Thuốc điều trị nhiễm khuẩn họng cấp tính ở trẻ
2018-06-20 16:13:39
0 Bình luận
Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Ở nơi này nhất là ở trẻ em rất hay bị nhiễm khuẩn. Vậy việc sử dụng thuốc trong các bệnh này như thế nào?
Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Ở nơi này nhất là ở trẻ em rất hay bị nhiễm khuẩn. Vậy việc sử dụng thuốc trong các bệnh này như thế nào?
Viêm mũi họng
Đây là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường gặp từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đó là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi với biểu hiện như sốt, ngạt mũi, ho… Bệnh thường do các virut gây ra như cúm, giả cúm... nếu không được điều trị tốt có thể gây bội nhiễm các loại vi khuẩn gây biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phổi, viêm hạch và áp-xe hạch vùng cổ, áp-xe thành sau họng...
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ cần điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng. Đó là hạ sốt với thuốc paracetamol; giảm viêm, giảm sung huyết đỏ, phù nề bằng chymotrypsin; nhỏ sulfarin hoặc efedrin 1% để chống tắc ngạt mũi; sát trùng mũi nhỏ argyrol 1%,2%, và dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Chỉ nên dùng kháng sinh khi có biến chứng, bội nhiễm vi khuẩn gây chảy mũi mủ đặc xanh. Trường hợp trẻ bị tái phát nhiều lần trong năm cần đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra sự quá phát, viêm V.A để nạo V.A nếu cần.
Viêm V.A cấp
Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính gây sung huyết, sinh mủ của các tổ chức amiđan họng - khu trú ở vùng họng mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 7 - 8 tuổi, thường do vi khuẩn hoặc virut gây ra với các triệu chứng sốt, ngạt mũi, thuờng kèm ho khan hoặc có đờm nhầy...
Ngoài các biến chứng đề cập trong viêm mũi họng cấp, viêm V.A còn làm cho trẻ chậm phát triển về tinh thần, vận động và để lại những di chứng về phát triển của vùng hàm mặt và lồng ngực (bộ mặt V.A)
Hướng điều trị: Dùng thuốc hạ sốt paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Cần dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn như amoxicillin, augmentin. Dùng thuốc chống phù nề chymotrypsin để chống viêm, giảm phù nề, sung huyết. Trường hợp trẻ em sốt cao co giật cần dùng thêm thuốc an thần cho trẻ em. Nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch (sulfarin), vệ sinh họng hàng ngày bằng nước muỗi sinh lý 0,9%.
Viêm amiđan cấp
Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính gây sung huyết, xuất tiết và làm mủ của amiđan khẩu cái, có thể do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Nguy hiểm nhất là do liên cầu tan huyết nhóm A. Nếu không chữa có thể dẫn đến các biến chứng: Gây viêm tấy và áp - xe quanh amiđan, các biến chứng đến toàn thân như: nhiễm khuẩn huyết, thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp cấp...
Hướng điều trị: Dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm, nên phối hợp nhóm penicillin và gentamycin; chống viêm, giảm phù nề bằng chymotrypsin; giảm đau, hạ sốt: paracetamol; làm sạch họng bằng các dung dịch kiềm nhẹ như nước súc miệng T.B, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch B.B.M; có thể uống thêm các vitamin nhóm B,C và dùng khí dung mũi họng theo chuyên khoa tai mũi họng khi cần thiết.
Viêm thanh quản cấp
Thường gặp nhất là viêm thanh quản cấp xuất tiết và hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện sau viêm mũi họng cấp, viêm V.A, viêm họng cấp, viêm amiđan cấp; thường do virut gây ra các tổn thương sung huyết đỏ, phù nề và tăng tiết nhầy ở niêm mạc thanh quản. Bệnh không thể tự khỏi, dẫn đến khó thở, nhiễm hoặc bị bội nhiễm thêm vi khuẩn gây viêm thanh khí phế quản, viêm phổi.
Trong trường hợp này phải dùng kháng sinh toàn thân: zinat, augmentin, unasyl...; giảm phù nề, chống viêm: prednosolon, alfachoay...; giảm đau hạ sốt bằng paracetamol; khí dung họng mũi khoa tai mũi họng. Trường hợp có khó thở phải tiêm tĩnh mạch depersolon, celesten... theo dõi để mở khí quản khi cần thiết.
Viêm mũi họng
Đây là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường gặp từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đó là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi với biểu hiện như sốt, ngạt mũi, ho… Bệnh thường do các virut gây ra như cúm, giả cúm... nếu không được điều trị tốt có thể gây bội nhiễm các loại vi khuẩn gây biến chứng viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm phổi, viêm hạch và áp-xe hạch vùng cổ, áp-xe thành sau họng...
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ cần điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng. Đó là hạ sốt với thuốc paracetamol; giảm viêm, giảm sung huyết đỏ, phù nề bằng chymotrypsin; nhỏ sulfarin hoặc efedrin 1% để chống tắc ngạt mũi; sát trùng mũi nhỏ argyrol 1%,2%, và dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi họng hàng ngày.
Chỉ nên dùng kháng sinh khi có biến chứng, bội nhiễm vi khuẩn gây chảy mũi mủ đặc xanh. Trường hợp trẻ bị tái phát nhiều lần trong năm cần đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra sự quá phát, viêm V.A để nạo V.A nếu cần.
Viêm V.A cấp
Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính gây sung huyết, sinh mủ của các tổ chức amiđan họng - khu trú ở vùng họng mũi. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 7 - 8 tuổi, thường do vi khuẩn hoặc virut gây ra với các triệu chứng sốt, ngạt mũi, thuờng kèm ho khan hoặc có đờm nhầy...
Ngoài các biến chứng đề cập trong viêm mũi họng cấp, viêm V.A còn làm cho trẻ chậm phát triển về tinh thần, vận động và để lại những di chứng về phát triển của vùng hàm mặt và lồng ngực (bộ mặt V.A)
Hướng điều trị: Dùng thuốc hạ sốt paracetamol để hạ sốt cho trẻ. Cần dùng kháng sinh để chống nhiễm khuẩn như amoxicillin, augmentin. Dùng thuốc chống phù nề chymotrypsin để chống viêm, giảm phù nề, sung huyết. Trường hợp trẻ em sốt cao co giật cần dùng thêm thuốc an thần cho trẻ em. Nhỏ mũi bằng các thuốc co mạch (sulfarin), vệ sinh họng hàng ngày bằng nước muỗi sinh lý 0,9%.
Viêm amiđan cấp
Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính gây sung huyết, xuất tiết và làm mủ của amiđan khẩu cái, có thể do virut hoặc vi khuẩn gây nên. Nguy hiểm nhất là do liên cầu tan huyết nhóm A. Nếu không chữa có thể dẫn đến các biến chứng: Gây viêm tấy và áp - xe quanh amiđan, các biến chứng đến toàn thân như: nhiễm khuẩn huyết, thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp cấp...
Hướng điều trị: Dùng kháng sinh đường uống hoặc tiêm, nên phối hợp nhóm penicillin và gentamycin; chống viêm, giảm phù nề bằng chymotrypsin; giảm đau, hạ sốt: paracetamol; làm sạch họng bằng các dung dịch kiềm nhẹ như nước súc miệng T.B, nước muối sinh lý 0,9%, dung dịch B.B.M; có thể uống thêm các vitamin nhóm B,C và dùng khí dung mũi họng theo chuyên khoa tai mũi họng khi cần thiết.
Viêm thanh quản cấp
Thường gặp nhất là viêm thanh quản cấp xuất tiết và hay gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh thường xuất hiện sau viêm mũi họng cấp, viêm V.A, viêm họng cấp, viêm amiđan cấp; thường do virut gây ra các tổn thương sung huyết đỏ, phù nề và tăng tiết nhầy ở niêm mạc thanh quản. Bệnh không thể tự khỏi, dẫn đến khó thở, nhiễm hoặc bị bội nhiễm thêm vi khuẩn gây viêm thanh khí phế quản, viêm phổi.
Trong trường hợp này phải dùng kháng sinh toàn thân: zinat, augmentin, unasyl...; giảm phù nề, chống viêm: prednosolon, alfachoay...; giảm đau hạ sốt bằng paracetamol; khí dung họng mũi khoa tai mũi họng. Trường hợp có khó thở phải tiêm tĩnh mạch depersolon, celesten... theo dõi để mở khí quản khi cần thiết.
Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binh và người khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.
Theo SKĐS