Tránh 'giữa đường đổi vai', bảo đảm trách nhiệm đến cùng

2019-08-15 14:44:50 0 Bình luận
Chính phủ thống nhất đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trách nhiệm chủ trì chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh để bảo đảm tính liên tục, thống nhất, tăng tính chủ động và trách nhiệm đến cùng của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh.

Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật, ngày 5/8 vừa qua. Ảnh: VGP


Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2019. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật được thảo luận tại phiên họp này và một trong những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, là trách nhiệm chủ trì chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Bộ Tư pháp cho biết, theo quy định của Luật năm 2015 thì trách nhiệm chủ trì chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết được giao cho Hội đồng Dân tộc hoặc các Ủy ban của Quốc hội đã thẩm tra dự án, dự thảo, còn cơ quan trình có trách nhiệm phối hợp chỉnh lý.

Đánh giá kết quả 3 năm thi hành Luật năm 2015 cho thấy còn có khó khăn, vướng mắc trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý một số dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nhất là khi nội dung dự thảo đã được chỉnh lý có sự thay đổi nhiều so với các chính sách trong dự thảo trình ban đầu, ảnh hưởng đến tính khả thi của văn bản sau khi được ban hành.

Một trong những nguyên nhân là quy định của Luật năm 2015 về tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết chưa bảo đảm được tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình cho đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Trước tình hình trên, trong dự thảo trình Chính phủ tại phiên họp, Bộ Tư pháp đề xuất 2 phương án.

Theo phương án 1, việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết được chuyển từ cơ quan chủ trì thẩm tra sang cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Phương án 2 là giữ như quy định hiện hành, đồng thời bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý

Bộ Tư pháp nhấn mạnh, trong cả hai phương án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn là cơ quan trực tiếp chỉ đạo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết.

Tạo sự liền mạch trong tổ chức thi hành luật

Ưu điểm của phương án 1, theo Bộ Tư pháp, là bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo, từ đó sẽ tạo thuận lợi hơn cho việc tiếp thu hoặc giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội trong quá trình chỉnh lý dự thảo; bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo với các chính sách đã được thông qua, tạo sự liền mạch hơn trong việc tổ chức thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua.

Đồng thời, tăng tính chủ động và trách nhiệm đến cùng của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Cùng với đó, đề cao sự phản biện nhằm góp phần bảo đảm tính khách quan, độc lập của hoạt động thẩm tra.

Tuy nhiên, với phương án 1, Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ được giao chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết sẽ phải đảm đương khối lượng công việc lớn hơn, do đó có thể ảnh hưởng đến tiến độ trình dự án luật, pháp lệnh. Có một số thay đổi về quy trình, cách thức tổ chức công việc của các cơ quan có liên quan.

Trong khi đó, với phương án 2, sẽ không có xáo trộn lớn về quy trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Giảm tải được công việc cho cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, đồng thời cũng phù hợp với xu hướng tăng số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách hiện nay và trong thời gian tới.

Tuy nhiên, phương án 2 có hạn chế là không bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình cho đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết; nếu phối hợp không tốt, cơ quan chủ trì chỉnh lý có thể gặp khó khăn trong việc chỉnh lý dự thảo.

Cùng với đó, khó phát huy tính chủ động và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Có thể dẫn đến tình trạng một số quy định cụ thể trong dự thảo không phù hợp với chính sách đã được xây dựng, thông qua.

Sau khi thảo luận, tại Nghị quyết vừa được ban hành, Chính phủ thống nhất yêu cầu Bộ Tư pháp chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật theo hướng cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết sẽ chủ trì việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo và xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, báo cáo trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chính phủ đồng thời giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Thành viên Chính phủ; tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vướng mắc, bất cập khác của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; hoàn thiện dự thảo Luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Quốc hội.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh yêu cầu cần nâng cao trách nhiệm, chất lượng văn bản, phân công hợp lý hơn, phối hợp chặt chẽ hơn trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, tránh tình trạng “giữa đường đổi vai”.

Theo Thủ tướng, việc này tạo cơ chế để từng bộ trưởng, thành viên Chính phủ khi được giao chủ trì dự án luật phải đề cao trách nhiệm, theo sát đến cùng cho đến khi Quốc hội thông qua, bảo đảm tính hệ thống, thông suốt, không cắt khúc trong quá trình xây dựng luật.

Kịp thời phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo

Cũng tại Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ rà soát, kịp thời phát hiện các quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp với tình hình thực tiễn và đề xuất hướng giải quyết.

Bộ Tư pháp tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện các nội dung mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống pháp luật.

Về một số nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Chính phủ cũng yêu cầu cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc áp dụng Luật, tháo gỡ triệt để các vướng mắc, thiếu đồng bộ với các quy định về đất đai, xây dựng, nhà ở, đấu thầu, quy hoạch, đầu tư công, đầu tư theo phương thức PPP, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp...

Với dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng, Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, rà soát các nội dung bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan. Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan rà soát, khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật liên quan đến môi trường đầu tư kinh doanh trong quá trình sửa đổi, bổ sung các luật: doanh nghiệp, đầu tư, đấu thầu, đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai, bảo vệ môi trường… bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng

Sáng 13/11/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng.
2024-11-13 14:01:12

Cán bộ Xây dựng Đảng Hải Phòng tập huấn sử dụng phần mềm chuyên ngành

Ngày 12/11, Ban Tổ chức Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn khai tác sử dụng hệ thống phần mềm chuyên ngành tổ chức Xây dựng Đảng. Đây là nội dung Chương trình hành động số 72-Ctr/TU về “Cải cách hành chính trong các cơ quan Đảng TP.Hải Phòng đến năm 2025”.
2024-11-13 06:46:51

Tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng, nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt

Đình làng Khánh Tân thờ Trương Quý Lang Đại Vương. Ngài là hoàng tử thứ 6 con vua Hùng Tạo Vương (Hùng Vương thứ 16). Theo thần phả thì Ngài là người văn võ song toàn và có chí dũng hơn người.
2024-11-13 01:52:13

Bộ trưởng Công an yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng lạng lách, đua xe

Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang yêu cầu Công an TP Hà Nội xử lý dứt điểm tình trạng thanh thiếu niên tụ tập đua xe, lạng lách
2024-11-12 23:42:42

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn

Chiều ngày 12/11, bà Phạm Thị Giang Hà - Ủy viên Ban Thường vụ thị ủy, Trưởng ban tổ chức thị ủy đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Vân Nam, xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn.
2024-11-12 16:55:00

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo Thủ tướng lịch nghỉ Tết 9 ngày liên tiếp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, do đặc điểm năm 2025, trước và sau ngày nghỉ Tết Âm lịch đều là thứ Bảy và Chủ nhật, đây đều là ngày nghỉ hằng tuần của công chức, viên chức. Do đó công chức, viên chức được nghỉ 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 4 ngày nghỉ hằng tuần theo đúng quy định.
2024-11-12 11:12:43
Đang tải...