Thừa kế - Chuyện không nhỏ Làm thế nào để tránh bi kịch?

2015-12-26 15:36:56 0 Bình luận
Theo Luật thừa kế con cái không được quyền đòi chia thừa kế khi bố mẹ còn sống. Nếu bố mẹ muốn định đoạt cho các con sẽ phải lập di chúc để chia tài sản của mình và chỉ có giá trị khi người sau cùng (cả cha và mẹ đã mất). Khi bố hoặc mẹ mất trước, người còn lại lập lại di chúc khác thay thế và cội nguồn phức tạp bắt đầu từ đây.


Về phong tục và văn hóa của nước ta cũng vậy, bố mẹ đang còn sống  thì không đứa con nào dám hỏi tài sản này chia thế nào và được bao nhiêu? Nhiều người sợ cho con sớm nếu vợ chồng bỏ nhau lại phải chia cho người kia hay sợ con cái đuổi ra đường... 

Kiến thức Pháp luật của đa số người dân còn rất thiếu. Thực tế, có quá nhiều vụ việc tranh chấp dân sự kéo dài, có vụ chuyển sang hình sự vì quá bức xúc và có trường hợp không thi hành án được. Có nhiều người đang có nhà phải ra đường không nơi trú chân. 

Ngay trong cuộc sống hàng ngày, ngay cạnh nhà hàng xóm hay trên báo, đài đã có nhiều trường hợp xảy ra thật éo le, đau lòng. Chẳng hạn như: Có gia đình, lúc bố mẹ còn sống hứa cho hai đứa con mỗi đứa một nửa căn nhà song cũng chỉ nói miệng. Tuy nhiên, sự thể chẳng ai ngờ, mẹ mất trước, bố đi thêm bước nữa và sinh thêm con. Các con lớn ra ngoài thêu nhà ở, khi bố mất các con của vợ trước và dì ghẻ bắt đầu cuộc chiến tranh chấp kéo dài nhiều năm khiến cho tình cảm bị rạn nứt, người bị sứt đầu, kẻ mẻ trán và nặng hơn nữa là mang trong lòng mối hận thù không đội trời chung. Hay câu chuyện của một bà chủ doanh nghiệp cà phê tại Lâm Đồng cho các con gái mỗi người một số tiền để mua nhà riêng, định bụng dành vài trăm cây vàng cho người con trai duy nhất nhưng chưa muốn đưa ngay sợ con còn dại. Đến lúc bệnh nặng sắp mất vẫn cầm chìa khóa két chờ con trai về trao. Con trai chưa về đã tắt thở, các chị gái chia vàng, phần em két rỗng, từ đó người em trai sống trong nghèo khó; Một gia đình nọ có hai con trai, mua đất làm nhà riêng cho em trai, bố mẹ hứa cho anh ngôi nhà cũ nhưng không làm giấy tờ, lúc tỉnh táo chỉ nói miệng. Khi cha mẹ qua đời, người em đã bán ngôi nhà kia do thất bát, quay về đòi chia đôi nhà cũ nên đã xảy ra án mạng đáng tiếc; Người anh cả một phe và ba người em một trai hai gái tranh chấp căn nhà mặt phố cũng không hồi kết do bố mẹ họ không để lại di chúc gì, người anh lấy vợ ở căn nhà mặt phố của bố mẹ, các em gái đi lấy chồng theo chồng, em trai đi du học, khi bố mẹ mất ông anh cả chiếm ngôi nhà chỉ cho các em về ngày giỗ, Tết. Ba người em không kiện ra Tòa mà lại thuê người đến đòi trái pháp luật, tình cảm sứt mẻ và những người thiệt thòi luôn mang lòng thù hận.

Để phòng tránh những đáng tiếc xảy ra đó không phải không có cách mà có lẽ người dân chưa am hiểu nhiều về luật pháp. Mặt khác, dựa trên tình thân máu mủ nên mới xảy ra cơ sự đáng tiếc. Để tránh những trường hợp xấu nhất xảy ra những bậc làm cha, làm mẹ nói riêng và người dân nói chung nên tìm hiểu pháp luật, một cách xử lý khôn khéo, đúng pháp luật là bố mẹ làm hợp đồng cho, tặng các con, cháu tài sản của mình. Những chủ doanh nghiệp lớn do có tầm nhìn xa và nhiều tài sản nên họ thường phân định tài sản cho các con khá sớm, lập hợp đồng cho, tặng nhà và cổ phần khi con đủ tuổi trưởng thành nhưng chưa công bố. Gia đình có tầm nhìn xa một chút họ không cho, tặng hết mà thường chia cho mỗi con một căn nhà. Nếu họ chỉ có một căn 3 tỷ họ sẽ bán đi để mua 4 căn chung cư 700 triệu/1 căn để dễ chia, giữ lại một căn để ở và tiền gửi tiết kiệm. 

Nếu trong xã hội ai cũng có nắm được Luật và nhìn xa như vậy thì sẽ ít xảy ra những tranh chấp tài sản, nhưng vài năm nay nhiều người cũng bắt đầu hiểu ra và làm theo hướng này thay vì thụ động.
 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Ra mắt Tour kết nối Phố cổ với không gian nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Quận Hoàn Kiếm vừa ra mắt Tour du lịch hấp dẫn kết nối Trung tâm văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm với không gian cầu đi bộ Trần Nhật Duật và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân.
2024-05-04 11:35:45

Hải Phòng xây dựng nhà cho gia đình người bại liệt nghèo khó

Sáng 3/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Lê Chân phối hợp với phường Vĩnh Niệm tổ chức khởi công xây dựng nhà “Đại đoàn kết” cho gia đình ông Nguyễn Văn Nam, bị bại liệt nửa người, phải ngồi xe lăn.
2024-05-04 08:41:24

Hải Phòng: Bắn pháo hoa nổ tầm thấp các ngày cuối tuần tại đảo Vũ Yên

TP.Hải Phòng vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đồng ý việc tổ chức một điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần tại Khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên (Thủy Nguyên)
2024-05-04 08:03:06

Không khí Điện Biên Phủ trước Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng

Từ hơn 1 tuần nay, dòng người từ khắp mọi miền tổ quốc đã kéo về Điện Biên Phủ để chào đón Lễ kỷ niệm 70 năm (7-5-1954) quân và dân Việt Nam lập nên kỳ tích lừng lẫy năm châu. Một số hình ảnh tại Điện Biên Phủ lúc này.
2024-05-04 06:10:00

Giới trẻ Hà Thành săn lùng 'Sứa đỏ': Trào lưu ẩm thực 2024?

Trong kho tàng ẩm thực Việt Nam, có vô vàn món ăn độc lạ và hấp dẫn gây “thương nhớ”. Nếu như trong năm 2023 món “gỏi măng cụt” nổi lên rầm rộ khắp các trang mạng xã hội thì trong đầu năm nay, món “Sứa đỏ” soán ngôi vị làm dân mạng đua nhau đi thưởng thức.
2024-05-04 06:10:00

Sơ duyệt lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lực lượng Quân đội, Công an cùng các khối khác đã tiến hành sơ duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại sân vận động tỉnh Điện Biên.
2024-05-03 14:57:17
Đang tải...