Vụ tiktoker và chủ quán phở: Chớ làm tổn thương người khuyết tật!

2024-01-20 08:24:42 0 Bình luận
Câu chuyện giữa tiktoker V.M.L. và chủ quán phở ở Hà Nội gây ồn ào những ngày qua. Nhưng chắc hẳn không ít người trong chúng ta cảm thấy rằng chính cộng đồng người khuyết tật là những người bị tổn thương rất nhiều.

Vừa qua, Tiktoker V.M.L. đăng bài về một chuyện không vui khi đi ăn phở vì cho rằng không được tôn trọng và bị kỳ thị. Anh ta không nêu rõ tên và địa chỉ và như người này phân trần “không định bóc phốt ai” nhưng cộng đồng mạng vẫn nhận ra quán phở. Chủ quán công khai video ở quan để phân trần sự việc dù không có âm thanh (nhìn cử chỉ có thể thấy 2 bên có trao đổi qua lại). Tiktoker còn kể về việc không được nhân viên hỗ trợ là tại 1 quán khác (theo bài viết), không có hình ảnh cụ thể nào. Sự việc sau đó được nhiều ý kiến cộng đồng mạng cho rằng tiktoker đăng tải không đúng.

Người khuyết tật được ưu tiên

Trước hết, xin không bàn đến chuyện đúng sai ở đây và phải khẳng định rằng: Người khuyết tật, người già, trẻ em, phụ nữ có thai phải được ưu tiên. Họ phải có quyền lợi nhiều hơn người khác trong một số trường hợp.

Theo Luật Người khuyết tật hiện hành, các công trình công cộng, địa điểm vui chơi, giải trí phải có thiết kế phù hợp với người khuyết tật sử dụng. Cửa hàng quán xá cũng có thể coi là địa điểm công trình công cộng. Quán xá ở Hà Nội nói riêng và các đô thị nói chung ở Việt Nam thường kinh doanh nhỏ lẻ, chưa đảm bảo được yêu cầu này. Mặc dù vậy, quán xá hay nơi vui chơi ăn uống vẫn phải bố trí vị trí, chỗ ngồi phù hợp cho người khuyết tật.

Vụ ồn ào tiktoker và chủ quán phở: Miệt thị người khuyết tật nghiêm trọng?

Vụ việc ồn ào trên mạng xã hội của tiktoker về quán phở (Hình chỉ mang tính minh hoạ, nguồn ảnh: báo Tiền Phong)

Nhưng chắc hẳn có 1 điều mà chúng ta có nên suy ngẫm lại là cách mà không ít người đang nói về câu chuyện trên và hơn cả là cách chúng ta nói về người khuyết tật. Bên cạnh phần đông bày tỏ lời lẽ tế nhị, nhẹ nhàng, nhiều ý kiến trên một số diễn đàn lại dùng lời lẽ có phần nặng nề. Trong đó có cả những diễn đàn MXH nổi tiếng, được xây dựng với mục đích khác mà hoàn toàn không liên quan gì đến người khuyết tật. 

Lướt qua các diễn đàn mạng xã hội, chúng ta có thể bắt gặp hàng chục nghìn lượt bày tỏ cảm xúc cùng hàng nghìn bình luận về chủ đề này. Trên một diễn đàn nổi tiếng, tài khoản Đ.T viết: “Mặc dù què nhưng vẫn đá được chén cơm của mình...”. Một người nick N.T: “Nói hơi ác mồm chứ thằng L. què là xứng đáng vì cái tội làm content bẩn”. NHM ghi: “Thằng L. què quặt cả chân tay giờ què cả tâm hồn nữa rồi.” MH viết: “Đã khuyết tật chân còn khuyết tật não”. Trên một vài diễn đàn, rất nhiều người gọi người khuyết tật này là “L què” hoặc “L xe lăn”, “thằng què”, “thằng xe lăn”. VT Malinois nói: “À thằng què ở quán phở à”. 

Đây chính là cách mà nhiều người trong chúng ta đang xưng hô với người khuyết tật. Mặc dù điều này đã được giáo dục từ thời học phổ thông. Đó có phải là những lời lẽ xưng hô miệt thị người khuyết tật. 

Một người tên NH viết: “L là người không chân thật vì L không có chân.” - Đây có phải là sự kỳ thị dành cho số đông người khuyết tật chân?

Một số ý kiến cho rằng tiktoker này làm trò để câu view, câu like với cách gọi “tinh trùng khuyết tật”, “khuyết tật tâm hồn”,... Trong khi đó, chưa cơ quan thẩm quyền nào ra kết luận hoặc phán quyết tiktoker này vi phạm pháp luật.

Cứ cho rằng tiktoker này đăng thông tin chưa hoàn toàn đúng thì với những lời lẽ này liệu chúng ta có đang vi phạm pháp luật về người khuyết tật mà còn cả quy tắc ứng xử trên mạng xã hội?

Xưng hô với người khuyết tật thế nào phù hợp?

Nhân vụ việc nói trên, có thể thấy rằng, việc xưng hô kỳ thị với người khuyết tật vẫn còn khá phổ biến trong xã hội. Dù những hành vi, thái độ, lời lẽ kỳ thị đã được các nhà nghiên cứu xã hội, các chuyên gia tâm lý chỉ ra và khuyến cáo không sử dụng nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa nhận thức hoặc nắm bắt cụ thể. 

Một sự thật tồn tại và hiện hiện từ nhiều năm nay, qua nhiều thế hệ trong xã hội chúng ta là cách xưng hô với người khuyết tật. Điều này đã được rất nhiều diễn giả, chuyên gia trong cũng như ngoài nước nhắc đến nhiều lần ở các cuộc hội thảo, hội nghị liên quan đến người khuyết tật. 

Trước đến nay, những người khuyết tật vẫn thường bị người đời xưng hô bằng cách ghép “Tên + sự khiếm khuyết cơ thể”. Chẳng hạn như: “thằng A mù”, “thằng B chột”, “con C điếc”. Cái tên miệt thị đó đã đi với những con người tội nghiệp suốt cả đời. Đến nỗi sự tự ti khiếm khuyết đã làm không ít người khuyết tật phải sống trong nỗi cô độc, thâm chí quên mất rằng mình đang bị xúc phạm và tước đoạt quyền chính đáng của mỗi con người. Đó là quyền được mang đầy đủ họ tên như tất cả những người khoẻ mạnh lành lặn khác.

Ngày nay, với sự tiến bộ của dân trí và nhận thức xã hội, nhiều người đã coi việc xưng hô đối với người khuyết tật như vậy là sự xúc phạm và là nguồn cơn của kỳ thị xã hội. Bởi vậy người ta đã chọn cho mình cách xưng hô nhẹ nhàng và phù hợp hơn với người khuyết tật để tránh làm tồn thương họ. Chẳng hạn như chỉ gọi tên hoặc gắn tên với một đặc điểm tốt đẹp của họ hay là nơi sinh sống, quê hương,…  Đó vừa thể hiện tính nhân văn vừa cho thấy sự văn minh của xã hội hiện đại.

Không ít người vẫn giữ quan niệm cũ, một phần do nhận thức, một phần từ sự suồng sã trong giao tiếp. Đôi khi họ ăn nói một cách vô tư nhưng không ngờ làm tổn thương người khuyết tật. 

Cần biết rằng, người khuyết tật thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Chỉ cần 1 câu nói của người khác, tưởng là bình thường, nhưng vẫn làm tổn thương người khuyết tật. Bởi vậy, không ít cơ quan, tổ chức yêu cầu các nhân viên xưng hô giao tiếp với người khuyết tật phải hết sức tế nhị và giữ ý tứ.

Môn học Giáo dục công dân trong giáo trình học sinh phổ thông cũng đã dạy về đạo đức ứng xử, thái độ với người khuyết tật.

Pháp luật hiện nay có quy định cấm kỳ thị người khuyết tật, trong đó điều chỉnh về hành vi thái độ, cách đối xử với người khuyết tật. Nhưng đối với việc xưng hô giao tiếp hằng ngày dành cho người khuyết tật, liệu có cần thiết ban hành một bộ quy tắc ứng xử? Trong đó quy định cụ thể về ngôn từ lời nói đối với người khuyết tật: ngôn từ ra sao, lời lẽ thế nào được sử dụng, cách gọi nào bị cấm?

Xin trích lời của một trang MXH: Chiếc xe lăn, quán phở gà và những "drama" mà nó đã tạo ra, theo một cách nào đó, vẫn có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện của một cộng đồng yếu thế, mà L. là một đại diện nổi bật. Họ là nhóm người chịu nhiều tổn thương và thiệt thòi nhiều mặt trong cuộc sống do khiếm khuyết cơ thể. Họ cần được đối xử tôn trọng và công bằng như tất cả mọi người. 

Sau khi sự việc được làm rõ, nhiều bình luận trên MXH quay sang chỉ trích L., họ - cộng đồng những người yếu thế - có lẽ cũng phải chịu không ít tổn thương. Không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận một cơ thể khiếm khuyết, để rồi nỗi đau đó vì một lý do "trời ơi đất hỡi" một lần nữa quay lại đay nghiến họ trên không gian mạng.

Nếu chúng ta tiếp tục chỉ trích L. và vô tình làm tổn thương cả một cộng đồng, thì điều đó không đáng. Chúng ta hãy dành thời gian để nghĩ tới những người thực sự cần được quan tâm.

Tạp chí điện tử Hoà Nhập, cơ quan ngôn luận của Hiệp hội Doanh nghiệp của Thương binh và NKT Việt Nam, liên tục cập nhật thông tin liên quan về lĩnh vực kinh doanh của Thương binh và Người khuyết tật như: Đầu tư, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, bất động sản, sức khỏe. Ngoài ra, Tạp chí cũng xin giới thiệu tới độc giả những bài viết về chính sách cho người có công, tấm gương thương binh, người khuyết tật vượt khó, doanh nhân thương binh, người khuyết tật tiêu biểu, doanh nghiệp của thương binhngười khuyết tật. Kính mời độc giả đón đọc. Mọi ý kiến đóng góp và chia sẻ xin liên hệ qua email tapchihoanhap@gmail.com.

Ý kiến độc giả

0

Phú Quốc, Tây Ninh đông khách du lịch hàng đầu Nam bộ trong ngày nghỉ lễ đầu tiên

Nam bộ có khá nhiều điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm nay, nhưng Phú Quốc và Tây Ninh được ghi nhận là hai điểm đến đón đông đảo du khách bậc nhất bởi lợi thế về khí hậu, cảnh quan và trải nghiệm hấp dẫn
2024-05-03 11:05:59

Hàng trăm ngàn người háo hức ngắm pháo hoa, vui chơi tại quảng trường biển Sầm Sơn

Lễ khánh thành Quảng trường biển và trục cảnh quan lễ hội TP Sầm Sơn đã diễn ra tối 27/4, trong khuôn khổ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024. Hơn 300 ngàn người dân, du khách đã tham gia sự kiện, thưởng thức các tiết mục nghệ thuật sôi động và chiêm ngưỡng màn pháo hoa tưng bừng tại quảng trường biển hiện đại, quy mô bậc nhất Việt Nam.
2024-05-03 09:43:01

Nữ giám đốc khuyết tật biến đất hoang thành vườn cây thảo dược

Không chỉ vượt qua nhiều nghịch cảnh trong cuộc sống, chị Trần Thị Thuần, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Tâm Ngọc giờ đây còn giúp đỡ được nhiều người khuyết tật khác.
2024-05-03 06:30:00

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
2024-05-02 18:49:22

Mô hình vườn mẫu ở xã Quảng Tiên đang được nông dân hưởng ứng

Xã Quảng Tiên đã chú trọng vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, áp dụng khoa học - kỹ thuật để xây dựng vườn mẫu. Đây là giải pháp thiết thực không chỉ tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp góp phần nâng cao thu nhập, đời sống của người dân.
2024-05-02 15:30:00

Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình áp dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ rừng

Tỉnh Quảng Bình là địa phương có diện tích rừng lớn. Để kịp thời theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thời gian qua, ngành kiểm lâm tỉnh đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ rừng.
2024-05-02 14:25:00
Đang tải...