Thương về miền Trung ruột thịt...

2020-10-22 23:16:40 0 Bình luận
Mấy ngày qua, đồng bào cả nước đau đáu hướng về miền Trung bão lũ. Ở đó, thiên tai lũ lụt đã làm hao mòn cuộc sống về vật chất và tinh thần của người dân miền Trung…

Miền Trung - Chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước

Theo thống kê của Bách khoa toàn thư Wikipedia, ở miền Trung, hàng năm có từ 200 - 220 ngày mưa ở các vùng núi, 150 -170 ngày mưa ở khu vực đồng bằng duyên hải. Vào mùa mưa, mỗi tháng có 16 - 24 ngày mưa. Những đợt mưa kéo dài nhiều ngày trên diện rộng thường gây ra lũ lụt lớn. Mưa thường xuyên xảy ra từ tháng 7 đến tháng 10 ở vùng Bắc Trung Bộ và ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thường xảy ra từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Trong những thập niên 90, ở đây đã có những trận lũ lụt lớn xảy ra, có những lúc lũ chồng lên lũ như các đợt lũ: tháng… năm1979; tháng 11, 12 năm 1999; tháng 10, 11 năm 2010 và gần đây là những ngày tháng 10/2020. Đó là trận lũ lịch sử kinh hoàng trong vòng 100 năm trở lại đây mà khi nhìn thấy ai cũng thốt lên rằng: “Thương quá, miền Trung ơi!”...

Nhắc đến miền Trung người ta nghĩ ngay đến vùng đất “khô cằn, sỏi đá”, nơi mà người ta thường ví là vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi”. Dãy đất miền Trung là chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước; là vùng đất mà chưa nắng đất đã nẻ dọc, nẻ ngang, chưa mưa nước đã ngập ngụa trên khắp mọi nẻo đường. Người dân miền Trung quanh năm “đầu tắt, mặt tối”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, con người lam lũ mà vẫn không đủ cái ăn, cái mặc. Là vùng có khí hậu khắc nghiệt, hàng năm người dân ở đây phải hứng chịu bao nhiêu thiên tai, hạn hán, bão lụt ập đến. Đã khó lại càng khó hơn. Nghèo lại càng nghèo hơn khi mà không được “Thiên - Địa - Nhân hòa”.

Miền Trung - Chiếc đòn gánh của hai đầu đất nước chìm trong lũ lụt triền miên những ngày qua...

Lũ chồng lên lũ - Nỗi đau chồng chất nỗi đau!

Tháng Mười năm nay, khúc ruột miền Trung lại hứng chịu cơn lũ lịch sử. Cơn lũ này chưa đi qua thì cơn lũ khác lại ập đến, lũ chồng lên lũ. Lũ lụt miền Trung năm 2020 là một đợt bão  khắp miền Trung Việt Nam, bắt đầu từ đêm ngày 06, rạng sáng ngày 07/10/2020 và kéo dài đến tận bây giờ. Lũ lụt tập trung chủ yếu ở các tỉnh: Hà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịThừa Thiên - Huế của Bắc Trung Bộ

.

Nước lũ dâng cao nhấn chìm hết nhà cửa, ruộng vườn, làng mạc... Ảnh: Internet

Lũ lụt miền Trung 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, được đặt mức báo động IV, thuộc về cấp bậc thiên tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt hại toàn khu vực, phá hủy, trì hoãn và đẩy ngược nền kinh tế - xã hội của miền Trung Việt Nam. Đây là trận lũ kinh hoàng trong vòng hơn 100 năm trở lại đây. Một dải miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế chìm ngập trong biển nước. Một biển nước mênh mông màu bàng bạc làm cho con người ta rùng mình. Ảnh hưởng nặng nề nhất ở trận lũ lịch sử này là các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế... Trong nháy mắt, tất cả mọi thứ đều tan biến theo dòng lũ. Nước ngày càng dâng cao, cô lập các hộ dân trong vùng lũ. Họ sống chung với cái đói, cái rét và nỗi lo sợ. Những tiếng kêu cứu thất thanh trong đêm do nước lên nhanh; những tiếng khóc trẻ thơ vì đói và rét; những tiếng cầu cứu vì bị cô lập ở vùng nước sâu không có thức ăn, nước uống;… Họ phải “bỏ của chạy lấy người” mà than rằng: “tui mất sạch rồi”, “tui trắng tay rồi… trời đất ơi!” nghe xé lòng…

Những hình ảnh thật đáng thương ở rốn lũ Lệ Thủy, Quảng Bình - Ảnh: Internet.

Con số thiệt hại về người và của cứ tăng lên hàng ngày. Cơn lũ ác liệt đã cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng của người dân nơi đây. Vợ mất chồng, bố mẹ mất con, những đám tang diễn ra ngay trên dòng lũ thật thương xót. Những con số thống kê chưa đầy đủ đã cho chúng ta biết được thiệt hại lớn đến nhường nào.

Điều đau thương, mất mát được cả nước quan tâm, chú ý là sự hy sinh của các đồng chí trong khi làm nhiệm vụ ở vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 khiến 17 công nhân đợt sạt lở thứ nhất ở Rào Trăng và 13 thành viên nhóm cứu nạn trong đợt sạt lở thứ hai ở Trạm 67. Hay vụ sạt lở vùng đóng quân Đoàn 337 (Hướng Hóa, Quảng Trị) làm 22 người hy sinh.

Vì miền Trung ruột thịt

Giờ đây, cơn lũ dần đi qua nhưng nỗi đau vẫn còn đó. Hơn lúc nào hết, cần lắm những chia sẻ, những vòng tay nhân ái để giúp đồng bào miền Trung khắc phục khó khăn.

Những hình ảnh “biết nói” trong cơn lũ thông qua phương tiện truyền thông đã làm lay động người dân trên cả nước. Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có truyền thống “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”… Với truyền thống cao đẹp đó, triệu triệu người trên đất nước ta đều hướng về miền Trung ruột thịt với tấm lòng cảm thương vô hạn. Họ hướng về miền Trung để mong gánh bớt được phần nào khó khăn của đồng bào ruột thịt sau cơn lũ. Nhiều tấm lòng hảo tâm, nhiều cá nhân, đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên cả nước đồng lòng giúp đỡ, tiếp sức cho người dân ở vùng lũ đi qua cơn bĩ cực này. Đó là những món tiền lên đến hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, những thùng mì tôm, từng cân gạo, mấy bộ áo quần, sách vở vẫn còn dùng được để người dân vượt qua đói rét, các em có thể tiếp tục đến trường. Họ tiếp thêm hơi ấm cho người dân vùng lũ bằng tấm lòng chân thành nhất. Họ hiểu được nỗi khổ đau mà người dân miền Trung phải hứng chịu sau trận lũ kinh hoàng. Ngay trong những ngày mưa lũ diễn ra ở khúc ruột miền Trung, nhiều chương trình từ thiện đã diễn ra nhằm khơi dậy tấm lòng nhân ái của các cá nhân, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Những hình ảnh không thể cầm được nước mắt... - Ảnh: Internet.

Nhà cửa tan hoang sau khi nước lũ rút dần... Ảnh: Internet

 

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lễ thượng cờ ‘Thống nhất non sông’ bên bờ Hiền Lương - Bến Hải

Sáng ngày 30/4, tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" lá cờ Tổ quốc được kéo lên tại kỳ đài Di tích Hiền Lương - Bến Hải trong tiếng nhạc "Tiến quân ca" khiến nhiều người xúc động.
2024-04-30 14:05:00

Đồng Nai: Bị thổi nồng độ cồn, 'ma men' đốt xe chuyên dụng của CSGT

Vì có hành vi vi phạm nồng độ cồn nên một người đàn ông đã bị tổ công tác của lực lượng CSGT giữ lại. Điều đáng nói là sau đó người đàn ông này đã phóng hoả đốt xe chuyên dụng của cảnh sát.
2024-04-29 18:14:10

Đũa gỗ Quảng Thủy, Ba Đồn: Chất lượng truyền thống - Công nghệ hiện đại

Đũa gỗ Quảng Thủy thành công nhờ áp dụng ứng dụng khoa học và công nghệ kết hợp với phương pháp thủ công truyền thống, sản phẩm HTX đa dạng mẫu mã kiểu dáng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của các khách hàng, không chỉ bền, đẹp mà giá cả rất hấp dẫn phù hợp với nhiều khách hàng.
2024-04-29 16:20:00

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Công nhân môi trường lặng thầm làm đẹp đường phố dịp Lễ 30/4

Trong khi phần lớn người dân được nghỉ Lễ 30/4 kéo dài 5 ngày, thì trên các tuyến đường, ngõ phố của Hà Nội các công nhân vệ sinh môi trường vẫn đang đội nắng mưa, lặng thầm làm đẹp từng con đường, góc phố Thủ đô.
2024-04-29 11:29:38

CSGT đưa người già, trẻ nhỏ thoát khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân

Tuần tra kiểm soát trên cao tốc, tổ công tác của đội Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3 (Cục CSGT) kịp thời giúp nhiều trẻ nhỏ, người già khỏi nắng nóng.
2024-04-29 09:00:00
Đang tải...