Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu: Cuộc đời binh nghiệp và những giá trị tạo nên động lực cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau

2023-07-17 10:16:39 0 Bình luận
Thượng Tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu sinh ngày 27 tháng 7 năm 1947, tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định – Một miền quê vùng biển đầy truyền thống cách mạng và cũng không thiếu những sự tích truyền thuyết lãng mạn.

Ngày 20/2/1965, khi Mỹ đổ quân vào miền Nam – Việt Nam, cậu thanh niên Nguyễn Huy Hiệu xếp nghiêng mực, gác lại sách bút nhập ngũ theo lời kêu gọi thiêng liêng “ Toàn quốc kháng chiến” của Bác Hồ, từ một cậu bé ham học tập và yêu thích nghiên cứu khoa học, Nguyễn Huy Hiệu trở thành chiến sĩ bộ đội cụ Hồ khi mới tròn 18 tuổi, vác lên vai chiếc ba lô với những quân nhu trang tối giản nhất, tay cầm khẩu súng chiến đấu, bước những bước chân đầu tiên vào cuộc hành quân sẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước một cách đầy nhiệt huyết với tinh thần xung phong trong hàng ngũ đội hình Trung đoàn 812 của Sư đoàn 324.

Từ những năm 1965 đến tháng 6 năm 1972, chàng trai bộ đôị cụ Hồ, Nguyễn Huy Hiệu sống và chiến đấu qua nhiều mặt trận, nhiều đơn vị, với sự mưu trí, tình thần dũng cảm, gắn kết tình đồng chí, đồng đội, chiến sĩ Hiệu năm đó không ngừng xông lên, quyết liệt chiến đấu giữ chiến trường, bảo vệ tổ quốc. Từ một cậu thanh niên chỉ biết học tập và giúp đỡ gia đình làm nông ở một miền quê vùng biển nên thơ và yên ả, Nguyễn Huy Hiệu trở thành chàng trai bộ đội cụ Hồ đầy qủa cảm, dũng trí. Cuộc kháng chiến trường kỳ, tham gia các cuộc chiến dài, gắn bó những tháng năm thanh niên tuổi trẻ xung phong nhất, trải qua nhiều mặt trận hiểm nguy và gian khó, với tinh thần chiến đấu, tình thương yêu đoàn kết đồng đội và sự mưu dũng trong các trận đấu ác liệt, ghi dấu ấn trên các địa danh như Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9 Khe Sanh, sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị…. Trở thành tiểu đoàn trưởng tiểu đội 3, tiếp tục đứng trong hàng ngũ của trung đoàn 812 – Sư đoàn 324, mặt trận Lào, Trung đoàn 27, mặt trận B5.

Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại văn phòng.

Chàng thanh niên Nguyễn Huy Hiệu tham gia chiến đấu trên các chiến trường, vai đeo balo, chân đi dép cao su, hành quân dọc theo chiều dài dãy Trường Sơn – con đường mòn Hồ Chi Minh hồi đó còn chưa được đặt tên chính thức, chưa có trải nhựa đường như hiện nay, hầu hết phải băng qua những con suối, đường rừng sâu với nhiều mối nguy hiểm cả địa thế thiên nhiên và mối đe doạ từ kẻ thù đế quốc, chàng lính Hiệu đã cùng đồng đội là những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ đầy nhiệt huyết, quả cảm, đồng lòng đồng sức chiến đấu anh dũng, chiến thắng nhiều cuộc chiến nhỏ trên con đường hành quân kháng chiến đó và vào tới mặt trận tham gia cuộc chiến đấu Bình Trị Thiên, tham gia vào làm nhiệm vụ quốc tế với nước bạn Lào. Giữ vị trí chỉ huy chiến đấu từ tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3, rồi trưởng thành và giữ vị trí Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27 – sau này là Trung đoàn Triệu Hải.

Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu nhận danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 12 năm 1973, sau khi chỉ huy tiểu đoàn 3 cùng các lực lượng của Trung đoàn 27 đánh thắng kẻ thù, giải phóng hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Trung đoàn 27 còn được gọi là Trung đoàn Triệu Hải từ đây. Chàng trai bộ đội cụ Hồ Nguyễn Huy Hiệu năm đó, đã trải qua 67 trận đánh, với sự xông pha, mưu lược, dũng cảm xông lên giành nhiều chiến thắng, giải phóng từng địa danh kẻ thù chiếm đóng và trở thành anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân khi vừa tròn 26 tuổi và sau đó vào tháng 3 năm 1975 ông được tổ chức giao trọng trách vị trí Trung đoàn trưởng Trung đoàn 27, mặt trận B5.

Sống, chiến đấu và trưởng thành trong cuộc kháng chiến trường kỳ, gian nguy và thiếu thốn, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã rèn luyện cho bản thân một tinh thần chiến đấu quật cường, xung phong và đầy mưu trí, nhưng cũng không thiếu sự lãng mạn, thi vị của chàng trai bộ đội những đêm gác” đầu súng trăng treo” hay những rung động cảm xúc trước bóng hồng thôn nữ gặp trên đường hành quân đi cứu nước. Được gặp gỡ, ngồi nghe những câu chuyện khoảnh khắc đời thường của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, để thấy ông anh dũng, quả cảm, mưu lược trong chiến đấu, nhưng lại sống một cuộc đời vô cùng lãng mạn. Có lẽ chính điều đó đã đem lại cho ông một cuộc tình đẹp và trọn vẹn với bác sĩ Xuân – mối tình đầu và là người vợ yêu thương suốt cả cuộc đời của Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu.

Cuộc gặp má Sáu – Người trao cho Thượng tướng Hiệu tấm bản đồ để cùng toàn lực lượng tiến công vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước – Sự kiện lịch sự lớn trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Sau này, với lòng biết ơn sâu sắc, ông đã cho xây dựng lại khu mộ và tượng đài má Sáu để bày tỏ sự tri ân với những người đã hy sinh anh dũng cho tổ quốc và nhân dân.

Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoà bình lặp lại, ông tiếp tục công tác, theo đuổi nghiệp binh. Trở thành một trong những học viên đầu tiên – khoá 1 từ năm 1978 đến năm 1980, Học viện cao cấp quân sự ( Nay là Học viện Quốc phòng). Năm 1980 ông trở thành Sư đoàn trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết Thắng.

Năm 1983 ông được đi học tại Học viện Phrunde ( Liên Xô cũ).
Tháng 8 năm 1987, ông được bổ nhiệm làm Phó tư lệnh thứ nhất Quân đoàn 1.
Tháng 6 năm 1988: Ông là Tư lệnh Quân đoàn 1.
Tháng 9 năm 1989 đến năm 1994: Học viên Học viện chính trị quân sự.
Ngày 15 tháng 10 năm 1994: Tướng Hiệu làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 8 năm 1998: Ông trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khoá VIII, IX, X.
Tháng 6 năm 2003: Được thăng quân hàm Thượng tướng.
Tháng 4 năm 2010: Được Viện Hàn lâm Khoa học Quân sự Liên bang Nga bầu làm Viện sĩ khoa học quân sự nghệ thuật chiến tranh.

Những danh hiệu ông được nhận trong chiến đấu: 2 Huân chương chiến công hạng nhất, 2 Huân chương chiến công hạng nhì, 3 Huân chương chiến công hạng ba, được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Trải qua thời chiến, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu tham gia 4 chiến dịch lịch sử lớn: Chiến dịch mậu thân năm 1968; Chiến dịch đường 9 Nam Lào 1971; Chiến dịch Quảng Trị 1972; Chiến dịch đại thắng mùa xuân năm 1975. Được phong anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 26 tuổi. Được phong quân hàm thiếu tướng năm 40 tuổi, trở thành vị tướng trẻ tuổi nhất thời chiến chống Mỹ. Khi hoà bình trở lại, trên cương vị công tác và khi nghỉ hưu, ông đã viết được 9 cuốn sách về quân sự, đối ngoại. Ông hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu, trở thành lãnh đạo chuẩn mực, tấm gương sáng trong sự nghiệp Quốc phòng tòan dân thời bình và tiếp tục cống hiến cho xã hội trên cương vị Viện sĩ Viện Khoa học quân sự

Để viết về cuộc đời binh nghiệp của Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu, có rất nhiều những cuốn sách báo, phim tư liệu và cả những nhà văn, nhà thơ đã viết. Và tương lai vẫn sẽ có nhiều những tư liệu giá trị sẽ được nghiên cứu, xây dựng và tiếp tục lưu trữ, phát hành như những minh chứng lịch sử để các thế hệ cán bộ, học viên, thanh niên Việt Nam được tìm hiểu, tự hào và thêm động lực xây dựng cho bản thân trở nên bản lĩnh trong nhiều mặt cuộc sống, nhiều mặt trận cộng tác chiến thuật chiến tranh và cả thời bình.

Trong khuân khổ bài viết, tác giả không thể diễn tả hết cảm xúc và sự trân kính một Tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam, một Viện sĩ khoa học quân sự, một người Thầy, một người Chú trong đời thường. Cuốn sách ảnh “ Những khoảnh khắc của thời gian” được xuất bản với số lượng hạn chế 525 cuốn, tôi vinh dự được Thượng tướng ký tặng, sẽ là một bộ tin ảnh tư liệu tuyệt đẹp, có giá trị thông tin sử sách để tiếp tục nghiên cứu và tri ân cho cá nhân tác giả, cho sự nghiệp học tập, nghiên cứu khoa học quân sự và truyền thông, báo chí… Một lần nữa tôi kính chúc Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu mãi luôn có sức khoẻ và tinh thần ý chí mãnh liệt tiếp tục cống hiến cho đất nước và nhân dân như hiện nay, để mãi là tấm gương sáng và truyền động lực học tập, cống hiến cho các thế hệ cán bộ, thanh niên Việt Nam hiện tại và tương lai.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Thêm 521 nhà phố, biệt thự tại Aqua City đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán

Ngày 20/12, Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai ra văn bản số 6017/SXD-QLN-TTBĐS thông báo xác nhận 521 căn nhà ở thấp tầng tại khu II, dự án Khu đô thị Aqua Waterfront City thuộc đô thị Aqua City (xã Long Hưng, TP.Biên Hòa) đủ điều kiện đưa vào kinh doanh.
2024-12-22 15:24:00

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra làm hàng chục người dân thiệt mạng và mất tích; hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
2024-12-22 12:00:00

Hải Phòng ‘Hát mãi khúc quân hành, thanh niên với tình yêu biển đảo’

Đó là nội dung chuyên đề do Thành đoàn Hải Phòng tổ chức và trao giải Cuộc thi tìm hiểu truyền thống “80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam; 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân” vào chiều ngày 21/12, tại trường THPT Thái Phiên.
2024-12-22 09:26:46

Bộ đội Cụ Hồ chí nghĩa chí tình, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế

Thượng tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Huy Hiệu nhấn mạnh: “Trong kháng chiến hay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, Bộ đội Cụ Hồ được bạn bè quốc tế tôn trọng, khâm phục. Phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ lan tỏa ra ngoài biên giới Việt Nam, để lại tình cảm và ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế”.
2024-12-22 03:24:00

Vụ nhiều người nhập viện sau bữa ăn ở một hội nghị Hà Nội: Cảnh báo an toàn thực phẩm

Trong số 80 người dự tiệc tại Trung tâm Hội nghị đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội, 14 người nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện, 2 người đã tử vong.
2024-12-21 22:15:00

Quảng Ninh: Hội thảo khoa học thúc đẩy động lực tăng trưởng phát triển kinh tế di sản của Quảng Ninh

Ngày 21/12, tại huyện Vân Đồn, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Quảng Ninh đồng tổ chức Hội thảo khoa học “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy động lực tăng trưởng mới - góc nhìn từ thực tiễn phát triển kinh tế di sản của tỉnh Quảng Ninh”.
2024-12-21 19:31:32
Đang tải...