Tin tức miền Tây 15/4: Nồng ấm Tết Chol Chnam Thmay

2023-04-15 16:57:46 0 Bình luận

Nồng ấm Tết Chol Chnam Thmay

Những ngày này, không khí đón Tết cổ truyền dân tộc Khmer lan tỏa tại khắp các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Riêng đối với lực lượng vũ trang Quân khu 9, các cơ quan, đơn vị cũng đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ý nghĩa cho cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer đón Tết cổ truyền.

Lãnh đạo Cục Chính trị Quân khu 9 thăm, tặng quà các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: QĐND.

Với tinh thần vui tươi, phấn khởi, trong 3 ngày Tết Chol Chnam Thmay (14, 15, 16/4), Trung đoàn 9 (Sư đoàn 8) còn tổ chức nhiều hoạt động giúp cho cán bộ, chiến sĩ lúc nào cũng cảm thấy đơn vị ấm cúng như là ở nhà của mình. Ngoài chế độ 100.000 đồng/người hỗ trợ ăn thêm của Quân khu 9, đơn vị còn hỗ trợ mỗi quân nhân hơn 100.000 đồng/người, số tiền được trích từ quỹ tăng gia sản xuất.

Ở Lữ đoàn Pháo Phòng không 226, bên cạnh việc tổ chức gặp mặt 24 cán bộ, chiến sĩ là người dân tộc Khmer, trong những ngày Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay đơn vị đã tổ chức nhiều hoạt động đầy ắp hơi ấm, tình yêu thương đồng chí, đồng đội. Ngoài các trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa văn nghệ, Chỉ huy Lữ đoàn còn tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ đi thăm, tặng quà các chùa Khmer trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Tại buổi gặp mặt cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer chiều ngày 14/4, Thượng tá Nguyễn Trung Kiên, Phó chính ủy Lữ đoàn Pháo phòng không 226 ân cần thăm hỏi, động viên chia sẻ tình cảm của cán bộ, chiến sĩ đơn vị đối với cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer. Đồng chí Phó chính ủy ghi nhận đánh giá cao những đóng góp của cán bộ, chiến sĩ người dân tộc Khmer, qua đây cũng gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến thân nhân gia đình cán bộ, chiến sĩ đón Tết cổ truyền vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc. 

Quảng bá du lịch Trà Vinh đến du khách Thủ đô

Nhằm đẩy mạnh kết nối, xây dựng sản phẩm du lịch giữa Hà Nội - Trà Vinh, ngày 15/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh phối hợp với Sở Du lịch thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Trà Vinh tại thành phố Hà Nội.

Một điểm tại khu du lịch Cồn Chim ở Trà Vinh.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh Dương Hoàng Sum, Trà Vinh là tỉnh được đánh giá có nhiều tiềm năng du lịch, trong đó du lịch văn hóa gắn với du lịch tâm linh là một trong những sản phẩm khác biệt so với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây là vùng đất gắn bó lâu đời của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, nên nơi đây đã hình thành một nền văn hóa đa sắc tộc với nhiều đình, chùa, nhà thờ và các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm, tiêu biểu là Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer.

Ngoài ra, Trà Vinh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc được Nhà nước xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Đây là tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, có thể tạo nên sản phẩm khác biệt so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự kiến đầu tư trên 8.000 tỷ đồng nâng cấp 7 km Quốc lộ 91 qua Cần Thơ

Thông tin với các phóng viên tại cuộc họp các cơ quan báo chí định kỳ quý I năm 2023 do UBND TP. Cần Thơ tổ chức ngày 14/4, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ cho biết, Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn từ Km0 - Km7 (qua TP. Cần Thơ) đang trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất phương án.

7 km Quốc lộ 91 qua Cần Thơ sắp được đầu tư nâng cấp.

Về Dự án này, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển thông tin thêm, công trình chỉ có 7 km, nhưng qua khảo sát lại của Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Cần Thơ thì chi phí đền bù dự kiến trên 7.000 tỷ đồng, mỗi căn nhà mặt tiền gồm nhà và đất cũng cả chục tỷ đồng, các căn nhà còn lại cũng từ 5-7 tỷ đồng/căn, đây là chi phí rất cao. Trong khi đó, chi phí xây lắp là khoảng trên 1.000 tỷ đồng.

“Dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội bố trí vốn cho TP. Cần Thơ. Nếu thuận lợi thì chúng ta sẽ được trong đợt 1 khoảng hơn 3.000 tỷ đồng để triển khai thực hiện ngay. Dự kiến số vốn này tập trung trong hai năm 2023 - 2024 mà thôi, để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ cho giải phóng mặt bằng", ông Dương Tấn Hiển cho biết.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đi qua TP. Cần Thơ được Bộ Giao thông vận tải đầu tư với 3 đoạn. Trong đó, đoạn từ Km7- Km14 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015 với quy mô mặt cắt ngang 37 m. Đoạn từ Km14 - Km50+899 đầu tư theo hình thức BOT, hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015, với quy mô đường cấp III đồng bằng, bề rộng 12 m.

Riêng đoạn từ Km0 - Km7, UBND TP. Cần Thơ đã có quyết định phê duyệt dự án từ năm 2008 với tổng mức đầu tư là 1.398 tỷ đồng, sử dụng vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ. Dự án đang triển khai dở dang công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì bị đình hoãn theo Nghị quyết 11/2011 của Chính phủ.

Thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, năm 2014, UBND TP. Cần Thơ đã bàn giao cho Bộ Giao thông vận tải dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn 7 km còn lại này để tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng.

Đến năm 2020, Bộ Giao thông vận tải có văn bản đề nghị UBND TP. Cần Thơ tiếp nhận lại dự án và chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp để đầu tư. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, TP. Cần Thơ vẫn chưa thể bố trí được vốn nên dự án vẫn dậm chân tại chỗ.

Cần Thơ sắp xử lý 148 khu dân cư tự phát

Liên quan đến 148 khu dân cư tự phát tồn tại nhiều năm trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) thành phố Cần Thơ cho biết đến nay đã rà soát xong, đang hoàn thiện báo cáo gửi UBND thành phố ban hành phương án xử lý.

Lối vào một khu dân cư tự phát ở quận Ninh Kiều.

Theo đó, quan điểm xử lý 148 khu dân cư này không có gì thay đổi so với báo cáo đề xuất trước đây. Theo đó, sẽ chia ra ba dạng, tức phù hợp quy hoạch, phù hợp quy hoạch một phần và không phù hợp quy hoạch.

Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ yêu cầu làm rõ mỗi dạng như vậy bao nhiêu trường hợp. Ví dụ trong 148 khu này có bao nhiêu khu phù hợp quy hoạch, mỗi khu như vậy có bao nhiêu hộ, từng hộ cụ thể sử dụng đất có đúng mục đích hay không, có giấy phép xây dựng không.

“Sau khi rà soát 148 khu này thì còn 134 khu. Kết quả cho thấy các khu này người dân ở cũng đông, cán bộ công chức là chính, còn dân kinh doanh bất động sản người ta không vô đây. Hiện nay tiến độ rà soát này đã xong, đang hoàn thiện báo cáo gửi cho thành phố ban hành để xử lý.

Quan điểm xử lý như trước đây, việc này đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân và trách nhiệm của người phân lô bán nền trước đây. Mục tiêu lớn nhất là để an dân và bảo đảm an ninh trật tự địa phương”, Lãnh đạo Sở TNMT cho hay.

Trước đó, cuối năm 2019, qua rà soát, kiểm tra trên địa bàn 3 quận Ninh Kiều, Bình Thủy và Cái Răng, cơ quan chức năng thành phố Cần Thơ ghi nhận 148 khu dân cư trái phép, với gần 95 ha đất, trong đó có hơn 50 ha là đất thuộc khu quy hoạch.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Những hình ảnh xúc động trong đợt lũ lụt ở các tỉnh miền Bắc

Hình ảnh lực lượng chức năng không quản hiểm nguy để đưa từng người dân ra khỏi những ngôi nhà bị ngập đến nóc ở điểm nóng ngập lụt như Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai và các địa phương khác khiến hàng triệu người xúc động.
2024-09-12 00:15:34

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06
Đang tải...