Tướng Nguyễn Huy Hiệu: Việt Nam sẽ thắng mọi kẻ thù

2024-03-20 17:51:44 0 Bình luận
Thượng tướng, viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nói nghệ thuật quân sự Việt Nam là thế trận lòng dân mà không nước nào có được.

Tướng Hiệu nói: Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.

Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.

Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước? 

Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.

Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.

Ngày 23/6/2021, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Nếu năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu: "Việt Nam sẽ chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược".

Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm. Nên quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo không chỉ là ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà đã trở thành suy nghĩ của từng hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu thu nhập) đã giảm mạnh. Cần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nên ban hành chuẩn nghèo đa chiều xác định theo 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, … thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Trong giai đoạn tới, để duy trì được các kết quả về giảm nghèo và kiềm chế sự gia tăng của bất bình đẳng, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục củng cố bốn trụ cột chính, gồm: Tạo việc làm có năng suất nhằm tăng thu nhập bền vững cho mọi người lao động; mở rộng diện bao phủ hướng tới phổ cập hóa các dịch vụ xã hội cơ bản; củng cố hệ thống an sinh xã hội cho các nhóm yếu thế để đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau; lấy sự khác biệt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và địa lý giữa các nhóm dân tộc thiểu số làm trọng tâm để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả.

Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Tôi nghĩ từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả nhất định: Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tồn tại từ lâu đã bị phát hiện, xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đã dính líu vào tham nhũng; rồi những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộc phải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của Nhà nước, của nhân dân, làm cho tệ tham nhũng từng bước được kiềm chế. Song, tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhân dân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Tệ tham nhũng, lãng phí như "giặc nội xâm", đe dọa đến sự sống còn của chế độ, nếu không có biện pháp mạnh mẽ thì vẫn làm cho nền kinh tế đất nước gặp khó khăn. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đề ra những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí như: Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các cơ chế, chính sách có liên quan; ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng.

Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.

Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?

Đúng vậy, tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…; tháo gỡ những khó khăn, kịp thời hỗ trợ cho ngư dân đảm bảo đời sống, tạo động lực khuyến khích ngư dân an tâm sản xuất, bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hỗ trợ ngư dân sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải

Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn. Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền. Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ. Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.

“Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ"

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?

Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.

Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác. Tham mưu chính sách hỗ trợ trực tiếp ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá khai thác xa bờ

Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.

Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.

Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam?

Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch. 

Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán, ký Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh.

Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.

Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.

Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 

Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội - Điện biên phủ trên không”.

Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.

Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới chưa có…

Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?

Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe.

Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.

Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.

Sắp tới, triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần 2 dự kiến tổ chức từ 19 – 22.12, tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội), mời hơn 140 đoàn đại biểu cấp cao quốc tế bao gồm các bộ trưởng, thứ trưởng, tư lệnh các lực lượng quốc phòng và an ninh các nước, cùng hơn 350 đoàn đại biểu cấp cao trong nước tham dự. Đây cũng là dịp quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, nhằm chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, khai thác sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các nước tham dự triển lãm.

Công tác đối ngoại quốc phòng là thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa; triển khai đối ngoại và hội nhập quốc phòng toàn diện, sâu sắc trên cả bình diện song phương và đa phương. Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện nay có quan hệ hợp tác với trên 100 quốc gia, tổ chức trên quốc tế, gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an và các nước thuộc G20, G7. Việc hợp tác không chỉ dừng ở trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mà đi vào thực chất như thương mại, kỹ thuật quân sự.

Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Tướng Hiệu nói: Nhìn lại hơn 4.000 năm lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta, các thế lực xâm lược đều bị thất bại. Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ.

Việt Nam cũng có nền văn hóa lâu đời mà không thế lực nào có thể khuất phục được. Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có câu nói nổi tiếng: Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn/Lấy chí nhân thay cường bạo.

Con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, không xâm lược nước nào, nhưng cũng không kẻ thù nào khuất phục được dân tộc Việt Nam. Không có thế lực nào có thể phá vỡ được sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Thưa Thượng tướng, những điều chúng ta đạt được ngày nay đã xứng tầm với sự hy sinh xương máu của các thế hệ đi trước?

Tôi cho rằng Việt Nam chúng ta đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới, nhưng cũng chưa thật sự đạt được mong muốn của nhân dân đối với sự hy sinh của hàng triệu người đã góp xương máu cho nền độc lập dân tộc trong các cuộc kháng chiến.

Chúng ta tự hào đã có những bước tiến rõ rệt về kinh tế, chẳng hạn như việc gia nhập WTO, xóa đói giảm nghèo…

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng nếu chúng ta có những quyết sách và bước đi đột phá tốt hơn, thì bước tiến của Việt Nam sẽ vững vàng hơn, nhanh hơn nữa.

Ngày 23/6/2021, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 05-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030, là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, các cấp uỷ, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới. Tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Nếu năm 1993 tỉ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75%. Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xoá đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xoá đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Trong vấn đề xóa đói giảm nghèo, chúng ta đã làm được nhiều việc, nhưng chưa đồng bộ. Vẫn còn nhiều nơi rất nghèo, những cái làm được mới chỉ thể hiện ở các thị xã, trung tâm thành phố và một số trọng điểm. Nên quyết tâm vươn lên thoát khỏi đói nghèo không chỉ là ý chí của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương mà đã trở thành suy nghĩ của từng hộ nghèo. Tỷ lệ nghèo trên đầu người (tính theo chi tiêu thu nhập) đã giảm mạnh. Cần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, nên ban hành chuẩn nghèo đa chiều xác định theo 10 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, … thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDG). Trong giai đoạn tới, để duy trì được các kết quả về giảm nghèo và kiềm chế sự gia tăng của bất bình đẳng, các chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục củng cố bốn trụ cột chính, gồm: Tạo việc làm có năng suất nhằm tăng thu nhập bền vững cho mọi người lao động; mở rộng diện bao phủ hướng tới phổ cập hóa các dịch vụ xã hội cơ bản; củng cố hệ thống an sinh xã hội cho các nhóm yếu thế để đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau; lấy sự khác biệt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và địa lý giữa các nhóm dân tộc thiểu số làm trọng tâm để nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp, hiệu quả.

Hiện tại, chúng ta vẫn còn gặp một số vấn đề như tham nhũng, lãng phí khiến nền kinh tế bị trì trệ. Tôi nghĩ từ khi có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được một số kết quả nhất định: Nhiều vụ tham nhũng lớn, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng tồn tại từ lâu đã bị phát hiện, xử lý; việc xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ đã dính líu vào tham nhũng; rồi những bản án tử hình, tù chung thân và bắt buộc phải bồi thường tiền, tài sản đã tham nhũng của Nhà nước, của nhân dân, làm cho tệ tham nhũng từng bước được kiềm chế. Song, tình trạng tham nhũng, lãng phí hiện nay vẫn còn nghiêm trọng, phạm vi rộng, tính chất phức tạp, làm cho nhân dân lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Tệ tham nhũng, lãng phí như "giặc nội xâm", đe dọa đến sự sống còn của chế độ, nếu không có biện pháp mạnh mẽ thì vẫn làm cho nền kinh tế đất nước gặp khó khăn. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đề ra những chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí như: Pháp lệnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và các cơ chế, chính sách có liên quan; ban hành và triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng.

Về chủ quyền biển đảo, chúng ta làm khá tốt công tác thông tin tuyên truyền nhưng sự đầu tư tiền của lại chưa thực sự ngang tầm.

Nghĩa là một số chương trình hỗ trợ của chúng ta chưa thực sự hiệu quả?

Đúng vậy, tôi nói ví dụ như chuyện đầu tư cho nhân dân đánh cá xa bờ, giữ gìn chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần có chiến lược biển và sự đầu tư đúng mức cho biển đảo để nhân dân thực sự làm chủ trên biển. Cần có phương tiện hiện đại để đánh bắt, chế biến ngay trên biển rồi sau đó xuất khẩu, buôn bán hải sản…; tháo gỡ những khó khăn, kịp thời hỗ trợ cho ngư dân đảm bảo đời sống, tạo động lực khuyến khích ngư dân an tâm sản xuất, bám biển bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Hỗ trợ ngư dân sử dụng dịch vụ viễn thông di động hàng hải

Tôi nghĩ phải nghiên cứu ngay và có thể liên doanh với các tổ chức khai thác hải sản nước ngoài trong đánh bắt hải sản để ngư dân bám biển tốt hơn. Người ta có điều kiện sở hữu tàu lớn, công nghệ chế biến tốt nên ngư dân không phải đưa cá về đất liền. Mỗi chuyến ra biển, thậm chí ngư dân có thể nửa năm sau mới cần phải quay lại bờ. Như thế thì mỗi ngư dân thực sự là một người lính, chung sức với hải quân, biên phòng, cảnh sát biển và chiến sỹ trên các đảo thành tổ hợp hoàn chỉnh gìn giữ chủ quyền biển đảo.

“Đất nước ta lúc thịnh lúc suy, nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu cúi đầu làm nô lệ"

Vậy nguyên nhân từ đâu khiến những bước tiến của chúng ta chưa đủ nhanh, đủ mạnh, thưa ông?

Vấn đề là chiến lược của chúng ta đã có, phải khẳng định rằng đường lối, chủ trương của Việt Nam rất tốt. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ khâu thực hiện chưa có sự đột phá.

Tôi ví dụ như việc gìn giữ chủ quyền biển đảo, chúng ta cần làm điểm. Chẳng hạn có thể cho một số tỉnh như Quảng Ngãi, Khánh Hòa làm liên doanh với nước ngoài trong việc đánh bắt xa bờ. Sau khi thành công, chúng ta sẽ nhân rộng mô hình này ra các tỉnh khác. Tham mưu chính sách hỗ trợ trực tiếp ngư dân, đoàn viên Nghiệp đoàn nghề cá khai thác xa bờ

Trước kia, chúng tôi đánh giặc cũng vậy, đánh rút kinh nghiệm từng lọai hình chiến thuật từ thấp đến cao rồi mới đánh tập trung tiêu diệt lớn.

Năm 1975, thế của chúng ta chưa mạnh hơn địch, nên phải chọn điểm yếu là Ban Mê Thuột để mở màn chiến dịch, tạo hiệu ứng khiến cả miền Nam rung chuyển rồi từ đó tấn công trên khắp chiến trường và mở chiến dịch Hồ Chí Minh tấn công giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước.

Nhìn lại tương quan lực lượng giữa Việt Nam và các quốc gia khác, Thượng tướng đánh giá thế nào về tiềm lực quân sự Việt Nam?

Nghệ thuật quân sự Việt Nam là luôn biết cách lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều. Trong chặng đường đấu tranh, giải phóng dân tộc, Đảng, quân đội, nhân dân Việt Nam luôn tạo ra thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng trận địa trong lòng dân, chọn thời điểm, thời cơ để đánh vào điểm yếu của địch.

Có thể nói Việt Nam đánh địch bằng “mưu kế, thế trận” và sẽ thắng địch bằng thế thời. Trong trận Điện Biên Phủ, chúng ta biết tập trung sức mạnh, lực lượng lớn mạnh hơn địch, bao vây tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm này, dẫn tới thực dân Pháp thất bại và ngồi vào bàn đám phán, ký Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh.

Khi chúng ta đánh Mỹ cũng vậy. Trang bị của chúng ta không mạnh bằng quân Mỹ và quân ngụy Sài Gòn nhưng chúng ta chọn thời cơ và có nghệ thuật, cách đánh táo bạo, quyết đoán và hợp lý.

Năm 1968, ta đánh vào đầu não địch giữa lúc chúng đang rất mạnh, đánh đúng đầu não địch khiến chiến trường rung chuyển, thay đổi cục diện chiến tranh. Năm 1971, chúng ta thực hiện chiến dịch đường 9 Nam Lào đánh bại kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh với chiến lược của địch là lính ngụy kết hợp hỏa lực Mỹ.

Tiếp theo, chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 là một mốc son lịch sử, đỉnh cao thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Thắng lợi đó, càng thấy rõ Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những dự báo để chúng ta có điều kiện chuẩn bị trước “Không để tổ quốc bị bất ngờ trong chiến dịch Hà Nội - Điện biên phủ trên không”.

Sinh thời, Người khẳng định: “Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.

Khi đó, chúng ta tiếp tục tích lũy lực lượng, chuẩn bị cho tổng tiến công, nổi dậy mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trận Ban Mê Thuột, chúng ta điểm vào đúng yếu huyệt của địch, để rồi giành thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975.

Nhìn chung, quân đội Việt Nam giỏi nhất là mưu kế, thế trận và thắng địch bằng thế thời. Khi thời cơ đến, chúng ta tập trung lực lượng đánh những trận quyết định và giành thắng lợi. Và quan trọng nhất, nghệ thuật nhất là “thế trận lòng dân” độc đáo mà thế giới chưa có…

Thượng tướng đánh giá thế nào về trang bị của quân đội ta?

Trang bị vũ khí là điều cần thiết cho bất cứ quân đội nước nào. Chúng ta có nghệ thuật quân sự, nhưng cũng cần vũ khí mạnh để đủ sức răn đe. 

Làm tốt điều đó là chúng ta đã góp phần đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Điều quyết định vẫn là con người phải làm chủ được khoa học công nghệ và cải tiến cho phù hợp với điều kiện và cách đánh của ta.

Tôi nhấn mạnh rằng chủ quyền đất nước bao gồm chủ quyền cả trên biển, trên không, trên đất liền. Và tùy từng nơi, từng lúc mà chúng ta có những chiến lược phù hợp để bảo vệ chủ quyền.

Sắp tới, triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần 2 dự kiến tổ chức từ 19 – 22.12, tại Sân bay Gia Lâm (Hà Nội), mời hơn 140 đoàn đại biểu cấp cao quốc tế bao gồm các bộ trưởng, thứ trưởng, tư lệnh các lực lượng quốc phòng và an ninh các nước, cùng hơn 350 đoàn đại biểu cấp cao trong nước tham dự. Đây cũng là dịp quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế, nhằm chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm nghiên cứu, sản xuất, khai thác sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật và đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng giữa các nước tham dự triển lãm.

Công tác đối ngoại quốc phòng là thực hiện chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa; triển khai đối ngoại và hội nhập quốc phòng toàn diện, sâu sắc trên cả bình diện song phương và đa phương. Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện nay có quan hệ hợp tác với trên 100 quốc gia, tổ chức trên quốc tế, gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an và các nước thuộc G20, G7. Việc hợp tác không chỉ dừng ở trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm mà đi vào thực chất như thương mại, kỹ thuật quân sự.

Việc quân đội Việt Nam tăng cường lực lượng với máy bay, tàu ngầm hiện đại là rất cần thiết để tăng sức mạnh răn đe và khả năng bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Cần quan tâm hơn nữa đến nhà ở cho người có công

Theo Bộ Xây dựng, hiện nay số liệu các hộ gia đình người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở trên cả nước vẫn phát sinh hàng năm. Do vậy, các địa phương cũng như nhiều cử tri kiến nghị Nhà nước tiếp tục ban hành chính sách mới để thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho các hộ người có công với cách mạng trong thời gian tới.
2024-09-11 16:49:46

Chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm chỉ đạo việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão Yagi và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất chiều 9/9, Tổng Bí thư -Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh đến sự cần thiết huy động sự chung tay của toàn xã hội, tổ chức trong cuộc vận động quyên góp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp các địa phương bị ảnh hưởng của mưa bão. Đồng thời, cần phát huy vai trò của lực lượng quân đội, công an tham gia cứu trợ nhân dân, chuyển tận tay đến người dân những nhu yếu phẩm cần thiết.
2024-09-11 16:11:44

Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Chiều 10/9, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão. Đồng thời chỉ đạo các địa phương tập trung cao độ và huy động cả hệ thống chính trị khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng chí cũng nêu lên một số tình huống về công tác ứng phó khi nước lũ đổ về sau bão.
2024-09-11 15:43:00

Lũ trên sông Tích, sông Nhuệ, sông Hồng tiếp tục dâng cao

Mưa tiếp tục diễn ra trên diện rộng, mực nước nhiều sông lên cao. Tại nhiều địa phương trên địa bàn Hà Nội, công tác di dời người, tài sản vẫn đang được khẩn trương tổ chức.
2024-09-11 15:31:50

Ban hành Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão

Ngày 10/9/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 92/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.
2024-09-11 08:57:06

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dự Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Chiều 10/9, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Lễ phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ phát động.
2024-09-11 08:00:00
Đang tải...