lâu là vùng ngập nước nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang-Cầu Hai (Thừa Thiên-Huế), hệ thống đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Khu vực này có nhiều cồn nổi, lạch sông, cùng hệ sinh thái phong phú, từng là nơi trú ngụ của nhiều loài chim bản địa và các loài chim di cư quý hiếm từ vùng Siberi.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, quá trình khai hoang phục hóa để sản xuất của người dân địa phương đã tác động, làm biến đổi môi trường tự nhiên, khiến cho số lượng chim tại đây bị suy giảm nghiêm trọng.

Trước thực tế này, tỉnh Thừa Thiên-Huế đang giao cho các ngành chức năng nghiên cứu, khảo sát để khôi phục khu Tràm chim ở cửa sông Ô Lâu.

Những đàn chim trong ký ức

Gần cả cuộc đời gắn bó mưu sinh với sông nước ở khu vực cửa sông Ô Lâu bằng nghề đánh cá, ông Nguyễn Hiếu (ở xã Quảng Thái, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế) nắm rõ như lòng bàn tay từng con nước lên xuống hằng ngày nơi đây.

Trong ký ức của lão ngư dân đã ngoài 70 tuổi này, thời điểm đẹp nhất ở khu vực cửa sông là sáng sớm - khi từng đàn chim từ các lùm cây cùng nhau vỗ cánh bay lên rợp trời để bắt đầu ngày mới đi kiếm ăn và khi chiều tà, tiếng chim gọi nhau bay về tổ vang vọng khắp vùng.

Số lượng cá thể các đàn chim lên tới hàng ngàn con, nhất là vào thời điểm tháng Sáu, tháng Bảy Âm lịch khi chim di cư bay về, trong đó có nhiều loài quý hiếm như vịt đầu vàng, mòng két, sâm cầm, choắt chân đỏ, ngỗng trời…

Tuy nhiên, đó là câu chuyện cách đây hơn chục năm, còn hiện tại những bãi sình lầy từng là nơi kiếm thức ăn của chim đã được người dân cải tạo thành đồng ruộng, ao, hồ nuôi trồng thủy sản. Môi trường tự nhiên thay đổi, khiến các loài chim di cư từ phương xa đã không quay lại. Khu vực cửa sông Ô Lâu chỉ còn xuất hiện các loài chim bản địa như cò ruồi, cò trắng, diệc xám, vịt trời… với số lượng và quy mô đàn thấp hơn so với trước kia.

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, kết quả khảo sát của các nhà khoa học năm 1998 công bố có khoảng 73 loài chim ở vùng cửa sông Ô Lâu, trong tổng số 103 loài chim phân bố trên toàn vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cuối năm 2016 và giữa năm 2017 cho thấy khu vực này chỉ còn 31 loài chim phân bổ.

Khi tỉnh Thừa Thiên-Huế có chủ trương nghiên cứu để khôi phục, hình thành khu Tràm chim tại đây, người dân địa phương rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ.

Ông Nguyễn Hiếu cho biết nếu khu Tràm chim được xây dựng thành công, những đàn chim di cư từ xứ lạnh lại chọn vùng cửa sông Ô Lâu làm nơi dừng chân trên hành trình di cư. Thế hệ con cháu sẽ có cơ hội nhìn tận mắt những loài chim quý, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Theo như quy hoạch dự kiến, khu tràm chim vùng cửa sông Ô Lâu có diện tích hơn 157ha nằm trên địa phận hai xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) và Điền Hòa (huyện Phong Điền).

Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Quảng Thái Phạm Công Phước cho biết diện tích của xã nằm trong quy hoạch khu Tràm chim là 60ha, đây đều là diện tích đất do xã quản lý nên việc thu hồi sẽ thuận lợi.

Trong diện tích quy hoạch này, năm 2017, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng đã trồng gần 20ha cây ngập ngọt như câu tràm Australia, cây bần và cây dừa nước, đang phát triển xanh tốt. Đây cũng là điều kiện thuận lợi làm nơi đậu cho chim.

Không thể duy ý chí

Theo ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên-Huế, để khôi phục và xây dựng khu Tràm chim ở vùng cửa sông Ô Lâu đòi hỏi phải có kiến thức khoa học cao, không thể duy ý chí là có thể làm được. Bởi chim là loài rất nhạy cảm, nếu hệ sinh thái không phù hợp chúng sẽ không quay trở lại.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế đang phối hợp với một đơn vị tư vấn uy tín để tiến hành khảo sát, đánh giá những tác động khi hình thành khu Tràm chim này, trong đó nổi lên một số vấn đề cần quan tâm giải quyết.

Đầu tiên chính là công trình đập thủy lợi Cửa Lác được xây dựng từ lâu có chức năng ngăn nước mặn từ khu đầm phá Tam Giang-Cầu Hai vào sâu trong sông Ô Lâu, qua đó đảm bảo nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất cho một diện tích canh tác lớn khu vực phía Bắc tỉnh Thừa Thiên-Huế và một phần tỉnh Quảng Trị.

Tuy nhiên, điều này dẫn tới ngăn cản chế độ thủy triều lên xuống tự nhiên ở khu vực cửa sông Ô Lâu, làm cho những bãi sình lầy tự nhiên luôn bị ngập nước, các loài cây cỏ không phát triển được trên các bãi sình lầy, đây lại là nguồn thức ăn của một số loài chim.

Ngoài ra, dự án xây dựng hồ thủy lợi Khe Mối ở đầu nguồn sông Ô Lâu sẽ được thực hiện trong thời gian tới cũng tác động đến khu Tràm chim ở vùng cửa sông. Bên cạnh đó, việc lựa chọn loại cây trồng phù hợp để trồng trên vùng đất ngập nước, ngập mặn cũng là một bài toán đòi hỏi phải có nghiên cứu thấu đáo; đồng thời việc tính toán điều phối các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân trong vùng cũng cần được quan tâm để không ảnh hưởng đến khu Tràm chim…

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn cho biết thêm chỉ cần khôi phục khoảng 70% sinh cảnh tự nhiên ban đầu ở khu vực cửa sông Ô Lâu như trước đây, chắc chắn những đàn chim sẽ tìm về. Về lâu dài, đây cũng sẽ là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo sinh kế cho người dân địa phương./.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...