Trẻ khuyết tật gặp khó khi học online dù tư duy không hề thua kém

2021-12-12 06:30:00 0 Bình luận
Nhiều gia đình có con em khuyết tật chưa thực sự chú trọng đến việc đi học, tiếp thu kiến thức của con cùng với sự thiếu thốn thiết bị, nên việc học trực tuyến của các em gặp không ít khó khăn.

Tại trường Khiếm thính Lâm Đồng hiện có 126 học sinh từ tiểu học đến THPT. Trong số đó có  gần 30 em ở TP Đà Lạt, hơn 70 em ở các huyện, thành phố khác của Lâm Đồng, 14 em ở các tỉnh lân cận. Từ khi phương án học tập trực tuyến được áp dụng, có đến 70% học sinh không có trang thiết bị hoặc đường truyền ổn định để phục vụ việc học trực tuyến.  Một số học sinh sử dụng điện thoại của phụ huynh nên việc học chỉ có thể thực hiện vào buổi tối, sau khi cha mẹ các em đi làm về. Có trường hợp cha mẹ các em không biết chữ hoặc cũng là người khiếm thính nên cũng đành ngậm ngùi, chờ đến ngày các em được quay trở lại trường.

Theo ông Phan Linh Khánh, Hiệu phó nhà trường, nhiều phụ huynh không chú trọng đến việc học tập của con, cho rằng trẻ khuyết tật chỉ cần học chữ rồi đi làm phụ gia đình.  Phụ huynh thường ưu ái điều kiện học tập, tài chính cho đứa con bình thường hơn trẻ khuyết tật. 

Ảnh Internet

Trên thực tế, nhiều học sinh khiếm thính ở trường Khiếm thính Lâm Đồng có nhận thức, tư duy không thua kém các bạn bình thường, đồng trang lứa và rất chăm học. Không riêng trường Khiếm thính Lâm Đồng, còn có rất nhiều trường chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cũng chỉ ra những nguyên nhân tương tự xuất phát từ gia đình: thiếu điều kiện học tập, sự hỗ trợ từ người thân.

Tương tự, trường tiểu học Đăng Hà, huyện Bù Đăng, Bình Phước có 435 học sinh, trong đó có 4 học sinh khuyết tật. Mỗi em bị một dạng khuyết tật và mức độ khác nhau nên khả năng tiếp thu kiến thức không đồng đều. Dịch Coivd-19 bùng phát, khiến việc học trực tuyến với các em này thêm khó khăn hơn bao giờ hết. Khả năng tiếp thu, điều kiện kinh tế gia đình của mỗi em thì học trực tuyến là rào cản lớn đối với các em trong hành trình đến với con chữ.

Bên cạnh nhà trường, sự hợp tác của phụ huynh cũng là động lực để trẻ khuyết tật có cơ hội tiếp cận kiến thức (Ảnh Internet)

Mặc dù việc giáo dục kiến thức cho trẻ em khuyết tật còn nhiều bất cập, khó khăn song các thầy cô giáo vẫn luôn kiên trì và cố gắng. Là đơn vị có khoảng 200 học sinh khiếm thị đang học trực tuyến, Hiệu trưởng Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hai Bà Trưng, Hà Nội) Phạm Thị Kim Nga cho biết: Nhà trường được thành phố và một số đơn vị hảo tâm tặng thiết bị mới để học sinh học trực tuyến. Trẻ khiếm thị của trường vẫn sử dụng được sách giáo khoa chữ nổi. Các thầy cô lên lớp dạy online theo lịch và hướng dẫn các em nghe, làm theo yêu cầu bài học ở mức độ nhất định. Sau này được đi học trực tiếp, nhà trường sẽ bổ sung những kiến thức bị thiếu hụt cho học sinh.

Theo bà Hà Thanh Vân, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hoà nhập Tân Bình, TP HCM: Từ đầu năm học, giáo viên tại trung tâm này đã liên hệ với phụ huynh, hướng dẫn một số cách sử dụng nền tảng học trực tuyến tại nhà. Sau khi thu thập thông tin, giáo viên sẽ xây dựng kế hoạch bài học cho học sinh theo tuần, tháng. Các buổi dạy  online ở trung tâm được kết hợp quay video hướng dẫn các kỹ năng, gửi cho phụ huynh và hướng dẫn họ tương tác cùng con. Những trường hợp đặc biệt, trung tâm cử giáo viên đến tận nhà giao bài, dạy học cho trẻ.

Ngoài biện pháp đổi mới cách thức dạy học cho trẻ em khuyết tật, sự quan tâm và hợp tác của phụ huynh cũng là điều quan trọng không kém.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Quảng Ninh: “Bừng sáng cùng Kỳ quan” - Carnaval Hạ Long đầu tiên trên biển

Tối 28/4 tại khu du lịch Bãi Cháy thành phố Hạ Long, Carnaval Hạ Long 2024 lần đầu tiên được tổ chức trên biển đã mang tới cho du khách nhiều cảm xúc về vùng đất, con người Quảng Ninh với nhiều nét văn hóa đặc sắc, khởi động một mùa du lịch mới.
2024-04-29 14:43:11

Hiệp định Geneve: Việt Nam mềm dẻo, sáng suốt và kiên định trong đàm phán

Tại Hội nghị Geneve, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã kiên định với lập trường: "Đi tới một giải pháp hoàn chỉnh là đình chỉ chiến sự trên toàn bán đảo Đông Dương đi đôi với giải pháp chính trị cho vấn đề Việt Nam, Lào và Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước Đông Dương".
2024-04-27 19:43:25

Triển lãm ảnh những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử

Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng Bảo tàng chiến thắng B52 và Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam vừa tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Việt Nam - những chiến thắng làm thay đổi dòng chảy lịch sử Thế giới”.
2024-04-27 01:13:48

Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội 2024

Tối 26/4, tại Công viên Thống Nhất, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội đã tổ chức Khai mạc Lễ hội Du lịch Hà Nội năm 2024.
2024-04-26 23:56:34

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I năm 2024 cao nhất lịch sử

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
2024-04-26 18:33:29
Đang tải...