Tục thờ cúng Ông Công Ông Táo trong tín ngưỡng người Việt

2025-01-20 08:55:53 0 Bình luận
Từ xa xưa lưu truyền lại vào ngày 23 tháng Chạp, khi không khí mùa xuân gõ cửa, người dân Việt lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc ta từ nhiều đời nay.

Sự tích ngày ông Công ông Táo

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Tích của người Việt kể rằng: Thị Nhi có chồng là Trọng Cao, ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ, rồi chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang, họ phải lòng nhau rồi kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. 

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Sự khác biệt trong mâm cúng ông Công ông Táo 3 miền

Lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp được coi là lễ quan trọng mở đầu cho Tết Nguyên đán của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có một vài điểm khác biệt.

Miền Bắc

Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa 23 tháng Chạp, bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Lễ vật cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc sẽ gồm ba bộ mã, trong đó 2 bộ là dành cho hai Táo ông, 1 bộ dành cho Táo bà. Mũ của Táo ông thì có hai cánh chuồn, mũ của Táo bà không có cánh chuồn. Ngoài ra, còn có các loại vàng mã khác cùng hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Những đồ vàng mã sẽ được hóa sau lễ cúng.

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người miền Bắc như xôi, gà, giò, chả, canh măng, nem... Ở nhiều địa phương của Bắc bộ còn cúng xôi chè, thường là chè bà cốt, nấu bằng nếp cái, xôi vò, đường nâu và gừng.

Mâm cúng ông Táo ở miền Bắc

Một điểm đặc trưng văn hóa khác biệt của miền Bắc đối với miền Trung và miền Nam là phần lớn các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ ông Công, ông Táo.

Vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép bởi theo truyền thuyết đây là phương tiện duy nhất đưa ông Táo về trời.  Một số gia đình có thể mua cá chép giấy, tuy nhiên phần lớn các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Bên cạnh đó, trong tâm thức của người Việt thì cá chép còn mang ý nghĩa rất đặc biệt. “Cá chép vượt Vũ môn” hay “Cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, là biểu tượng của sự vượt khó, sự kiên trì để chinh phục thử thách.

Miền Trung

Phong tục cúng ông Công ông Táo ở miền Trung được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền.

Lễ tiễn Táo Quân về trời thường được cúng vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Trước đó, gia chủ sẽ thay cát mới trong bát hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Thay vì cúng cá chép như miền Bắc, người miền Trung thường cúng một con ngựa bằng giấy có đủ bộ yên cương.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng còn phải có cá thu hoặc cá ngừ, hoa tươi, trái cây và đặc biệt là bộ tượng Táo quân cũ ùng bộ tượng Táo quân mới đặt cạnh nhau.

Một số vùng như Huế và Hội An có tục dựng cây nêu trước nhà hay sân đình vào sáng ngày 23 tháng Chạp để xua đuổi ma quỷ khi các ông Táo “đi vắng” và làm lễ hạ cây nêu vào mùng 7 tháng Giêng.

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ hạ tượng ba ông Táo cũ bằng đất nung trên bàn thờ bếp xuống và rước tượng ba ông Táo mới lên bàn thờ để bắt đầu một năm làm việc tiếp theo. Tượng các ông Táo cũ sẽ được đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ở ngã ba đường.

Miền Nam

Theo phong tục của người miền Nam xưa thì có nhiều điều khác biệt so với cách cúng ngày nay. Các gia đình thường cúng Táo quân vào buổi đêm, trong khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp.

Người miền Nam quan niệm rằng lễ cúng ông Táo chỉ được thực hiện vào cuối ngày, khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, lúc này không phải dùng đến bếp núc để nấu nướng, không phiền đến các Táo thì mới là lúc thực hiện nghi lễ tiễn Táo quân lên chầu trời.

 Bộ vàng mã "cò bay ngựa chạy" được người Nam Bộ dâng cúng trong lễ tiễn Táo quân về chầu trời

Tuy nhiên, do có sự giao thoa văn hóa nên thời gian cúng và mâm cỗ cúng ông Táo của người miền Nam ít nhiều có sự thay đổi. Nhiều nhà làm lễ tiễn ông Táo từ sáng sớm 23 tháng Chạp tại khu vực đặt bếp nấu.

Mâm cỗ cúng ngoài những món mặn chủ đạo như nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc... còn có thêm những chén chè trôi nước, đĩa kẹo được làm từ mè đen và đậu phộng,

Lễ vật cúng ngoài nhang đèn, 3 chung nước nhỏ, đặc biệt phải có bộ "cò bay, ngựa chạy" dùng để hóa sau khi xong lễ.

Bộ "cò bay, ngựa chạy" là những tấm giấy vàng mã in hình một con ngựa đang phi nước đại và một con cò với đôi cánh dang rộng, không có khung tre và gồm 2 phần khác nhau, một phần dùng trong lễ cúng tiễn và một phần dùng trong lễ rước ông Táo trở về gia chủ vào ngày 30 Tết, theo ý nghĩa ngựa chở Ông Táo đi đường bộ rồi cò chở Ông Táo bay về Trời.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đồng lòng vượt qua khó khăn, thách thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới

Trong không khí cả nước phấn khởi mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, sáng 20/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức Gặp mặt các đồng lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng các khóa nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang 95 năm xây dựng, trưởng thành của Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025); tri ân, tôn vinh đảng viên có nhiều công lao đóng góp cho Đảng, cho đất nước; thông tin về tình hình đất nước và chúc Tết các đại biểu nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025.
2025-01-20 15:19:13

Hà Giang: Bổ nhiệm tân Giám đốc Công an tỉnh

Đại tá Nguyễn Đức Thuận, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang.
2025-01-20 14:32:27

Tục thờ cúng Ông Công Ông Táo trong tín ngưỡng người Việt

Từ xa xưa lưu truyền lại vào ngày 23 tháng Chạp, khi không khí mùa xuân gõ cửa, người dân Việt lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc trong tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc ta từ nhiều đời nay.
2025-01-20 08:55:53

Cuộc gặp mặt đầu năm nở bừng dự cảm bứt phá mới của TP. Hải Phòng

Sáng ngày 18 tháng 1 năm 2025, tại hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội, Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hải Phòng đã tổ chức buổi tiếp xúc với Cựu cán bộ Hải Phòng, đại biểu trí thức, tướng lĩnh, báo chí, văn nghệ sỹ, doanh nhân Hội Đồng hương Hải Phòng tại Hà Nội (gọi tắt là Tinh hoa).
2025-01-19 19:10:00

Thăm hỏi Trung tâm điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ trước thềm năm mới 2025

Giáp những ngày cuối năm, Tạp chí điện tử Hòa Nhập phối hợp với Công ty TNHH Thương mại sản xuất Dệt may và Du lịch Bình Anh đã tới thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Phú Thọ (xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ).
2025-01-18 20:00:00

Make in Vietnam 2024 vinh danh LynkiD, biểu tượng của đổi mới và sáng tạo trong công nghệ số

Hà Nội ngày 15/1/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho Giải Vàng “Sản Phẩm Công Nghệ Tiềm Năng” và Top 10 Sản phẩm Công nghệ số trong khuôn khổ Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.
2025-01-18 12:43:59
Đang tải...