Về Hải Phòng đi lễ hội đầu xuân

2019-02-10 10:46:48 0 Bình luận
HOANHAP.VN - Không biết từ bao giờ, nhưng có lẽ cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước, lễ hội truyền thống ra đời và trở thành một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân.

Thường thì lễ hội được tổ chức vào đầu xuân, tùy thuộc vào tập tục của mỗi địa phương nhưng hầu hết lễ hội là dịp tôn vinh những vị anh hùng, những người có công khai phá vùng đất, lập nghiệp và giúp con người hướng thiện, xây dựng cuộc sống ấm no. Về Hải Phòng với hàng trăm lễ hội truyền thống mang sắc thái riêng, đậm chất con người và mảnh đất nơi đầu sóng, ngọn gió.


Lễ hội đua thuyền (huyện đảo Cát Hải)


Lễ hội diễn ra vào ngày 21 tháng Giêng hàng năm, bắt nguồn từ ý nguyện tâm linh của người dân miền biển, cầu Nam Hải đại vương - vị thần cai quản vùng biển phù hộ cho một năm mưa thuận gió hoà, tôm cá bội thu. Phần Lễ bao gồm các hoạt động truyền thống được lưu giữ như rước nước, rước kiệu, tế lễ. Phần Hội gồm các trò chơi: bóng chuyền, đan lưới, văn nghệ, tổ tôm điếm, chọi gà, kéo co, nhân dân và du khách thập phương đón chờ tiết mục thuyền Rồng trên biển.

Theo các cụ cao tuổi ở địa phương cho biết: hội đua thuyền Rồng trước đây còn gọi là hội chèo bơi, chính thức bắt đầu với thủ tục gắp thẻ, gắp cờ đua. Mỗi đội đua bốc thăm để chọn màu cờ, sắc áo. Mỗi màu cờ mang một ý nghĩa tâm linh quan niệm về dự báo thời tiết. Cờ màu trắng tượng trưng cho tấm lòng từ bi, quan niệm rằng nếu đội cờ trắng thắng năm ấy trời yên biển lặng, ngư dân ra khơi thuận buồm, xuôi gió, tôm cá đầy khoang; nếu cờ vàng thắng, năm đó làm ăn không tốt; cờ đỏ thắng, có thể sẽ nhiều bão gió.


Lễ hội Vật cầu (Kim Sơn, Tân Trào, Kiến Thụy)


Tương truyền, vật cầu vốn là môn thể thao do tướng Phạm Ngũ Lão (đời Trần) đặt ra để rèn luyện quân sĩ. Sau khi chiến thắng quân Nguyên trở về, tướng quân Phạm Ngũ Lão cùng quân sĩ đã dùng củ chuối hột làm quả cầu và ch¬ơi trò vât cầu để rèn luyện quân sĩ. Và từ đó, dân làng lấy trò chơi này để đưa vào trò chơi đầu năm để đón xuân mới, lâu ngày trở thành lễ hội vật cầu truyền thống của Kim Sơn, thường tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng tại sân đình.

Hội Vật cầu mang đậm màu sắc huyền thoại, nhưng cái thực ở đây hàm chứa đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc. Ngay từ 30 tết, dân làng đã rộn rã chuẩn bị, dựng cổng , viết câu đối “Kiến như đại tân, anh hùng trần lực, vật ngã giai xuân”

Các họ trong làng vào Hội chia thành ba giáp: Giáp Đượng, giáp Nam và giáp Bắc. Quân của mỗi giáp gọi là giai cầu (gồm 5 chàng trai chưa vợ, khoẻ mạnh). Mỗi giáp có một tổng cờ mặc võ phục đầu chít khăn, chân quấn xà cạp, tay cầm cờ đuôi nheo chỉ huy giành giật cầu.

Sới vật cầu trên sân đình có hình con nhạn. Lỗ cầu cái đào ở giữa sân chính rốn con nhạn. Quả cầu được làm từ củ chuối hột, cỡ bằng cái thúng khảo (đường kính 30 - 40cm), nặng khoảng 20kg, đảm bảo tươi, nhẵn và trơn. Quả cầu được bọc bằng giấy hồng điều có gắn hình tứ linh: Long, Ly, Qui, Phượng đặt trên mâm bồng trong kiệu. Đúng giờ Thìn (10 giờ sáng) người ta rước kiệu ra đình. Quả cầu được đặt vào lỗ cái. Sau tiếng trống vang lên; cuộc vật bắt đầu. Quả cầu từ dưới lỗ được rung lên, cả chục chàng trai lăn xả vào quả cầu tranh giành, mong đưa về được sân nhà…


Lễ hội hát Đúm (Thủy Nguyên)


Diễn ra từ ngày 4 đến 10 tháng Giêng ở tại các xã Phục Lễ, Phả Lễ. Là một trong những lễ hội truyền thống từ xa xưa và được duy trì đến tận hôm nay trong niềm đam mê không chỉ của các nghệ nhân có tuổi, mà cả ở tầng lớp thanh, thiếu niên. Hát Đúm có rất nhiều làn điệu (trống quân, cò lả, sa mạc, lý giao duyên) giàu nét mộc mạc xao động lòng người.

Vào hội hát Đúm, một khi bên nữ - vốn hay đột ngột chuyển làn điệu trong khi hát mà phía bên nam không kịp đối là thua. Hát Đúm cũng có thể diễn ra ở trên đường đi, ngoài cánh đồng khi các tốp trai thanh, gái lịch trong những bộ quần áo truyền thống ngày hội gặp nhau.

Ngày hội hát Đúm vui nhất là hôm hát giã đám. Khi những chàng trai cô gái trao cho nhau những kỷ vật yêu thương, nấn ná đến tận khuya. Hôm đó hai bên ít hát đối đáp mà toàn những bài trữ tình, bâng khuâng, lưu luyến, trao gửi những yêu đương, thương nhớ, những xa cách, chia ly, những hứa hẹn, đợi chờ và hy vọng… Họ mong đợi mùa hội sau, để lại được say đắm trong tiếng hát của nhau.
Ngày nay, hát Đúm đã trở thành một trong những nét đẹp văn hóa của người dân Thủy Nguyên



 


Lễ hội Nữ tướng Lê Chân


Là một lễ hội lớn của thành phố nhằm ôn lại lịch sử hào hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất và công lao đóng góp của Nữ tướng Lê Chân đối với thành phố Hải Phòng. Lễ hội hàng năm được tổ chức trọng thể với sự chỉ đạo, quan tâm sâu sắc của Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, các sở, ban, ngành, các nhà khoa học và sự tham gia của du khách thập phương, nhân dân thành phố. Nhờ vậy, lễ hội bảo đảm được sự trang trọng, tôn nghiêm, mang đậm nét văn hóa Hải Phòng, Việt Nam.

Việc tổ chức lễ hội Nữ tướng Lê Chân thể hiện trách nhiệm và lòng thành kính của các thế hệ con cháu hôm nay, góp phần tôn vinh công đức của Nữ tướng anh hùng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 7-9/3 hàng năm.

Không chỉ đầu xuân mà nhiều lễ hội truyền thống tại Hải Phòng còn diễn ra rải rác trong năm, vừa thể hiện tinh thần thượng võ, tưởng nhớ người có công, lại vừa thể hiện được nét đẹp văn hóa và tính cố kết cộng đồng dân tộc.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Lời chia buồn

Nhận được tin cụ Vũ Ngọc Thoại là thân phụ ông Vũ Định - Cán bộ Cục An ninh đối ngoại (Bộ Công an) đã tạ thế vào hồi 14h32’ ngày 25/04/2025 (tức ngày 28/3 năm Ất Tỵ), tại Đường Thắng, Kiến Hưng, Kiến Thụy, Hải Phòng. Ban biên tập và cán bộ, phóng viên của Tạp chí điện tử Hòa nhập gửi tới ông Vũ Định và gia quyến lời chia buồn sâu sắc.
2025-04-25 21:54:00

OMODA&JAECOO: Tăng tốc toàn cầu trong kỷ nguyên xe năng lượng mới

Triển lãm ô tô quốc tế Thượng Hải 2025 quy tụ nhiều thương hiệu oto lớn đến từ 26 quốc gia. Một trong những thương hiệu được quan tâm nhất tại Triển lãm là OMODA&JAECOO. Tại đây hãng giới sản phẩm NEV gồm hai mẫu hybrid C7 SHS và C5 SHS, cùng mẫu xe điện J5 BEV. Qua đó, OMODA&JAECOO tiếp tục khẳng định tầm nhìn "Born Global, Born NEV" – sinh ra để toàn cầu hóa và tiên phong trong lĩnh vực xe năng lượng mới.
2025-04-25 16:06:43

Doanh nghiệp được phê duyệt vay mua ô tô tại VPBank chỉ trong 5 phút

Sản phẩm vay mua ô tô của VPBank được thiết kế linh hoạt, phù hợp với mọi loại hình, quy mô doanh nghiệp SME, với mức lãi suất hấp dẫn hàng đầu thị trường cùng thời gian hoàn tất thủ tục vay siêu ngắn đã trở thành lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp SME.
2025-04-25 11:51:22

OPES dẫn đầu ngành bảo hiểm phi nhân thọ trong bảng xếp hạng FAST500

Ngày 24/4/2025, Công ty cổ phần bảo hiểm OPES (OPES) lần đầu tiên được vinh danh tại bảng xếp hạng những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong khuôn khổ lễ công bố FAST500 do Vietnam Report phối hợp cùng báo VietnamNet tổ chức.
2025-04-25 11:40:55

Hải Phòng - nơi khởi nguồn sóng duyên hải

70 năm qua (13/5/1955 - 13/5/2025), từ niềm tin, niềm tự hào về ký ức lịch sử vẻ vang, người Hải Phòng đã luôn khẳng định tinh thần đoàn kết, thể hiện ý chí và khát vọng vươn lên xây dựng Thành phố ngày một tươi đẹp hơn, đàng hoàng hơn.
2025-04-25 07:36:03

Nhà xuất bản Canada phát hành sách tôn vinh Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu

Trung tuần tháng 4 năm 2025, nhà xuất bản Ukiyoto Publishing (Canada) đã chính thức phát hành toàn cầu cuốn sách song ngữ Việt – Anh Vị Tướng – Chủ tịch danh dự dòng họ Nguyễn Bặc (tựa tiếng Anh: The General – Honorary President of the Nguyen Bac Lineage).
2025-04-25 06:34:12
Đang tải...