Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng- trái tim rực cháy ngọn lửa cách mạng vì Tổ quốc, vì Đảng và vì nhân dân

2024-07-24 11:49:05 0 Bình luận
Trong cuộc đời, tôi rất may mắn đã có nhiều cuộc gặp gỡ, trò chuyện với Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng. Lần gặp nào đồng chí Tổng Bí thư cũng để lại trong lòng tôi ấn tượng sâu sắc về con người tài, đức vẹn toàn; sự khâm phục về đức tính khiêm nhường, giản dị, cần, kiệm, liêm, chính với trái tim rực cháy ngọn lửa cách mạng với những quan tâm đặc biệt về hòa bình, tự do, độc lập, dân chủ cho Tổ quốc Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chụp ảnh cùng Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong một lần gặp gỡ

Suốt cả cuộc đời, đến lúc lâm chung, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn đau đáu với công tác xây dựng Đảng, giữ gìn Đảng như giữ gìn “con ngươi của mắt mình”. Bởi, Tổng Bí thư nhận thấy, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu;  năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ…

Chính vì vậy, trong Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 30/10 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ và đề ra yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng với 10 giải pháp cơ bản. Trong đó nhấn mạnh phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với trọng tâm là đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa " trong nội bộ. Đây chính là kim chỉ nam trong công tác xây dựng Đảng từ cơ sở đến Trung ương, góp phần “lọc máu” để giữ gìn sự trong sáng của Đảng.

Ở Tổng Bí thư còn toát lên hình ảnh về một người chỉ huy, lãnh đạo kiệt xuất được nhân dân quý trọng, tin yêu; như một vị “Tổng Tư lệnh” dũng cảm, trung, kiên lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trên trận chiến với những nguy cơ, hiểm họa đang tác động đến sự tồn vong của Đảng của chế độ, để đất nước ta có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Trong đó, Tổng Bí thư đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực - một trong những nguy cơ đặc biệt ảnh hưởng ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, đến sự tồn, vong của chế độ.

Trong các bài viết và các buổi nói chuyện: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định: Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là việc làm cần thiết, tất yếu và thực tế đã trở thành xu thế không thể đảo ngược. Bởi lẽ, đảng cầm quyền luôn có nguy cơ thoái hóa, biến chất; mà tham nhũng, tiêu cực “là khuyết tật bẩm sinh” đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ. Tham nhũng, tiêu cực làm giảm lòng tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước; là thách thức đối với sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước; đe dọa sự ổn định, phát triển đất nước, sự tồn vong của Đảng và của chế độ. Chính vì vậy, “Vị trí, vai trò của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng được coi trọng và nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện hơn”. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một vấn đề trọng yếu trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Trên mặt trận này, Tổng Bí thư đã chỉ ra cách nhận diện rõ hơn, sâu hơn về phạm vi của tham nhũng, tiêu cực; phân tích, chỉ ra mối quan hệ giữa tham nhũng và tiêu cực. So với “tham nhũng” thì “tiêu cực” có nghĩa rộng hơn. Tham nhũng là một loại hành vi tiêu cực của người có chức, có quyền. Tiêu cực là môi trường nảy sinh tham nhũng. Tham nhũng làm trầm trọng hơn tình trạng tiêu cực. Cái gốc, cái biểu hiện và nguyên nhân cơ bản, trực tiếp của tình trạng tham nhũng, tiêu cực được chỉ rõ, chính là sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đồng chí Tổng Bí thư nêu rõ: Tham nhũng tiền bạc, tài sản thì có thể thu hồi được, nhưng “nếu suy thoái về đạo đức, tư tưởng là mất tất cả”. Bởi vậy, “Phòng, chống tiêu cực, mà trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, tức là trị tận gốc của tham nhũng”; Vấn đề căn cơ trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là phòng ngừa từ sớm, từ xa, mà trung tâm là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đặc biệt là chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên để trị tận gốc tham nhũng, tiêu cực.

Tuy không được là một trong những “chiến sĩ” tham gia trực tiếp ở chiến tuyến phòng, chống tham nhũng và tiêu cực, nhưng tôi luôn bày tỏ lòng tin và dõi theo từng bước đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; luôn hạnh phúc, hân hoan mỗi khi toàn Đảng, toàn quốc có “tin vui thắng trận”. Điển hình như: Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vào ngày 30-6-2022, một hội nghị quan trọng, bàn về những vấn đề liên quan đến "chống giặc nội xâm", giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh của Đảng và hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta; được cán bộ, đảng viên và nhân dân rất quan tâm, đặt nhiều kỳ vọng.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết: Trong 10 năm gần đây, với việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí (trực thuộc Bộ Chính trị) đến nay, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, bài bản, ngày càng đi vào chiều sâu, có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả cụ thể, rất quan trọng, toàn diện, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả mạnh mẽ trong toàn xã hội, và thực sự "đã trở thành phong trào, xu thế không thể đảo ngược", được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được bạn bè quốc tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước đã được kiềm chế, ngăn chặn, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố thêm niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến của người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực xấu, thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đó là thành công lớn trong công tác phòng, chống tham nhũng của chúng ta trong thời gian qua…

Trong giai đoạn 2012 - 2022, cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.740 tổ chức đảng, hơn 167.700 cán bộ, đảng viên, trong đó có 7.390 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng; đã kỷ luật 170 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 4 Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị; 29 Uỷ viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương; 50 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang. Riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay đã thi hành kỷ luật 50 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (cao hơn gấp 4 lần so với nhiệm kỳ khoá XI và bằng gần một nửa số cán bộ cấp cao bị xử lý của nhiệm kỳ khoá XII), trong đó có 8 Uỷ viên Trung ương, nguyên Uỷ viên Trung ương, 20 sĩ quan cấp tướng. Đây là một bước đột phá trong công tác kiểm tra, kỷ luật của Đảng.

Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là đòi hỏi của thực tiễn, mệnh lệnh của cuộc sống. Bởi khi phải xử lý kỷ luật nghiêm khắc những người vi phạm tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư cũng luôn trăn trở, đau xót vì rằng họ từng là “đồng chí”, từng là cá nhân gương mẫu được tín nhiệm bầu vào hàng ngũ của Đảng và thậm chí nhiều người đã là cán bộ cấp cao. Nhưng nếu không kiên quyết xử lý thì ảnh hưởng đến tồn vong của chế độ nên đó là việc phải làm, vì sự nghiệp chung, vì sự nghiêm minh của kỷ luật Đảng, thượng tôn pháp luật của Nhà nước, vì sự trong sạch, vững mạnh và uy tín của Đảng, Nhà nước và trên hết, là vì ý nguyện của nhân dân, vì lợi ích quốc gia - dân tộc.

Đây chính là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kế thừa hoàn hảo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu: “Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây”. Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh, cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu nhiều người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực. Xử lý nghiêm hành vi sai phạm của những người vì động cơ vụ lợi, cá nhân; khuyến khích sự tự giác nhận khuyết điểm, sai phạm, tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại, từ chức của những người có sai phạm; đồng thời, bảo vệ, khuyến khích những người dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì sự nghiệp chung. Cần có chính sách khoan hồng đối với những người có hành vi tham nhũng, nhưng đã chủ động khai báo, khắc phục hậu quả trước khi bị phát giác, tạo môi trường xã hội tích cực nhằm ngăn chặn tham nhũng.

Trong thực tế, thời gian qua công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng được tiến hành kiên quyết, kiên trì, không khoan nhượng, không nương tay, không bỏ lọt tội phạm; đồng thời, không làm oan sai; rất nghiêm minh, nhưng cũng rất nhân văn, nhân ái, có lý, có tình. Nhờ vậy, hầu hết các đối tượng bị xử lý đều nhận thức rõ sai phạm của mình cũng như hậu quả của những sai phạm ấy; tâm phục, khẩu phục, tỏ rõ sự ăn năn, hối cải, xin lỗi Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Ánh sáng trái tim vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đã góp phần soi rọi hệ thống chuẩn mực đạo đức trong toàn Đảng, để mỗi tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên thấy lại “mục tiêu, lý tưởng”, thấy điều cao quý nhất là “danh dự” để thoát khỏi những mê hoặc, cám dỗ vật chất, vị kỷ trong cuộc sống; từng bước tự soi, tự sửa trở thành những người chiến sĩ cách mạng: Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng để xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, hòa bình, hạnh phúc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Dịch vụ chi lương của ngân hàng giúp doanh nghiệp “nhẹ đầu”

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) mới đây vừa công bố gia tăng thêm quyền lợi cho gói sản phẩm chi lương dành cho doanh nghiệp, biến sản phẩm của ngân hàng này trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường.
2024-11-21 16:16:15

Quảng Ninh kích cầu du lịch giảm giá dịch vụ đến 50%

Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”, nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách dịp cuối năm 2024 với nhiều sự kiện hấp dẫn.
2024-11-21 10:43:15

Chính trị là linh hồn tạo nên sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam

Từ những trang sử oai hùng của dân tộc, không khó để thấy rằng, qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đã khẳng định tính đúng đắn của việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Chính trị được xác định không chỉ là nền tảng, mà còn là “linh hồn” của quân đội cách mạng Việt Nam.
2024-11-21 07:52:16

Xây dựng vườn mẫu, nông thôn mới tại xã Yên Hoá

Nhiều năm qua, chính quyền địa phương huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình luôn quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng mô hình vườn mẫu trong xây dựng nông thôn mới mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân, giúp xoá đói giảm nghèo bền vững.
2024-11-20 19:55:00

MIK Group phát triển dòng sản phẩm cao cấp nhất của thương hiệu Imperia - Imperia Signature

Nhà phát triển bất động sản MIK Group công bố dự án The Continental, theo tiêu chuẩn Imperia Signature - phiên bản cao cấp nhất của thương hiệu Imperia được phát triển trong suốt 10 năm qua.
2024-11-20 13:46:03

VPBank khai trương phòng chờ sân bay siêu VIP dành cho nhóm khách hàng thượng lưu

Ngày 19/11/2024, VPBank chính thức khai trương phòng chờ sân bay VPBank Diamond Elite Lounge tiêu chuẩn 5 sao, đẳng cấp và khác biệt tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đây là một trong những đặc quyền phi tài chính cao cấp nằm trong bộ sưu tập quyền lợi của VPBank Diamond dành riêng cho các khách hàng ưu tiên của ngân hàng.
2024-11-20 13:40:19
Đang tải...