TP.HCM: Trở lại bình thường mới giai đoạn hậu dịch bệnh COVID-19

2021-12-14 17:32:28 0 Bình luận
Chiều 14/12, UBND TP.HCM tổ chức Hội nghị gặp gỡ Kiều bào và người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của Thành phố với chủ đề: “Thành phố Hồ Chí Minh trở lại bình thường mới hậu dịch bệnh COVID-19: Vấn đề và kiến nghị”. Chủ trì Hội nghị có, đ/c Tô Thị Bích Châu – Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP.HCM; đ/c Võ Văn Hoan – Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; ông Phùng Công Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM.

Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu UBND TP.HCM vào chiều ngày 14/12. 

Tham dự Hội nghị có sự tham gia của đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan; Phó đại sứ Phạm Thúy Nga - Đại biện lâm thời Việt Nam tại Úc; ông Phạm Việt Hùng – Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhà nước người Việt Nam ở nước ngoài; đại diện các sở, ban, ngành TP.HCM, khoảng 130 đại biểu là chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài (Mỹ, Pháp, Úc, Canada, Anh, Thụy Sĩ, Ấn độ, Hàn Quốc, Hà Lan…) cùng đại diện phóng viên báo đài Trung ương và TP.HCM.

Phát biểu tại Hội nghị, Đồng chí Võ Văn Hoan cho biết, dịch bệnh COVID-19 trong suốt 02 năm qua đã để lại biết bao đau thương, mất mát, gây ra thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế của nước nhà nói chung và TP.HCM nói riêng. Trong khó khăn, chúng ta càng thấy được và hiểu rõ hơn về tình dân tộc, nghĩa đồng bào cũng như cảm nhận được sợi dây vô hình về tinh thần đoàn kết luôn luôn tồn tại, và nhất là trong hoàn cảnh hiện nay đã thắt chặt, gắn kết hơn nữa người Việt ta trong và ngoài nước. 

Trong xuyên suốt thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra, nhiều tổ chức cá nhân kiều bào ủng hộ với số tiền trị giá từ chục triệu, đến hàng trăm, hàng tỷ đồng... Kiều bào ta khắp mọi nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Ai Cập, Mozambique, Campuchia, Thái Lan, Singapore, Lào, Đức, LB Nga, Thụy Sỹ… đã tích cực quyên góp ủng hộ Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19... Hội người Việt Nam tại Đài Loan (Trung quốc), Hội người Việt Nam tại Thái Lan, tại Malaysia...  ủng hộ tiền, khẩu trang, thiết bị y tế, lương thực thực phẩm, các mặt hàng nông sản gồm rau, củ, quả... để phục vụ tuyến đầu và bà con nhân dân tại 21 quận, huyện và Thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM…

Thành phố cũng tiếp nhận rất nhiều kiến nghị, giải  pháp ý nghĩa của quý kiều bào đóng góp trên nhiều lĩnh vực thông qua  nhiều hình thức khác nhau, như: Hội nghị “Kiều bào đóng góp ý kiến về Chuyển đổi số và khắc phục tác động của dịch COVID-19 để phát triển  kinh tế Việt Nam” vào ngày 30/10/2020; Hội thảo trực  tuyến về sức khỏe "Chuyên gia kiều bào chung sức chống dịch cùng  UBND TP.HCM" do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao tổ chức, hay những hiến kế của kiều bào ta  ở khắp năm châu gửi về thông qua Ủy ban về người Việt Nam ở nước  ngoài TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan phát biểu khai mạc tại Hội nghị.

Tại Hội nghị, Ông Đào Minh Chánh – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM đã trình bày nội dung việc xây dựng Chương trình phục hồi và  phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022 – 2025, với những giải pháp cấp bách và trọng tâm để khôi phục những đứt gãy, vực dậy nền kinh tế Thành phố, khôi phục những hoạt động văn hóa – xã hội với 7 quan điểm chính: (1) Thành phố nỗ lực, phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, phương  hướng, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI; (2) Tuân thủ Chiến lược tổng thể quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19  và quy định chi tiết công tác phòng, chống dịch phù hợp thực tiễn tại Thành phố; (3) Hướng đến phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường; đảm bảo quốc  phòng – an ninh và hội nhập quốc tế. Đồng thời, chú trọng vấn đề thích ứng biến đổi  khí hậu; thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19 và các loại dịch bệnh khác;  (4) Tận dụng tối đa mọi nguồn lực để cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng  trưởng và phát triển kinh tế số; chú trọng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cải  thiện năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (5) Các chính sách hỗ trợ phải xác định mục tiêu, đối tượng cụ thể và phải đảm  bảo về quy mô để tạo ra tác động trong tầm nhìn dài hạn, với những thay đổi về chất  trong các hoạt động tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế Thành phố. (6) Phục hồi kinh tế Thành phố theo giai đoạn, trước hết tập trung cho phục hồi  hoạt động của nền kinh tế, ổn định đời sống của người dân. Tiếp đến, chuyển những  vấn đề được nhận diện thực chất qua đại dịch COVID-19 thành các động lực thúc đẩy  cải cách mạnh mẽ và toàn diện kinh tế - xã hội Thành phố.  (7) Các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố gắn kết vai trò,  vị trí của Thành phố với liên kết vùng, đặt trong bài toán chung của cả nước, và góp  phần tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã  hội của Chính phủ.  

Ngoài ra, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM  đã trình bày về Chương  trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022  – 2025 với 02 nhóm giải pháp với 02 giai đoạn khác nhau bao gồm:

Nhóm giải pháp cấp bách cho giai đoạn phục hồi các hoạt động kinh tế - xã hội Thành phố từ nay đến hết năm 2022. Tập trung khắc phục các hệ lụy, khôi phục những gãy đổ chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng; hỗ trợ những doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội, và các hoạt động văn hóa – xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong 3 lĩnh vực chính (y tế, xã hội, kinh tế).

Nhóm giải pháp trọng tâm cho giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội Thành phố từ năm 2023 đến năm 2025. Tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh COVID-19; giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố; tập trung mọi nguồn lực để phát huy các thế mạnh của Thành phố: Trung tâm Kinh tế, tài chính; Trung tâm thương  mại – mua sắm; Trung tâm dịch vụ Logistics; Trung tâm du lịch; Trung tâm đổi mới  sáng tạo, khoa học công nghệ; Trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, giáo dục;  Trung tâm văn hóa của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Trong đó tập trung 7 nhóm giải pháp chính: (1) Nhóm giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực cho Thành phố; (2) Nhóm giải pháp tập trung nguồn lực từ vốn đầu tư công và các đề án ưu tiên triển khai thực hiện; (3) Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nền kinh tế; (4) Nhóm giải pháp Chỉnh trang đô thị gắn với nhiệm vụ lập quy hoạch, quy hoạch  KT-XH Thành phố thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;  (5) Nhóm giải pháp phát triển dịch vụ y tế thông minh, giáo dục thông minh và  chăm sóc sức khỏe tinh thần; (6) Nhóm giải pháp liên kết vùng; (7) Nhóm giải pháp Nâng tầm quốc tế của thương hiệu Thành phố.

Về nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM giai đoạn 2022 – 2025, thành phố dự kiến huy động các nguồn lực:

Thứ nhất: Sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các chính sách, các gói phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh COVID-19 của Chính phủ nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn và khôi phục nền kinh tế;

Thứ hai: Rà soát, lập danh mục toàn bộ các cơ sở nhà, đất đang quản lý, sử dụng để phân loại nhà, đất thuộc phạm vi phải sắp xếp lại, xử lý và nhà, đất không;

Thứ ba: Kiên trì kiến nghị trung ương bố trí vốn đầu tư công cho các dự án hạ tầng quan trọng, có tính chất thúc đẩy các động lực tăng trưởng, kết nối liên kết  vùng, đề xuất Trung ương tăng thêm vốn đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công  trung hạn 2021-2025 của Thành phố tương ứng với nguồn vốn và khả năng cân đối  vốn của Thành phố (Thu từ xây dựng cơ bản vốn trong nước, từ nguồn sử dụng đất,  nguồn thu xổ số kiến thiết, từ nguồn bội chi ngân sách địa phương);

Thứ tư: Huy động nguồn lực đầu tư từ xã hội thông qua các hình thức xã hội  hóa, hợp tác công tư… và các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Thành phố để tạo  điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào  sự phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố;

Thứ năm: Tiếp tục kiến nghị Chính phủ ban hành bổ sung gói hỗ trợ cho các  doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và có quan tâm đến các địa phương  bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhằm có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp  khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.  

Đồng chí Tô Thị Bích Châu - Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP.HCM (thứ 2 từ trái sang) trao tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho một các đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp quan trọng cho Thành phố.

Tại Hội nghị, một số đại biểu tri thức, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tại Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... đã tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho sự phát triển bền vững của Thành phố Hồ Chí Minh trở lại bình thường mới hậu dịch bệnh COVID-19. Ngoài ra, các đại diện tri thức, chuyên gia tại Canada, Hungary, Hà Quốc, Đài Loan, Úc… đã gửi về Hội nghị gần 30 tham luận, ý kiến đóng góp quan trọng cho quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn chiến lực 2022 – 2025 và tầm nhìn 2026 – 2030 như: Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh và hỗ trợ phong trào khởi nghiệp; Những thuận lợi và hạn chế cho một trung tâm tài chinhs Quốc tế tại TP.HCM; Một số định hướng và giải pháp phát triển công nghệ sinh học; Giải pháp xây dựng Thành phố thông minh; Kết nối nhà đầu tư chiến lược ứng dụng công nghệ cao; Mô hình xe buýt công nghệ 4.0…

Giáo sư Hà Tôn Vinh – Đại diện người Việt Nam tại Hoa Kỳ, trong nhiều năm làm chuyên gia tài chính quốc tế cho nhiều dự án của Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, và các tập đoàn đa quốc gia ở Hoa kỳ, châu Âu, và châu Phi.  Giáo sư Vinh trong hơn 20 năm qua dạy Cao học Quản trị Kinh doanh tại Đại học Quốc Gia Hà Nội; làm Giám đốc chương trình Cao học Quản trị Kinh doanh của Đại học Tổng họp Hawaii tại Việt Nam, và làm Trưởng khoa Đào tạo Lãnh đạo của Đại học California Miramar ở San Diego, Hoa Kỳ. Ông đã chia sẽ và đóng góp một số nội dung liên quan đến: Một số giải pháp giúp cho người dân an tâm và có một cái Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 hạnh phúc và ấm no; Tái khởi động sản xuất và chi tiêu năm 2022; Kinh tế hồi phục và phát triển, chuyển đổi số giai đoạn 2023 – 2025; Thúc đẩy TP.HCM phát triển mạnh mẽ, chuyển dần sang nền kinh tế tuần hoàn giai đoạn 2026 – 2030…

Tham dự trực tuyến tại điểm cầu Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu - Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kiêm Nepal và Bhutan đã thay mặt Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ bày tỏ và chia sẻ sâu sắc đối với những mất mát to lớn mà TP.HCM đã phải gánh chịu do đại dịch COVID-19. Ông đã gửi lời cảm ơn đến các cấp lãnh đạo TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi và đã nỗ lực kết nối các đại biểu tri thực, chuyên gia người Việt Nam tại nước ngoài thực hiện chương trình hội nghị. Ngoài ra, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã chia sẻ một số kinh nghiệm, ý kiến cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong giai đoạn sắp tới.

Ghi nhận và tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội nghị, Đ/c Võ Văn Hoan đánh giá cao những đề xuất thiết thực, cụ thể, phong phú và đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau: triển đổi số, xây dựng và phát triển đô thị, trung tâm tài chính, đô thị thông minh, cải cách hành chính… từ các chuyên gia, nhà ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài theo từng giai đoạn. Thay mặt lãnh đạo, Phó chủ tịch UBND TP.HCM đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đại biểu, đại diện các Lãnh sự quán, trí thức, chuyên gia, kiều bào, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đề xuất khi tham gia hội nghị, những đóng góp quan trọng trong công tác phòng chốn dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế bền vững của Thành phố…Thành phố luôn trân trọng tình cảm và tin tưởng với sự gắn kết của  các chuyên gia, trí thức, doanh nhân kiều bào, Thành phố sẽ trở thành  thành phố đáng sống, văn minh, hiện đại và nghĩa tình. Bên cạnh đó, sự tham gia tích cực của quý vị giúp tạo nên một cộng đồng lớn mạnh, cùng  chung tay xây dựng Thành phố ngày một năng động và đất nước ngày càng phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới. 

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài TP.HCM ghi nhận tổng hợp ý kiến đóng góp. Phối hợp cùng với các Sở ngành liên quan tiếp tục tham mưu, phối hợp với kiều bào triển khai nghiên cứu, triển khai những ý kiến đóng góp, hiến kế mang tính khả thi, được lãnh đạo Thành phố đánh giá cao tại Hội nghị.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29

Hoa Kỳ và tỉnh Cà Mau khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật

Ngày 25/4, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi động dự án hỗ trợ người khuyết tật do USAID tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh.
2024-04-26 12:27:06
Đang tải...